Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 5

Thực hiện nội dung giáo dục “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn học và giáo dục ở Tiểu học. Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh không đạt chuẩn tối thiểu kiến thức, kỷ năng cho lên lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học, đánh giá đúng chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học. giáo dục Tiểu học đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục, từng bước ổn định vững chắc, đáp ứng mục tiêu cơ bản của cấp học trong giai đoạn giáo dục công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đã trưởng thành rõ rệt với trên 85% cán bộ quản lý và gần 70% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.

Giáo viên tiểu học đã làm quyen với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần quan trọng đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục tiểu học. Trẻ nhận được một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập của trẻ. Những thành công đó tạo nên diện mạo mới, sự phát triển giáo dục. Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con ngưòi. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định, vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

pdf 34 trang Huy Quân 29/03/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp “Thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch Sử Lớp 5
 Đề tài: 
 PHƯƠNG PHÁP “THẢO LUẬN NHÓM” 
 TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 
DakLak, 2013 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài. 
 Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06-CT/w của Bộ chính trị về thực hiện 
cuộc vận động 
“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 
33/2006/CT-TTG của thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục 
bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “ Hai không” của 
ngành, thực hiện cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức 
tự học và sáng tạo. 
 Thực hiện nội dung giáo dục “ Học tập và làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh” trong các môn học và giáo dục ở Tiểu học. 
 Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh không 
đạt chuẩn tối thiểu kiến thức, kỷ năng cho lên lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu, 
học sinh bỏ học, đánh giá đúng chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học. 
giáo dục Tiểu học đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu 
quả giáo dục, từng bước ổn định vững chắc, đáp ứng mục tiêu cơ bản của cấp 
học trong giai đoạn giáo dục công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đã trưởng thành 
rõ rệt với trên 85% cán bộ quản lý và gần 70% giáo viên có trình độ đào tạo 
trên chuẩn. Giáo viên tiểu học đã làm quyen với việc đổi mới nội dung, 
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần 
quan trọng đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em và nâng cao chất 
lượng hiệu quả giáo dục tiểu học. Trẻ nhận được một nền giáo dục phù hợp 
với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập của trẻ. Những thành công 
đó tạo nên diện mạo mới, sự phát triển giáo dục. Như vậy, giáo dục tiểu học là 
nền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn 
diện con ngưòi. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có 
 tính quyết định, vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền 
vững của đất nước. 
 Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn 
nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Con đường này không có sẵn, 
không bằng phẳng đầy hoa thơm trái ngọt mà có cả chông gai, khúc khuỷu 
gập ghềnh, với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái nhìn thấy và chưa 
thấy, cái cũ và cái mới. Vì vậy đổi mới phương pháp bao gồm cả hai mặt; 
phải đưa vào phương pháp dạy học mới đồng thời tích cực phát huy những ưu 
điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Lí luận dạy học không có 
phương pháp vạn năng; đặc biệt trong yếu tố giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và 
sự kế thừa thể hiện khá đậm nét( thuyết trình, vấn đáp là những phương pháp 
rất xưa, cũ, nhưng hiện tại vẫn được sử dụng trong các tiết dạy với mức độ 
đậm nhạt khác nhau). Đổi mới phương pháp là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng 
tạo kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của phương pháp hiện 
đại, với cách nhìn phương pháp mới , giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến 
phương pháp dạy học. Đặc điểm từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tư 
duy độc lập, hoạt động sáng tạo trong nhận thức của học sinh. Điểm cơ bản là 
chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực, 
chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhằm giúp học sinh hình thành những 
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể 
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học cơ sở. 
Phương pháp giáo dục tiểu học là phát huy được tính tự giác tích cực, chủ 
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo 
dục, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp và đặc thù với địa 
phương, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn 
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem 
lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh. Làm thế nào để có một phương 
pháp giáo dục vừa học đuợc các năng lực cơ bản như tư duy, phân tích, tổng 
 hợp, quyết định và hành động, mô hình hoá, cụ thể hoá bằng việc làm của 
người học thì mới có được kiến thức chắc chắn. 
Để đạt được mục tiêu đề ra trong quá trình dạy học kinh nghiệm của bản 
thân tôi đúc kết lại là: hoạt động dạy học của người giáo viên và hoạt động 
học của học sinh, hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là 
