SKKN Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở Trường THPT Võ Trường Toản

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và mở cửa hiện nay, sự phát triển của GD – ĐT quyết định sự tiến bộ và phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 – Khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Giáo dục là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, vì thế chúng ta cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII về định hướng chiến lược giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu.

Khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống của nhiều học sinh còn hạn chế” mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là “ Công tác quản lý giáo dục đào tạo có những yếu kém, bất cập. Cụ thể là phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Điều này có một phần trách nhiệm của người cán bộ quản lý ở cơ sở trong việc đầu tư, trang bị, quản lý và sử dụng các phương tiện dạy học trong nhà trường nói riêng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảng dạy, giáo dục nói chung. Nhìn chung, hiện nay thiết bị dạy học ở các trường tuy đã được trang bị nhưng còn nghèo nàn so với quy mô trường phổ thông và yêu cầu của chương trình giảng dạy, học tập hiện hành. Tình trạng “dạy chay”vẫn còn khá phổ biến. Việc sử dụng trang thiết bị dạy học không thường xuyên mà chủ yếu mang tính đối phó như chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng hoặc có thanh tra chuyên môn dự giờ. Mặt khác, việc đầu tư thiết bị giáo dục trong nhiều năm gần đây chú ý đến số lượng là chính còn chất lượng và hiệu quả sử dụng thì chưa được quan tâm đúng mức.

 

pdf 13 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở Trường THPT Võ Trường Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở Trường THPT Võ Trường Toản

