Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn toán cho học sinh yếu ở lớp 2
2.2 Kế hoạch và biện pháp giúp đỡ học sinh yếu:
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình: Điển hình có học sinh gia đình có tới 4 anh chị em, cha mẹ suốt ngày chỉ lo đi làm thuê, kiếm sống, nên gửi con cho ông bà ngoại. Từ đó dẫn đến cháu học yếu môn Toán, nhất là phần cộng trừ các phép tính. Vì vậy tôi phải đến tận nhà để trao đổi với phụ huynh, cố gắng dành một ít thời gian vào buổi tối để kiểm tra bài vở và nhắc nhở các em hoàn thành các bài học. Còn ở lớp tôi thường xuyên gọi em lên bảng để kiểm tra, hướng dẫn them. Giúp em học tiến bộ hơn.
- Ngoài ra học sinh học yếu còn do bị hổng về kiến thức. Ở trường hợp này lớp tôi có em yếu cả về Toán và Tiếng Việt. Đối với môn Tiếng Việt thì em đọc rất chậm, do đó em không hiểu được các bài toán có lời văn, cho nên nếu giảng bài cùng với cả lớp thì em không tiếp thu bài được, còn nếu gợi mở từng ý với cá nhân em thì em mới làm được bài. Vì vậy tôi phải thông báo với phụ huynh và nói rõ trách nhiệm của gia đình để cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm. Ở lớp vừa dạy, tôi vừa ôn lại kiến thức cũ cho em, rèn cách ghép tiếng, từ và đọc trơn. Trong giờ học tôi thường gọi em đọc bài với yêu cầu nhẹ hơn các em khác ( Ví dụ đọc yêu cầu bài toán, đọc những câu hỏi ). Dần dần em đọc bài có tiến bộ nên hiểu bài và giải được các bài toán có lời văn. Từ đó em có nhiều hứng thú hơn trong học tập.
- Trường hợp những học sinh ốm đau phải nghỉ học, dẫn đến việc tiếp thu bài chậm. Năm học vừa qua lớp tôi có học sinh do sức khỏe yếu em thường xuyên nghỉ học, mất bài nhiều, nên không theo kịp với bạn bè trong lớp. Là giáo viên chủ nhiệm tôi đã nhắc nhờ các bạn gần nhà cho mượn vở để em chép lại bài cũ. Một mặt tôi trao đổi với phụ huynh giảng giải cho em những kiến thức có thể được. Mặt khác những lúc rảnh rỗi như giờ ra chơi tôi giúp em ôn lại những kiến thức trong những ngày em nghỉ học. Để em theo kịp chương trình với các bạn.
- Trước thực trạng một số em học yếu Toán ở khối 2 giáo viên đã dạy phụ đạo cho các em hàng tuần, để hỗ trợ kịp thời cho những kiến thức bị hổng về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán. Hàng tuần nhận xét mức độ tiến bộ của học sinh. Khi học sinh có tiến bộ thì giáo viên cần động viên bằng lời khen hoặc một phần quà nhỏ để khuyến khích các em kịp thời.
- Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng đáng quan tâm, nếu giáo viên lựa chọn phương pháp không phù hợp thì học sinh sẽ chậm tiếp thu bài. Vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp cho mọi đối tượng học sinh của lớp mình. Ví dụ như: Phương pháp học nhóm - thảo luận phù hợp với các học sinh năng động. Với học sinh yếu tôi thường dùng phương pháp trực quan, hỏi đáp trực tiếp để giúp học sinh học tập tích cực hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn toán cho học sinh yếu ở lớp 2
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN TOÁN CHO HỌC SINH YẾU Ở LỚP 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa học công nghệ thay đổi không ngừng đòi hỏi phải có nhiều con người trí thức văn minh. Nên khoa học công nghệ hiện đại chỉ phát triển khi có kết cấu hạ tầng vững chắc, cuộc sống sẽ văn minh hiện đại khi có một nền giáo dục tốt và bắt đầu từ các cấp học phổ thông nhất là ở Tiểu học. Tất cả mọi người chúng ta ai cũng nghĩ rằng trẻ em là tương lai của đất nước tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở trường thì người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục toàn diện cả về tri thức lẫn đạo đức. Để góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm qua ngoài việc dạy đúng, đủ các môn theo quy định của chương trình bậc học nhằm hình thành cho học sinh những kiến thức kĩ năng, thái độ, còn cần phải quan tâm giúp đỡ những em yếu kém theo kịp các bạn, nắm đựơc những kiến thức cơ bản trong chương trình lớp 2. Toán là một môn học có vai trò quan trọng không những khi còn ngồi ở ghế nhà trường mà cả thực tế trong cuộc sống sau này của các em. Trong chương trình, học sinh được học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Các em có nắm được kiến thức cũ thì mới tiếp thu được kiến thức mới. Do đó để đảm bảo yêu cầu kiến thức cho học sinh là một việc hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với học sinh yếu. Với ý nghĩa quan trọng của môn Toán và thực tế của học sinh ở lớp(trường), tôi luôn suy nghĩ và thực hiện một số biện pháp rèn Toán cho học sinh yếu kém để các em đạt được những kiến thức cơ bản cần có để học tiếp ở những lớp cao hơn. