Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS

Để giúp cho học sinh cảm nhận được một cách đầy đủ về nội dung và nghệ thuật của một văn bản, người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trong bài giảng của mình. Đó là hệ thống câu hỏi và nghệ thuật sử dụng nó trong một tác phẩm

1. Câu hỏi phát hiện

Đây là loại câu hỏi cho đối tượng học sinh yếu, trung bình phát huy khả năng của mình, bởi vì loại câu hỏi này là những nội dung đã có sẵn, chỉ cần học sinh theo dõi hoặc xem bài trước sẽ trả lời được. Học sinh có thể nhìn vào SGK phát hiện ra kiến thức giáo viên hỏi. Tác dụng của loại câu hỏi này không làm cho học sinh chán nản đặc biệt là học sinh có lực học trung bình và yếu, khi học sinh trả lời đúng câu hỏi các em sẽ cảm thấy hứng thú, cảm thấy có cơ hội để chứng tỏ mình.

Cách thức cấu tạo loại câu hỏi này có dạng:

- Hãy tìm trong đoạn (câu) hay văn bản những chi tiết, hình ảnh thể hiện hoặc :

- Hãy phát hiện những tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ hay đoạn thơ (văn) ?

Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu khổ thơ đầu trong văn bản” Lượm” (Ngữ văn 6) có thể đặt câu hỏi : Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? Những chi tiết nào thể hiện dáng vẻ bề ngoài của Lượm ? Phát hiện tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ ?

- Ví dụ : khi dạy văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” (Ngữ văn 6- tập 2) khi tìm hiểu bài thơ được viết theo thể thơ nào giáo viên có thể dùng câu hỏi phát hiện sau:

? Quan sát bao quát bài thơ, bài thơ có bao nhiêu khổ?

? Mỗi khổ thơ có bao nhiêu câu thơ? Và mỗi câu thơ có mấy tiếng?.

Với câu hỏi đó học sinh chỉ cần quan sát bài thơ và đếm các khổ thơ các số tiếng trong bài thơ để tìm ra bài thơ được viết theo thể nào.

- Ví dụ : khi dạy văn bản “Quan Âm Thị Kính” (Ngữ văn 7- tập 2) khi tìm hiểu nỗi oan của Thị Kính giáo viên đặt câu hỏi:

? Trong đoạn trích em thấy có mấy lần Thị Kính kêu oan?

? Thị Kính kêu oan với ai?.

- Ví dụ : khi dạy văn bản “Cô bé bán diêm” (Ngữ văn 8 tập 1) tìm hiểu về gia cảnh của em bé giáo viên dùng một câu hỏi là “Nêu hoàn cảnh của cô bé bán diêm”? có thể học sinh không trả lời được hoặc trả lời thiếu, thay vào đó giáo viên dùng các câu hỏi phát hiện:

? Em sống với ai? Người bố đối xử với em như thế nào? Em làm công việc gì?. Tìm những chi tiết trong văn bản thể hiện điều đó?.

Với những câu hỏi đó học sinh trả lời ngay được và rút ra được kết luận về gia cảnh của cô bé bán diêm.

Đó là những câu hỏi phát hiện học sinh rất dễ trả lời, câu hỏi này làm cơ sở, tạo tiền đề để cho giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh đi đến tìm hiểu kiến thức khác được rút ra từ câu hỏi phát hiện, tạo không khí cho lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú học tập hơn.

Bên cạnh đó dạng câu hỏi này có nhiều hạn chế vì nếu như trong tiết dạy mà giáo viên sử dụng quá nhiều câu hỏi như vậy thì sẽ không phát huy được óc suy nghĩ, phán đoán, khả năng nêu cảm thụ văn chương của các em. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải sử dụng câu hỏi này khéo léo, phù hợp với nội dung kiến thức từng phần và phải phù hợp với đối tượng học sinh.

 