SKKN Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở Trường THPT Võ Trường Toản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BAN GIÁM HIỆU QUẢN LÝ, TỔ 
CHỨC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG 
HIỆU QUẢ TRANG THIẾT BỊ 
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT VÕ 
TRƯỜNG TOẢN 
I. Lý do chọn đề tài : 
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và mở cửa hiện nay, sự phát triển của 
GD – ĐT quyết định sự tiến bộ và phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 – 
Khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố 
phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 
đất nước”. Giáo dục là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, vì thế 
chúng ta cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, 
phương pháp dạy và học. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường 
gắn với xã hội. 
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII về định hướng chiến lược 
giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ 
rõ: “Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa 
học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Khả 
năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống của nhiều học sinh 
còn hạn chế” mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là “ 
Công tác quản lý giáo dục đào tạo có những yếu kém, bất cập. Cụ thể 
là phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được 
tính chủ động, sáng tạo của người học”. Điều này có một phần trách 
nhiệm của người cán bộ quản lý ở cơ sở trong việc đầu tư, trang bị, 
quản lý và sử dụng các phương tiện dạy học trong nhà trường nói 
riêng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảng dạy, giáo dục nói 
chung. 
Nhìn chung, hiện nay thiết bị dạy học ở các trường tuy đã được 
trang bị nhưng còn nghèo nàn so với quy mô trường phổ thông và yêu 
cầu của chương trình giảng dạy, học tập hiện hành. Tình trạng “dạy 
chay”vẫn còn khá phổ biến. Việc sử dụng trang thiết bị dạy học không 
thường xuyên mà chủ yếu mang tính đối phó như chỉ sử dụng trong 
các tiết thao giảng hoặc có thanh tra chuyên môn dự giờ. Mặt khác, 
việc đầu tư thiết bị giáo dục trong nhiều năm gần đây chú ý đến số 
lượng là chính còn chất lượng và hiệu quả sử dụng thì chưa được quan 
tâm đúng mức. 
Trong yêu cầu và phương thức giáo dục đào tạo hiện nay, hoạt 
động thực hành thí nghiệm ở nhà trường phổ thông là những hoạt 
động tất yếu, nhất là với những bộ môn khoa học tự nhiên như: Vật lý, 
Hoá học, Sinh học, Công nghệ  Thế nhưng hoạt động này lại đang 
rơi vào hoàn cảnh có tính thử thách giữa tâm huyết, nhiệt tình và trình 
độ nhận thức của giáo viên với những di chứng nặng nề của lối mòn 
dạy chay, nặng về lý thuyết; khó khăn về trang thiết bị và nhất là khó 
khăn của giáo viên khi chuẩn bị cho một bài dạy thực hành. 
Tại trường THPT Võ Trường Toản, từ ngày thành lập (10/2005) 
đến nay, mặc dù Ban Giám Hiệu và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân 
viên nhà trường đã có nhiều cố gắng để xây dựng trường phát triển về 
mọi mặt trong đó có việc phát triển trang thiết bị dạy học nhưng vẫn 
chưa đạt được yêu cầu phục vụ đắc lực cho việc dạy và học của giáo 
viên cũng như học sinh. Vì trường mới thành lập, cơ sở vật chất còn đi 
mượn nên vấn đề được quan tâm chủ yếu là phòng ốc, trường sở phục 
vụ cho việc dạy và học. Do đó, ít nhiều có sự thiên lệch trong việc 
chăm lo thiết bị phục vụ dạy và học. Là một một cán bộ quản lý, bản 
than tôi cũng nhận thấy thiết bị dạy học của nhà trường còn quá nghèo 
nàn, việc sử dụng trang thiết bị chưa hiệu quả. Tôi rất bức xúc trước 
thực tế này của đơn vị mình. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ban 
giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết 
bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản ” để nghiên cứu nhằm 
giúp bản thân tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác điều 
hành và quản lý nhà trường trên lĩnh vực này và đề xuất một vài kinh 
nghiệm nhỏ góp phần đổi mới công tác quản lý, tổ chức, xây dựng và 
sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học nói riêng, sự nghiệp dổi mới, 
phát triển giáo dục nói chung. 
II. Cơ sở lý luận: 
1.Khái niệm quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là hệ thống những 
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý 
nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối giáo dục của 
Đảng, thực hiện mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi 
dưỡng nhân tài”. Khái niệm trên cho thấy vai trò quản lý của các 
thành viên trong Ban Giám Hiệu (Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng) 
là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển của nhà trường. 
2.Khái niệm về sự chỉ đạo tổ chức xây dựng: 
- Chỉ đạo đó là việc các thành viên Ban giám hiệu, tuỳ theo 
nhiệm vụ được phân công, vạch ra đường lối kế hoạch cho những 
hành động cụ thể. 
- Theo từ điển Tiếng Việt “Xây dựng là sự kiến tạo những yếu tố 
mà trí tuệ sắp xếp trên cơ sở thực tiễn, lý luận hay thẩm mỹ thành một 
thể thống nhất”. Nghĩa là trên cơ sở thực trạng của trường, người quản 
lý phải vạch được ra kế hoạch cụ thể để đầu tư trang thiết bị nhằm đáp 