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm rèn Toán cho học sinh yếu ở lớp 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Cơ sở lí luận: Trong các môn học ở Tiểu học, Toán có vị trí rất quan trọng. Bước đầu giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính, so sánh, biết đo lường và giải bài toán từ đơn giản đến phức tạp nhằm giúp học sinh: Phát triển năng lực tư duy, biết suy luận và diễn đạt đúng ( nói và viết) cách phát hiện vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập Toán, bước đầu hình thành phương pháp tự học và làm việc một cách chủ động sáng tạo. Cơ sở thực tiễn: Để nâng cao chất lượng cho học sinh yếu Toán, là một giáo viên chủ nhiệm qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 2, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên giảng dạy. Có một ban cán sự lớp nhiệt tình. Khó khăn: Hầu hết những em học yếu đều rơi vào thành phần gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Riêng bản thân các em không ham học, lơ là. Học sinh tiếp thu bài chậm. - Vì mưu sinh nên gia đình không mấy quan tâm đến việc hành của các em. Có một số gia đình có quan tâm nhưng quan tâm không đúng cách, đúng nơi và cho rắng bậc Tiểu học không quan trọng. Nội dung, biện pháp thực hiện và giải pháp của đề tài: Trong năm học vừa qua 2012 – 2013 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2/4, sĩ số là 35 em ( Nữ: 14 em – Nam: 21 em) 2.1 Khảo sát chất lượng học sinh: Giỏi Khá Trung bình Yếu S.lượng % S.lượng % S.lượng % S.lượng % 10 28,6% 11 31,4% 9 25,7% 5 14,3% Qua khảo sát chất lượng đầu năm và một tháng trực tiếp giảng dạy. Tôi ghi nhận có 5 em học yếu môn Toán, trong đó mỗi em có một nguyên nhân học yếu khác nhau. Đối với những học sinh yếu nói chung và yếu môn Toán nói riêng. Giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn, lưu ý nhiều hơn trong cả năm học, giáo viên phải nắm bắt kịp thời, phải bồi đắp cho các em những kiến thức kĩ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất làm hành trang cho các em trong những năm học tiếp theo. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em. Từ đó đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp. 2.2 Kế hoạch và biện pháp giúp đỡ học sinh yếu: - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình: Điển hình có học sinh gia đình có tới 4 anh chị em, cha mẹ suốt ngày chỉ lo đi làm thuê, kiếm sống, nên gửi con cho ông bà ngoại. Từ đó dẫn đến cháu học yếu môn Toán, nhất là phần cộng trừ các phép tính. Vì vậy tôi phải đến tận nhà để trao đổi với phụ huynh, cố gắng dành một ít thời gian vào buổi tối để kiểm tra bài vở và nhắc nhở các em hoàn thành các bài học. Còn ở lớp tôi thường xuyên gọi em lên bảng để kiểm tra, hướng dẫn them. Giúp em học tiến bộ hơn. - Ngoài ra học sinh học yếu còn do bị hổng về kiến thức. Ở trường hợp này lớp tôi có em yếu cả về Toán và Tiếng Việt. Đối với môn Tiếng Việt thì em đọc rất chậm, do đó em không hiểu được các bài toán có lời văn, cho nên nếu giảng bài cùng với cả lớp thì em không tiếp thu bài được, còn nếu gợi mở từng ý với cá nhân em thì em mới làm được bài. Vì vậy tôi phải thông báo với phụ huynh và nói rõ trách nhiệm của gia đình để cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm. Ở lớp vừa dạy, tôi vừa ôn lại kiến thức cũ cho em, rèn cách ghép tiếng, từ và đọc trơn. Trong giờ học tôi thường gọi em đọc bài với yêu cầu nhẹ hơn các em khác ( Ví dụ đọc yêu cầu bài toán, đọc những câu hỏi ). Dần dần