doc 21 trang camtu 07/10/2022 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
1.Cơ sở lí luận.
Trong hoạt động dạy học nói chung và giờ dạy văn nói riêng, để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Lý luận dạy học đã có nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó các nhà nghiên cứu cũng đều chú trọng đến phương pháp gợi mở mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Nhưng việc xây dựng và sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ dạy văn để đem lại hiệu quả cao đó là điều mà giáo viên dạy văn trăn trở và suy nghĩ.
Xuất phát từ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, dạy học theo chủ đề được xem là một bước đổi mới có tính đột phá. Cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TW, BGDĐT – GDTrH ra Công văn số: 5555 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá qua các bước như sau: xây dựng chuyên đề dạy học; biên soạn câu hỏi/bài tập; thiết kế tiến trình dạy học; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy. Như vậy việc biên soạn câu hỏi là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học chủ đề.
Đây là vấn đề không đơn giản bởi đặt câu hỏi đã khó nhưng trả lời được câu hỏi còn khó hơn. Người hỏi phải hình dung ra những khả năng trả lời khác nhau và tự mình phải biết thế nào là đúng, sai, là đủ, là thiếu, là mới, là hay cho mình, cho người. Bởi vậy thiết nghĩ người giáo viên (GV) cũng cần phải những hiểu biết cơ bản về câu hỏi để có thể đặt câu hỏi cho hiệu quả trong giảng dạy bộ môn.
Trong tiết dạy người giáo viên là người dẫn dắt, điều hành mọi hoạt động, giáo viên phải kết hợp tốt các phương pháp và như vậy ngay từ khâu soạn bài giáo viên đã phải chọn phương pháp cho phù hợp. Trong các phương pháp thì phương pháp đặt câu hỏi cho học khai thác văn bản là quan trọng. Phải xây dựng hệ thống câu hỏi làm sao cho phù hợp, sinh động, gợi hứng thú tìm tòi, suy nghĩ, óc phán đoán cho học sinh mới là điều khó khăn, học sinh có hứng thú học khi giáo viên đặt câu hỏi, học sinh có chịu suy nghĩ trả lời hay không, học sinh có hiểu bài nắm được kiến thức trọng tâm hay không cũng phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài dạy của mình. Và như vậy giáo viên phải đầu tư ngay từ quá trình soạn bài, thiết kế một hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với từng kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh.
Với đề tài phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi tôi tin là sẽ giúp cho giáo viên dạy Ngữ văn đặc biệt là dạy phân môn văn học cấp THCS rút ra được nhiều kinh nghiệm khi đặt câu hỏi trong giờ dạy học của mình. Bởi vì hệ thống câu hỏi ở đề tài này là những câu hỏi mà vai trò của giáo viên là người dẫn dắt học sinh tự khám phá nội dung kiến thức của bài học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tức là đi từ câu hỏi phát hiện, tái hiện để dấn sâu vào hính thức hỏi sáng tạo, nêu vấn đề. Từ đó sẽ kích thích năng lực suy nghĩ, óc phán đoán, mở ra nhiều hướng tiếp nhận mới nhằm khơi dậy hoạt động bên trong của người học. Đây chính là việc thể hiện vai trò, năng lực của người giáo viên khi giảng dạy.
Trong quá trình tiến hành một tiết dạy môn Ngữ văn GV tiến hành đặt rất nhiều câu hỏi để học sinh trả lời. Trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi cho việc dạy học văn bản ở trường THCS. Mục đích của việc đặt câu hỏi là kiểm tra việc học bài cũ, xây dựng bài, chú ý nghe giảng hay mức độ tiếp thu, hiểu bài của học sinh. Để được như vậy GV phải nắm bắt được đặc điểm đối tượng học sinh của lớp mình dạy, nắm được các kiểu bài, cách tiến hành tìm hiểu từng phần, nội dung đơn vị kiến thức để từ đó có cách đặt câu hỏi khai thác kiến thức cho phù hợp. Có rất nhiều dạng câu hỏi nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra một số dạng câu hỏi cơ bản chủ yếu nhất cần phải có trong tiết dạy văn học – khai thác văn bản. Các dạng câu hỏi này nó bao quát cho tất cả các đối tượng học sinh, từ học sinh trung bình, yếu, kém, đến học sinh khá giỏi đó là bốn loại câu hỏi cơ bản:
 (1) Câu hỏi phát hiện
 (2) Câu hỏi gợi mở
 (3) Câu hỏi nêu vấn đề
 (4) Câu hỏi so sánh.
2. Cơ sở thực tiễn.
Quan điểm đổi mới trong giảng dạy hiện nay luôn đề cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh (HS) trong việc tiếp nhận tri thức. Người dạy chỉ là người định hướng, hướng dẫn cho HS tự mình chiếm lĩnh tri thức ấy. Và phương tiện mà người GV dùng để thực hiện nhiệm vụ đó chính là hệ thống câu hỏi khi lên lớp. Bên cạnh hệ thống câu hỏi mà GV định hướng, HS còn được trang bị một số câu hỏi từ SGK trong phần hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. Chuẩn bị bài là một yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn (đây là yêu cầu chung cho tất cả các môn học, tuy nhiên đối với môn Ngữ văn đây lại là yêu cầu mang tính đặc thù). Có chuẩn bị bài tốt thì học sinh (HS) mới có thể lĩnh hội tốt kiến thức trong quá trình Đọc - hiểu văn bản. Vì thế trong SGK bất cứ môn học nào, không ngoại trừ môn Ngữ văn đều có hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài ở phần sau nội dung bài học. Tuy nhiên thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ văn hiện nay cho thấy, HS chuẩn bị bài trên cơ sở câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa (SGK) chỉ để đối phó, chiếu lệ. Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chính hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK còn bất cập, chưa thực sự hợp lí. Từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS ” để nghiên cứu nhằm đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phù hợp với đối tượng học sinh.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Mục đích của tôi trong việc chọn đề tài này là tìm ra một số cách đặt câu hỏi trong quá trình giảng dạy phần văn bản ở các khối lớp. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy Ngữ văn, giúp học sinh có lòng say mê và yêu thích môn học hơn, .
