Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp để dạy và học tốt môn Địa lí Lớp 4
Qua thực tế giảng dạy , nhà trường đã có những thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo.Sách giáo khoa nói chung, sách Lịch sử và Địa lí lớp 4 nói riêng được biên soạn theo tinh thần đổi mới, có tác dụng rất lớn trong việc hình thành khái niệm và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Sách giáo viên được biên soạn khá kĩ, dẫn dắt tiến trình bài học giúp giáo viên thuận lợi trong việc lập kế hoạch bài học. Bên cạnh đó , vẫn còn tồn tại một số khó khăn: một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, một số em còn thụ động trong giờ học ,ít tham gia phát biểu ý kiến, dẫn đến sự lĩnh hội kiến thức của học sinh không đồng đều. Cụ thể trong HKI năm học 2010 – 2011, lớp 4/5 của tôi số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi môn Lịch sử và Địa lí là 62,9%, trung bình là 31,4% , còn lại là yếu chiếm 5,7%.( lớp có sĩ số là 35 học sinh).
Chính vì vậy, trong việc đổi mới phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực, tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo viên biết cách tổ chức, biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp sẽ có được những giờ học bổ ích, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, thoải mái, đặc biệt hình thành ở các em nhiều kĩ năng sống ngay từ ở ghế nhà trường tiểu học. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng các phương pháp để dạy và học tốt môn Địa lý lớp 4”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp để dạy và học tốt môn Địa lí Lớp 4

I/ LÍ DO ĐỀ TÀI: Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng nhằm giúp học sinh có ý thức tự học, tự rèn luyện, chủ động, tìm tòi phát hiện và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được. Như chúng ta đã biết, tiểu học là bậc học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách của các em. Chính vì vậy, Luật giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Qua thực tế giảng dạy , nhà trường đã có những thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo...Sách giáo khoa nói chung, sách Lịch sử và Địa lí lớp 4 nói riêng được biên soạn theo tinh thần đổi mới, có tác dụng rất lớn trong việc hình thành khái niệm và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Sách giáo viên được biên soạn khá kĩ, dẫn dắt tiến trình bài học giúp giáo viên thuận lợi trong việc lập kế hoạch bài học. Bên cạnh đó , vẫn còn tồn tại một số khó khăn: một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, một số em còn thụ động trong giờ học ,ít tham gia phát biểu ý kiến, dẫn đến sự lĩnh hội kiến thức của học sinh không đồng đều. Cụ thể trong HKI năm học 2010 – 2011, lớp 4/5 của tôi số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi môn Lịch sử và Địa lí là 62,9%, trung bình là 31,4% , còn lại là yếu chiếm 5,7%.( lớp có sĩ số là 35 học sinh). Chính vì vậy, trong việc đổi mới phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực, tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo viên biết cách tổ chức, biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp sẽ có được những giờ học bổ ích, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, thoải mái, đặc biệt hình thành ở các em nhiều kĩ năng sống ngay từ ở ghế nhà trường tiểu học. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng các phương pháp để dạy và học tốt môn Địa lý lớp 4”. II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : 1/ Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường để thực hiện mục đích nhất định, nghĩa là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh do giáo viên tổ chức, chỉ đạo nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu dạy học đã được xác định. Người giáo viên biết kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học các phương pháp, sẽ làm cho học sinh thích thú và hào hứng, tham gia học tập một cách tích cực. Như Hêghen đã nói : “Phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung”. Vì thế, phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động bao gồm các hành động và thao tác của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Cũng như các môn học khác trong trường tiểu học, môn Lịch Sử và Địa Lí nói chung và Địa Lí lớp 4 nói riêng giúp học sinh hiểu được các sự vật, hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, có liên quan và ảnh hưởng đến con người, học môn Địa Lí không thể chỉ biết mà phải hiểu, giúp học sinh bước đầu giải thích được các hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh. Từ đó, hình thành ở các em vốn sống, vốn hiểu biết để mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh. 2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a. Một số phương pháp thường dùng trong giảng dạy Địa Lí lớp 4. Ở tiểu học, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh nên yêu cầu về mặt tri thức của dạy học Địa Lí chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp các biểu tượng Địa Lí, bước đầu hình thành một số khái niệm, xây dựng mối quan hệ Địa Lí đơn giản và hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu và biểu đồVì vậy, phương pháp dạy học Địa Lí đặc trưng ở tiểu học thường được sử dụng trong dạy học như sau: Phương pháp hình thành biểu tượng Địa Lí. Phương pháp sử dụng bản đồ. Phương pháp sử dụng bảng số liệu. b. Vận dụng các phương pháp