em đọc bài có tiến bộ nên hiểu bài và giải được các bài toán có lời văn. Từ đó em có nhiều hứng thú hơn trong học tập. - Trường hợp những học sinh ốm đau phải nghỉ học, dẫn đến việc tiếp thu bài chậm. Năm học vừa qua lớp tôi có học sinh do sức khỏe yếu em thường xuyên nghỉ học, mất bài nhiều, nên không theo kịp với bạn bè trong lớp. Là giáo viên chủ nhiệm tôi đã nhắc nhờ các bạn gần nhà cho mượn vở để em chép lại bài cũ. Một mặt tôi trao đổi với phụ huynh giảng giải cho em những kiến thức có thể được. Mặt khác những lúc rảnh rỗi như giờ ra chơi tôi giúp em ôn lại những kiến thức trong những ngày em nghỉ học. Để em theo kịp chương trình với các bạn. - Trước thực trạng một số em học yếu Toán ở khối 2 giáo viên đã dạy phụ đạo cho các em hàng tuần, để hỗ trợ kịp thời cho những kiến thức bị hổng về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán. Hàng tuần nhận xét mức độ tiến bộ của học sinh. Khi học sinh có tiến bộ thì giáo viên cần động viên bằng lời khen hoặc một phần quà nhỏ để khuyến khích các em kịp thời. - Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng đáng quan tâm, nếu giáo viên lựa chọn phương pháp không phù hợp thì học sinh sẽ chậm tiếp thu bài. Vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp cho mọi đối tượng học sinh của lớp mình. Ví dụ như: Phương pháp học nhóm - thảo luận phù hợp với các học sinh năng động. Với học sinh yếu tôi thường dùng phương pháp trực quan, hỏi đáp trực tiếp để giúp học sinh học tập tích cực hơn. Ví dụ : Khi dạy về số học các em thực hiện các phép tính cộng trừ có nhớ (không nhớ) đạt hiệu quả. Bước 1: Tôi cho các em thực hiện trên que tính để tìm kết quả. Bước 2: Yêu cầu học sinh đặt tính thẳng hàng, thẳng cột. Thực hiện từ phải sang trái. Bước 3: Cho các em luyện tập nhiều lần trên bảng con. Giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời những em chưa làm được. Bước 4: Giáo viên giao cho các em bài tập về nhà làm. Hôm sau kiểm tra. Với cách trên tôi thấy các em dần dần biết cách tính đúng. Riêng đối với những bài toán có lời văn. Giáo viên cố gắng giảng thật kĩ trên lớp cho các em đọc đề bài thật nhiều lần để các em có thể nắm được nội dung bài. Riêng học sinh yếu sẽ thực hiện lại trong buổi học phụ đạo, các em sẽ hiểu thêm, nắm được từng dạng toán, hiểu được quy trình thực hiện và sau đó giáo viên giải mẫu. Cho học sinh thực hiện vài lần bài tập tương tự, sau đó dần dần có sự thay đổi chút ít để giúp học sinh tư duy trong học tập. Ngoài ra còn một số trường hợp như gia đình nghèo thiếu dụng cụ học tập, tôi đã đề nghị với nhà trường cho các em những suất học bổng do các mạnh thường quân của nhà trường ủng hộ để gia đình giảm bớt phần nào khó khăn về kinh tế. Có điều kiện lo cho các em đồ dùng học tập đầy đủ hơn. - Dạy học sinh yếu giáo viên phải có tính kiên trì, nhiệt tình trong công việc, cần có một tấm lòng bao dung, độ lượng để xóa bớt mặc cảm( học yếu) trong các em, giúp các em hòa đồng với bạn bè, tạo niềm tin cho các em trong học tập. - Cùng với sự giúp đỡ của giáo viên và phụ huynh thì học sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập, bản thân các em cần phải nỗ lực rất nhiều để nắm được kiến thức cơ bản của chương trình. Do vậy học sinh cần: Học các nội dung cần ghi nhớ. Mạnh dạn thắc mắc khi chưa hiểu bài. Chuẩn bị bài trước ở nhà, đến lớp phải chú ý nghe giảng. Tục ngữ có câu “ Học thầy không tày học bạn” ngoài việc hỏi giáo viên, học sinh có thể hỏi bạn bè, từ bạn bè các em có thể nắm được kiến thức cần biết. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Qua thực tế giảng dạy và sử dụng 1 số biện pháp tôi vừa nêu trên, thì tôi nhận thấy: ở thời gian đầu, học sinh yếu rất ngại trong việc học toán cũng như học lại các kiến thức cũ. Thấy được khó khăn đó, tôi đã chọn những bài tập phù hợp với các em, tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều được học. Cho đến cuối năm, chất lượng học tập của lớp tôi được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm xuống một cách rõ rệt. Những học sinh yếu Toán đều làm được các bài cơ bản (cộng, trừ ,nhân chia ;tìm x ;các bài toán có lời văn ) * Kết quả đạt được như sau : Tổng số học sinh 33/15 nữ T.