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS ” là sinh lớp 6,7,8,9 trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước I;
2. Phạm vi nghiên cứu.
Tôi chỉ thực hiện đề tài này trong phạm vi những văn bản của học sinh lớp các lớp 6,7,8,9 mà tôi trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Vĩnh Phước I;
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Kĩ năng đặt câu hỏi rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc giúp các em khám phá những nét về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản thông qua một số biện pháp như: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nêu lên được cách đặt câu trong mỗi văn bản, giúp các em hình dung một cách nhanh chóng về yêu cầu nêu ra và dự kiến câu trả lời phù hợp với khả năng của các em;
Giúp các em phát huy được năng lực, tính sáng tạo của bản thân;
*
* * *
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết học. Câu hỏi trong dạy học chính là vấn đề giáo viên đặt ra trên cơ sở logic bài dạy, yêu cầu học sinh thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có nhằm hoàn thành mục tiêu bài học. Câu hỏi trong dạy học có vai trò cực kỳ quan trọng: tạo môi trường giao tiếp; tạo môi trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học; đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người học.
Aristotle là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ lôgic, ông cho rằng: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết”. Câu hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến hành hoạt động tái hiện, bất luận là trả lời miệng, trả lời viết hoặc có kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm. Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh cần được giải quyết. Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng; nó chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi. Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Nếu khi không biết gì hoặc biết tất cả về sự vật nào đó, thì không có gì để hỏi về sự vật đó nữa. Sự tương quan giữa cái biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người.
Câu hỏi có thể được phân loại theo nhiều cách. Nếu theo cách đặt câu hỏi, có thể phân chia thành câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Hỏi mở là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở đâu, ý kiến của bạn về vấn đề đó”. Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận, người được hỏi không bị gò bó về câu trả lời. Trong câu hỏi mở thường người hỏi đã định hướng điều gì có giá trị và điều gì quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp án đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo luận và tranh luận.
Trong dạy học gợi mở - vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên, học sinh thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập. Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, người ta phân biệt các loại: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp gợi mở, tìm tòi.
Vấn đáp gợi mở, tìm tòi còn được gọi là vấn đáp phát hiện hay đàm thoại ơrixtic. Là loại vấn đáp mà giáo viên tổ chức  ... óp ý rút kinh nghiệm. Tất cả các đồng nghiệp của tôi đều tán thành và nhận ra vai trò quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phong phú đa dạng nhưng phù hợp cho một tiết dạy.
Sau các năm dạy học áp dụng phương pháp này thì chất lượng học sinh các lớp tôi phụ trách không ngừng được nâng cao trong các năm. Tổng hợp trung bình chất lượng của riêng cá nhân tôi trước khi chưa sử dụng phương pháp này với sau khi đã vận dụng có sự tiến bộ rõ rệt như sau:
 Năm học
Xếp loại
Khi chưa vận dụng
Khi đã vận dụng
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Giỏi
3%
3,6%
4.0%
6.0%
8.0%
10.9%
Khá
10%
10,5%
15.0%
17.0%
18.0%
21.8%
TB
51%
61.0%
58.0%
63.0%
60.0%
54.3%
Yếu
26%
16.0%
20.0%
14.0%
14.0%
13.0%
Kém
10%
8,9%
3.0%
0 %
0%
0%
Tất cả các vấn đề mà tôi trình bày ở trên đã được đưa ra thảo luận, áp dụng không những bản thân tôi mà còn cả các thành viên trong tổ tôi để được hoàn thiện hơn nữa về cở lý tuận và phương pháp dạy học này. Tôi tin rằng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi cho tiết dạy không chỉ có tác dụng với phân môn văn học mà còn có tác dụng cho nhiều các môn học khác.
*
 * * *
PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. Về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của Sáng kiến 
Áp dụng đề tài “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy Ngữ văn” trong dạy học môn văn ở trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước1 là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giúp các em phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo trong các câu trả lời.