hoạt động mở rộng và cung cấp kiến thức của giáo viên và tiếp nhận kiến thức 
của học sinh , trong một hệ thống hợp lí, có sự hợp tác và phân công chia sẻ 
đánh giá và điều chỉnh để tránh sự phân tán. Cung cấp và tiếp nhận, người 
giáo viên cung cấp kiến thức song không biết cung cấp cũng không mang lại 
hiệu quả , bởi người tiếp nhận không nhiệt tình không hào hứng thì việc trao 
đổi sẽ mất đi tính hiệu quả, vì thế người tiếp nhận cũng rất quan trọng, nhưng 
phải đảm bảo vừa sức và gây được sự hứng thú thì mới tiếp nhận một cách 
đầy đủ và trọn vẹn. Vì thế tôi muốn nói đến cách cung cấp kiến thức và cách 
tiếp nhận kiến thức. Đó chính là phương pháp dạy học nêu vấn đề mà hiện 
nay mọi người đang quan tâm. Đó chính là lí do tôi chọn phương pháp “ thảo 
luận nhóm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
Như chúng ta đã biết, mọi ý tưởng tân canh hay đổi mới phương pháp 
dạy học, suy cho cùng đều tìm cách chuyển quá trình thuyết giảng một cách 
áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người 
học. Trong đó, sự trải nghiệm và tự kiến tạo kiến thức cho bản thân của người 
học có vai trò hàng đầu. Những nổ lực cá nhân của học sinh là trung tâm của 
quá trình dạy học. Người học phải tự tạo dựng sự hiểu biết của riêng mình là 
chủ yếu chứ không chỉ đơn giản là tiếp thu một cách thụ động từ môi trường 
bên ngoài. Vì thế người giáo viên phải biết khéo léo đặt vấn đề và tổ chức cho 
học sinh tự tìm tòi khám phá, phát hiện, hợp tác, chia sẻ, sàng lọc ý kiến, để 
giải quyết vấn đề. 
 Mỗi phương pháp dạy học dù hiện đại, tiên tiến đến đâu cũng không 
thể phù hợp cho tất cả các bài học. Phương pháp đặc trưng bộ môn thường 
được áp dụng là định hướng quan trọng trong tiết dạy, nhưng áp dụng nó cần 
 sự biến hoá vận dụng theo điều kiện hỗ trợ và năng lực của người thầy giáo. 
Sự năng động, sáng tạo thể hiện ở việc kết hợp giữa giáo viên tự nghiên cứu 
nắm chắc ý đồ sách giáo khoa và sự lựa chọn phương pháp dạy học, muốn 
làm được điều đó người thầy phải đầu tư suy nghĩ tìm kiếm phương pháp dạy 
học phù hợp. Phương pháp dạy học ở trường Tiểu học, giáo viên cần biết cách 
dạy phân hoá, dạy học dựa trên nhu cầu và khả năng của từng đối tượng học 
sinh. Học tập là hoạt động mang tính cá nhân cao, chỉ khi nào người học tự 
giác , tích cực, tự lực, sáng tạo thì việc học mới có kết quả. Việc dạy học cần 
thực hiện nguyên lý “ học đi đôi với hành”, dạy học lấy học sinh làm trung 
tâm, học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức. Cần tổ chức cho học sinh 
hoạt động một cách tích cực dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Việc 
tổ chức các hoạt động không nhất thiết chỉ tiến hành trong khuôn khổ của lớp 
học truyền thống, mà có thể tổ chức dạy học ở nhiều địa điểm khác nhau tuỳ 
theo nội dung dạy học, có thể ở ngoài trời, thư viện, học ở nhà bảo tàng tuỳ 
theo điều kiện cơ sở vật chất của trường và phù hợp với tình hình địa phương. 
Hình thức tổ dạy học này có ý nghĩa và tác dụng tích cực. Tất cả học sinh đều 
được làm việc và thực hành luyện tập, biết giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết được 
những vấn đề khó và tìm ra cái mới trong bài học, tạo thái độ học tập tích cực, 
đặc biệt bước đầu giúp các em làm quen với phong cách làm việc hợp tác. 
Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến , thái độ của bản thân đối với 
những quan niệm hành vi việc làm có liên quan đến các mạch kiến thức có tác 
dụng định hướng xác định nội dung bài học và vận dụng vào cuộc sống hàng 
ngày. Nhiệm vụ cuối cùng của nghề dạy học là kiến thức của người giáo viên 
truyền thụ và đưa đến cho học sinh một cách sinh động và có hiệu quả. Bằng 
những kinh nghiệm chuyên môn, bên cạnh đó có lời nói truyền cảm và những 
hình ảnh cụ thể thì hiệu quả của người tiếp nhận sẽ đạt kết quả cao hơn. 
Không nên áp đặt những kiến thức có sẵn, cần khuyến khích phương thức làm 
việc mới trên cở sở dữ liệu đã được lĩnh hội. Nếu không, dạy học sẽ mất đi 
tính hiệu quả, như vậy ngoài những nội dung kiến thức người giáo viên cần 
phải trang bị cho mình một phương pháp dạy học đồng thời làm phương pháp 
 dạy học cho học sinh, mà tất cả giáo viên có thể thực hiện được và không ai 
giống ai, không tiết dạy nào giống tiết dạy nào. 
 ( Ảnh học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng ) 
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Trong dạy học môn Lịch sử của bậc tiểu học nói chung và dạy học môn 
Lịch sử lớp 5 của trường tiểu học Kim Đồng nói riêng. Để khuyến khích học 
sinh tham gia vào các hoạt động học tập có hiệu quả, do đó phải xây dựng 
được tinh thần, nề nếp cách tự học và phát huy tính tích cực, chủ động, tự 
 giác phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của các em, nó mang tính hiếu động, tò 
mò ưa khám phá cái mới. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
 Phạm vi sáng kiến của tôi được áp dụng giảng dạy môn Lịch sử lớp 5 
tại trường Tiểu học Kim Đồng; “Cũng có thể để áp dụng đối với các môn học 
khác”. Trong giảng dạy sử dụng phương pháp dạy học nhưng tôi chỉ nghiên 
cứu một phương pháp cụ thể trong dạy học Lịch sử ở lớp 5. Vì thế bản thân 
tôi chọn phương pháp “ thảo luận nhóm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ 
động , sáng tạo trong dạy học Lịch sử lớp 5 làm công cụ cho công tác giảng 
dạy và dự giờ của tôi khi chọn phương pháp này. Tôi hoàn toàn đưa hết khả 
năng và kinh nghiệm đúc kết của bản thân nhiều năm giảng dạy cũng như 
công tác dự giờ của giáo viên. Để truyền thụ nhằm hình thành kiến thức cho 
học sinh mà trong đó giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi cho học sinh lần 
lượt trả lời trao đổi qua lại với giáo viên và với học sinh khác, dưới sự chỉ đạo 
của giáo vi

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_day_h.pdf