điểm Giỏi Khá T. Bình Yếu Đ. năm 10 28,6% 11 31,4% 9 25,7% 5 14,3% C. năm 20 57,1% 10 28,6% 5 14,3% / ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Để rèn cho học sinh yếu Toán. Tôi có một số đề xuất biện pháp sau: Về phía giáo viên: - Giáo viên phải gần gũi, dùng tình cảm khích lệ động viên để học sinh có hứng thú tự giác học tập. Tìm hiểu gia đình, đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh để có hướng dạy học thích hợp. Bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu cho học sinh bằng thời gian phụ đạo thêm ngoài giờ học. - Thường xuyên kiểm tra bài học sinh và có khen thưởng, khích lệ động viên kịp thời. Kết hợp cùng gia đình phụ huynh học sinh để thông báo ngay những khiếm khuyết hoặc tiến bộ của học sinh. Trong quá trình dạy học trên lớp giáo viên tổ chức việc học của các em một cách khoa học để các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng. Ngoài ra sĩ số học sinh trong lớp phải phù hợp, không quá đông. Cơ sở vật chất phải đầy đủ và có đủ đồ dùng dạy học nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy. Giáo viên nhiệt tình, tận tâm với các em và đặc biệt phải có sự kiên trì vì học sinh yếu không phải em nào cũng ngoan và biết nghe lời. Đồng thời giáo viên cần chọn cho mình những phương pháp thích hợp trong giảng dạy và cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh thì kết quả học tập của em sẽ được nâng cao. Về phía gia đình: Gia đình phải chú trọng quan tâm đến việc học hành của con cái nhiều hơn. Gia đình cần dành nhiều thời gian giám sát việc học tập ở nhà của con em. Cần mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh đầy đủ. Trên đây là một vài kinh nghiệm rút ra được trong quá trình dạy học của bản thân tôi. Tuy có kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, kính mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, của những người đi trước, của đồng nghiệp giúp tôi trong việc giảng dạy được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa Toán lớp 2 - Tác giả: Đỗ Đình Hoan, nhà xuất bản giáo dục năm 2013. Sách giáo viên Toán lớp 2 – Tác giả: Đỗ Đình Hoan, nhà xuất bản giáo dục năm 2013. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì 3 (2003 – 2007) Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục năm 2006. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Nhàn PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN TOÁN CHO HỌC SINH YẾU LỚP 2 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn Giáo viên chủ nhiệm lớp : 2/1 Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục : 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: 1 - Lĩnh vực khác: 1 Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: Họ và tên : NGUYỄN THỊ NHÀN Ngày tháng năm sinh: 01/06/1974 Nam, nữ: Nữ Địa chỉ: 25/3B Tổ 2 – Khu phố 1 – Phường Bửu Long - TP Biên Hòa. Điện thoại: (CQ) 0613951393 (NR); ĐTDĐ: 0909711678 Fax:.. E-mail : .. Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Thành. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Năm nhận bằng: 2010 Chuyên ngành đào tạo: Đại học Sư phạm Tiểu học III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tiểu học Số năm có kinh nghiệm: 16 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Một số biện pháp làm công tác chủ nhiệm lớp. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán lớp 2. Một số kinh nghiệm rèn Toán cho học sinh yếu lớp 2 PHÒNG GD&ĐT TP BIÊN HÒA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm rèn Toán cho học sinh yếu lớp 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Nhàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Thành Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: Toán 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1 Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) Có giải pháp hoàn toàn mới 1 Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_toan_cho_hoc_si.doc