Việc áp dụng “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy Ngữ văn” vào trong dạy học bộ môn Ngữ văn có mang ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành thói quen sử chuẩn bị nội dung và đa dạng các phương án trả lời, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phát huy sáng tạo của học sinh.
Khi nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn” và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình trong những năm qua, với những kết quả bước đầu đã đạt được ở trên, tôi rút ra được một số kết luận sau: 
Trước tiên, để nâng cao kết quả môn học, người giáo viên phải tạo được niềm hứng thú và say mê học tập của học sinh. Người thầy phải có cái “Tâm” thực sự với nghề nghiệp vì nói như đại thi hào Nguyễn Du “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tuy nhiên chỉ vậy thôi thì chưa đủ, người thầy còn phải thường xuyên tự học để trau dồi chuyên môn của mình, luôn bồi đắp thêm những nguồn tri thức mới để bắt nhịp cùng với những yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Hơn nữa, người thầy cần hướng dẫn cụ thể phương pháp để học tập bộ môn có hiệu quả ngay từ bước đầu cho học sinh.
Dưới sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên, học sinh phải học tập tích cực. Các em phải tự khám phá những miền tri thức mới, từ đó kiến thức sẽ được các em nhớ lâu hơn, kĩ năng cảm thụ văn chương sẽ tốt hơn. Có như vậy, khi đứng trước một tác phẩm bất kì, các em mới biết cách cảm nhận, đánh giá, nêu lên những nhận xét, suy nghĩ của riêng mình.
Phương pháp dạy học là một vấn đề không mới đối với các nhà sư phạm. Song phương pháp dạy một loại thể mà đặc biệt là phương pháp đặt câu hỏi là một vấn đề đáng quan tâm, bởi nó thiết thực đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn Trung học cơ sở. 
Qua thực tế đứng lớp, tôi không chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi này cho phần văn bảnhần tiếng Việt và Tập làm văn. Tôi thấy các em yêu thích môn Ngữ văn hơn trước, kỹ năng viết bài Tập làm văn trôi chảy hơn, sáng tạo hơn, các kiến thức được vận dụng trong bài viết linh hoạt hơn, chính xác hơn. Trong giờ học không khí học tập sôi nổi. Bởi vì tất cả các em đều được tạo điều kiện suy nghĩ, tiếp xúc với văn bản, đều có cơ hội được trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
II. Kiến nghị:
Đối với các cơ quan chức năng: 
- Có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Ngữ văn. Đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cho môn học. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức các chuyên đề có tính thiết thực cho giáo viên .
- Trang bị cơ sở vật chất và cung cấp thêm các thiết bị dạy học, các tài liệu phục vụ chuyên môn để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy tốt hơn.
- Phối hợp tuyên truyền trong cộng đồng và các phụ huynh học sinh để môn Ngữ văn được coi trọng hơn vì “Văn học là nhân học”, học văn để làm người, để lưu giữ được những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông và của nhân loại. Từ đó, con người biết sống cao thượng, sống có ý nghĩa hơn .
Đối với giáo viên :
- Phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, thực hiện đúng theo yêu cầu “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”. Giảng dạy với chất lượng thực, không chạy theo thành tích mà phải coi trọng hiệu quả của dạy học .
- Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn: Soạn bài chu đáo, nghiên cứu kĩ lưỡng từng tiết học sao cho phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh; chấm - chữa, trả bài kịp thời, chính xác, thường xuyên theo dõi việc học tập bộ môn của từng học sinh để phối kết hợp kịp thời với nhà trường, với các giáo viên và phụ huynh để giúp các em học tập tiến bộ
- Thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, biết áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để đạt kết quả cao trong dạy học
Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần coi trọng việc học tập bộ môn Ngữ văn, thường xuyên động viên, quan tâm đến việc học hành của con em mình. Hợp tác tích cực với nhà trường và các 
thầy cô giáo để các em học tập tốt hơn. Tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để các em có tâm thế học tập.
Trên đây là phương pháp thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy văn học mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu trong các năm vừa qua.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng tôi đã được sự góp ý tán thành của đồng nghiệp, tất cả đều nhất trí và thấy được mặt tích cực, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phương pháp này còn có một số hạn chế nhất định. Nó đòi giáo viên phải đầu tư ngay từ khâu soạn giáo án xây dựng hệ thống câu hỏi và dự kiến học sinh trả lời như thế nào để có câu hỏi phù hợp hợp hơn. . 
Vĩnh Châu, ngày 20 tháng 8 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Văn Minh
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Vĩnh Châu, ngày tháng năm 20
	 TỔ TRƯỞNG
	 .
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT TRƯỜNG THCS VĨNH PHƯỚC 1.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Vĩnh Châu, ngày tháng năm 20
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_dat_cau_hoi_trong_g.doc