trong dạy và học Địa Lí. b1 . Phương pháp hình thành biểu tượng Địa Lí. Các biểu tượng Địa Lí là những hình ảnh về các sự vật hiện tượng Địa Lí tri giác phản ánh vào trong ý thức của học sinh, được giữ lại trong trí nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn . Biểu tượng là hình ảnh cụ thể và bao giờ cũng có tính riêng lẻ. Đối với học sinh tiểu học , biểu tượng Địa Lí được phân làm 2 loại: Biểu tượng kí ức (còn gọi là biểu tượng tái tạo) là sự phản ánh đối tượng đã tri giác trong quá khứ. Biểu tượng tưởng tượng (còn gọi là biểu tượng sáng tạo) là sự phản ánh những đối tượng tuy không tri giác trực tiếp, nhưng được tư duy tạo ra trên cơ sở những đối tượng có liên quan đã tri giác được. Các biểu tượng Địa Lí được học ở tiểu học là các biểu tượng cụ thể mà các em có thể quan sát được trực tiếp ngoài thực địa hay qua tranh ảnh như: núi, đồi, rừng rậm nhiệt đới, đồng bằng, ruộng bậc thang, rừng ngập mặn, thành phố, nông thôn, hồ, thác, Để sử dụng thành công phương pháp này, giáo viên phải tổ chức cho học sinh được quan sát trực tiếp đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình. Học sinh được quan sát một cách có mục đích, có kế hoạch để có được biểu tượng đúng về đối tượng Địa Lí thông qua các bước sau đây: Đối với việc hình thành biểu tượng kí ức: Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Bước 2: Xác định mục đích quan sát. Bước 3: Tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập được sử dụng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh. Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. Sau đó giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp cho các em có biểu tượng đúng về đối tượng. Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Bài 8. Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo). Ở hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của rừng khộp. Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. - Hình 6, 7/trang 91: Ảnh rừng khộp và rừng rậm nhiệt đới. Bước 2: Xác định mục đích quan sát. - Học sinh quan sát để tìm ra đặc điểm của rừng khộp. Từ đó học sinh biết so sánh rừng khộp với rừng nhiệt đới. Bước 3: Tổ chức hoạt động cho học sinh quan sát đối tượng qua hệ thống các câu hỏi: giáo viên cho học sinh mở sách giáo khoa ,học sinh thảo luận theo cặp (dự kiến thời gian : 3 phút ) sau đó trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1: Ảnh chụp cảnh gì ? Câu 2: Trong rừng khộp em thấy có nhiều loại cây hay một loại cây? Câu 3: Các cây trong rừng khộp có kích thước gần như nhau hay khác nhau? Câu 4: Các cây ở rừng khộp trông xanh tốt hay xơ xác? Câu 5: Cảnh rừng khộp giống hoặc khác với cảnh rừng nhiệt đới ở những điểm nào? Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến, giáo viên nhận xét. Cuối cùng, giáo viên chốt ý: Tây Nguyên có nhiều loại rừng. Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi có mùa khô kéo dài xuất hiện rừng rụng lá vào mùa khô đó chính là rừng khộp. Rừng khộp là rừng thưa, thường chỉ có một loại cây và rụng lá vào mùa khô. Ví dụ 2: Bài 3. Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. - Yêu cầu học sinh quan sát ảnh (hình 1/trang 77/sgk). Bước 2: Xác định mục đích quan sát. - Tìm hiểu đặc điểm của ruộng bậc thang. Bước 3: Tổ chức hoạt động học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên chia nhóm 4.(Dự kiến thời gian: 3 phút) - Giáo viên nêu: Để biết được đặc điểm của ruộng bậc thang như thế nào, cô mời các em cùng quan sát hình 1/sgk/77 , thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Xác định tên ảnh hình 1 trang 77 là gì? Câu 2: Ruộng bậc thang thường làm ở đâu? Câu 3: Trên ruộng bậc thang người dân ở Hoàng Liên Sơn thường những trồng cây gì? Câu 4: Tại sao phải làm ruộng bậc thang? Bước 4: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày ( có thể gọi bất kì mỗi nhóm trả lời 1 câu, các nhóm khác đóng góp ý kiến, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời. - Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt ý: để trồng lúa nước trên đất dốc, người dân xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang. Trên ruộng người ta thường trồng lúa, ngô, chè, rau,Trồng trọt là nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn ,vừa phát triển về kinh tế gia đình vừa giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn nên độ màu mỡ của đất rừng không bị rửa trôi. Giáo viên có thể mở rộng: ở nước ta ruộng bậc thang xuất hiện hơn 100 năm qua, tập trung ở một số vùng núi cao như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu đặc biệt có nhiều ở Sa Pa. Ví dụ 3: Bài 20. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp theo) Hoạt động 2: Tìm hiểu về chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 9/126 và vốn hiểu biết của bản thân. Bước 2: Xác định mục đích quan sát. - Học sinh quan sát ảnh Chợ nổi trên sông Cần Thơ (hình 9/126) để mô tả chợ nổi trên sông. Bước 3: Tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát: - Giáo viên chia nhóm (nhóm 6). - Yêu cầu học sinh quan sát ảnh hình 9/126 và ảnh chợ nổi (học sinh sưu tầm) cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: (dự kiến thời gian : 4 phút ) Câu 1: Chợ họp ở đâu? Câu 2: Người dân đến chợ bằng những phương tiện gì? Câu 3: Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Lo
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_phuong_phap_de_day_va_hoc.pdf