ứng cho nhu cầu giảng dạy của giáo viên, nhu cầu học tập của học 
sinh. 
3.Vị trí của thiết bị dạy học: 
- Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của 
trường học, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện mục tiêu, nguyên 
lý giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá 
VIII) đã khẳng định một trong bốn giải pháp chủ yếu để nâng cao chất 
lượng dạy và học trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là tiếp 
tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo và tăng cường 
cơ sở vật chất cho các trường học  Tất cả các trường phổ thông đều 
có các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong 
chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng “Dạy chay”. 
- Trong thời đại cách mạng Khoa học, công nghệ phát triển 
mạnh, mục tiêu lâu dài của phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào 
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách, đạo đức. Để 
thực hiện mục tiêu có ý nghĩa to lớn này cần phải xây dựng một nền 
giáo dục kỹ thuật nhưng không phải biến các trường phổ thông thành 
trường kỹ thuật, mà phải làm cho học sinh thích thú kỹ thuật, có tư 
duy kỹ thuật, có chí hướng kỹ thuật. Cụ thể là trong các bài giảng, các 
chương trình, sách giáo khoa cũng phải thấm đượm tinh thần kỹ thuật 
sao cho khi bước vào tuổi trưởng thành học sinh có một tay nghề kỹ 
thuật. Vì vậy phải có đủ thiết bị dạy học. 
4.Vai trò của thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông: 
- Thiết bị dạy học là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu, hiểu kỹ 
và nắm chắc các khái niệm, từ đó nắm vững kiến thức, làm quen với 
việc hình thành kỹ năng cần thiết và biết cách thực hành, ứng dụng 
kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống. 
Trong những năm gần đây, khoa học và kỹ thuật ngày càng kết 
hợp với nhau thành một thể thống nhất. Trong cuộc cách mạng khoa 
học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, và kỹ thuật trở thành lực lượng sản 
xuất trực tiếp. Sứ mệnh xã hội khoa học đã làm cho cuộc sống và lao 
động của con người đỡ vất vả, góp phần hoàn thiện xã hội, làm cho 
nhân cách của con người thêm hài hoà, quyền lực trí tuệ của con người 
so với quyền lực của tự nhiên tăng lên. Các Mác đã chỉ ra rằng: một 
quá trình lao động bất kỳ bao giờ cũng phải được đặc trưng bởi ba yếu 
tố không thể tách rời nhau: đối tượng lao động, công cụ lao động và 
con người lao động. Vì vậy có thể nói thiết bị dạy học là một trong các 
công cụ hỗ trợ đắc lực cho lao động sư phạm của người giáo viên và 
học tập của học sinh. Theo sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ 
thuật, công cụ lao động của người thầy giáo cũng phải được đổi mới 
tương ứng. Các phương tiện dạy học của nhà trường ngày càng trở nên 
đa dạng. Sự phát triển của thiết bị dạy học đánh dấu các bước phát 
triển lao động đơn giản với công cụ chủ yếu là lời nói, bút viết, phấn 
trắng bảng đen sang lao động sư phạm kỹ thuật với các phương tiện 
dạy học mới như thiết bị nghe nhìn (đèn chiếu, cassett, video, ti vi, 
máy vi tính, mạng Internet .v.v.). Đồng thời học sinh có thể tiếp cận 
thường xuyên với các thiết bị thực hành thí nghiệm tiên tiến để từng 
bước hình thành kỹ năng kỹ xảo, có tác dụng hiểu sâu các kiến thức 
khoa học và kích thích sự say mê sáng tạo. Có như thế mới có thể thực 
hiện việc học đi đôi với hành. 
- Thiết bị dạy học kích thích hứng thú học tập, óc tò mò và tìm 
tòi khoa học của học sinh, đồng thời giúp cho việc phát triển nhân 
cách của các em. 
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện 
nay khiến cho việc dạy cho học sinh chỉ biết ghi nhớ, nhắc lại kiến 
thức như trước đây đã lạc hậu. Việc dạy học phải được đổi mới bằng 
việc rèn luyện cho học sinh khả năng và phương pháp tư duy độc lập 
sáng tạo, để học sinh có thể tự học, tự vận dụng và tiếp tục tự bồi 
dưỡng cho bản thân trong quá trình học tập và làm việc sau này. 
- Thiết bị dạy học dù hiện đại, dù được chế tạo tốt đến đâu cũng 
chỉ có thể phát huy được tác dụng khi nó được đưa vào sử dụng, thông 
qua các quá trình sư phạm với hiệu quả cao, nghĩa là tác động tích cực 
đến việc thu nhận kiến thức của học sinh và giảm nhẹ được cường độ 
lao động của giáo viên. 
Nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã khẳng định: một trong 
những yếu tố quan trọng để đảm bảo một quá trình sư phạm tốt là sử 
dụng có hiệu quả cao các thiết bị dạy học (sử dụng đúng lúc, đúng 
chỗ, đúng phương pháp), nếu không sẽ phản tác dụng. 
- Bên cạnh các thiết bị dạy học được sản xuất theo quy trình 
công nghịêp, không được quên các thiết bị dạy học tự làm, là sản 
phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh có tính nghiệp vụ trong 
trường, phục cụ kịp thời cho những nhu cầu dạy và học, đây là một 
hoạt động vừa có ý nghĩa giáo dục vừa có ý nghĩa kinh tế. 
Theo lí luận dạy học hiên đại, thiết bị dạy học là một trong bốn 
yếu tố không thể tách rời của một quá trình sư phạm có chất lượng, đó 
là nội dung chương trình và tài liệu giáo khoa; người giáo viên; 
phương pháp giảng dạy và thiết bị dạy học. Tính hiện đại của thiết bị 
dạy học không thể đánh giá bằng tiêu chí nó đắt tiền và c

File đính kèm:

  • pdfskkn_ban_giam_hieu_quan_ly_to_chuc_xay_dung_va_su_dung_hieu.pdf