Báo cáo biện pháp Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn văn bản bằng phương pháp sắm vai

Phương pháp sắm vai trong dạy học Văn đã chứng minh được lợi ích của nó trong dạy học hiện nay. Nó khiến học sinh chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong việc tìm hiểu bài trước ở nhà, nắm kiến thức ở lớp và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là một phương pháp, một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt sự chú ý của các em đối với bài học, đồng thời làm giảm tính chất căng thẳng của các giờ học, nhất là các em được nhập vai vào các nhân vật giúp các em hiểu được nhân vật hơn, ở phương pháp này có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh. Như vậy phương pháp sắm vai trong dạy học Văn đã làm được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy được vai trò chủ thể của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng hiểu và quan niệm đúng đắn về phương pháp sắm vai trong dạy học, biết vận dung nó một cách phù hợp để khai thác nội dung bài học. Phương pháp này dễ khiến học sinh sa đà vào việc nhập vai vào nhân vật mà ít chú ý đến nội dung.

 

docx 23 trang Thảo Ly 17/08/2023 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn văn bản bằng phương pháp sắm vai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn văn bản bằng phương pháp sắm vai

Báo cáo biện pháp Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn văn bản bằng phương pháp sắm vai
Tên đề tài:
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHỐI 9 TRƢỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG PHÂN MÔN VĂN BẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮM VAI
Tóm tắt đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy tất cả các môn thuộc tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, các em chỉ quan tâm học Ngoại ngữ, Tin học cùng các môn khoa học tự nhiên mà không thích học các môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Điều này không quá khó hiểu do hiện nay tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ khiến các em tìm đến nó như một sự đảm bảo cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi các em loại bỏ môn Ngữ Văn ra khỏi hành trang tri thức. Bởi môn Văn là tiếng nói của dân tộc, là công cụ của hoạt động giao tiếp, môn Ngữ Văn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt cũng như giúp chúng ta nhìn sâu trông rộng, đánh giá cuộc sống, con người một cách thiết thực. Không chỉ dừng lại ở đó, môn Ngữ Văn còn góp phần nâng cao nhân phẩm, nâng cao giá trị và nâng cao mục đích sống.
Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ các em ít hứng thú học Văn, lĩnh hội chậm, sợ học Văn. Nhất là trong phân môn Văn bản, đây là phân môn mà đại đa số các em lóp 9 cảm thấy dài dòng, khó nhớ, không thích đọc so với các phân môn khác. Vì vậy, các em còn học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo để quay cóp, trao đổi bài Thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ Văn phải có nghệ thuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mới có thể thu hút các em trong giờ học. Đặc biệt là trong tiết dạy – học Văn bản.
Xuất phát từ mục đích trên và từ sự trăn trở làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, bồi dưỡng lòng say mê học tập, ý chí vươn lên của các em, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai”.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực. Đó là các em học sinh lớp 9/4 (gồm 20 em – nhóm thực nghiệm); lớp 9/5 (gồm 20 em – nhóm đối chứng). Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở các tiết: 46-47, 54-55, 57-
58. Nhóm đối chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên.
Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập của các em. Điểm số của các em trong nhóm thực nghiệm cao và đồng đều hơn so với nhóm đối chứng và các em đã nắm được những kiến thức cơ bản và có hứng thú hơn trong việc học Văn bản. Điều đó chứng tỏ rằng “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai” đã nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học sinh yêu thích và chăm học hơn.
Giới thiệu 1. Hiện trạng
Phương pháp sắm vai trong dạy học Văn đã chứng minh được lợi ích của nó trong dạy học hiện nay. Nó khiến học sinh chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong việc tìm hiểu bài trước ở nhà, nắm kiến thức ở lớp và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là một phương pháp, một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt sự chú ý của các em đối với bài học, đồng thời làm giảm tính chất căng thẳng của các giờ học, nhất là các em được nhập vai vào các nhân vật giúp các em hiểu được nhân vật hơn, ở phương pháp này có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh. Như vậy phương pháp sắm vai trong dạy học Văn đã làm được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy được vai trò chủ thể của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng hiểu và quan niệm đúng đắn về phương pháp sắm vai trong dạy học, biết vận dung nó một cách phù hợp để khai thác nội dung bài học. Phương pháp này dễ khiến học sinh sa đà vào việc nhập vai vào nhân vật mà ít chú ý đến nội dung.
Xuất phát từ những thực trạng trên tôi xin trình bày giải pháp “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trong phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai”
Giải pháp thay thế.
Vận dụng sắm, vai vào các nhân vật ở phần đầu đọc hiểu văn bản, phân tích, luyện tập, củng cố để tạo sự say mê, hứng thú, chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp săm vai trong các tiết dạy Giáo dục công dân lớp 9 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh” của giáo viên Nguyễn Thị Ánh Hồng, trường THCS Lê Khắc Cẩn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Bài viết “Hóa thân để học ngữ văn, học sinh không còn buồn ngủ”, được viết trên Báo Đất Việt,(ngày 5/2/2025), hiện đang được áp dụng tại trường Trung học VinSchool.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với pháp luật ở trường THPT Lê Quý Đôn” của giáo viên Nguyễn Thị Nga, trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội.
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng phương pháp đóng vai khi dạy phần pháp luật- GDCD lớp 12, Lê Thị Ngà, Trường THPT Ngô Quyền, Đồng Nai.
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kinh nghiệm sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD ở trường THCS”, Ths Phạm Thị Minh Phúc, Tổ GDCD Khoa Xã hội nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn TP Hồ Chí Minh.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp tình huống kết hơp với phương pháp đóng vai trong dạy học monn Giáo dục công dân lớp 12” của Đào Thị Hường, THPT lê Viết Thuật, thành phố Vinh.
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn tâm lý học” của sinh viên Đinh Thị Phương Thảo – K55 khoa tâm lý giáo dục , đại học Hải Phòng 4. Vấn đề nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp sắm vai trong dạy học Văn bản có nâng cao hứng thú, kết quả học tập của học sinh khối 9 không?
5. Giả thuyết nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp sắm vai trong dạy học Văn bản sẽ nâng cao hứng thú, kết quả học tập của học sinh khối 9.
Phƣơng pháp
Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Lớp gồm 32 học sinh, hầu hết các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập.
Tôi chọn 20 học sinh của lớp 9/4 gồm10 em nữ và 10 em nam là nhóm thực nghiệm, lớp 9/5 cũng gồm 20 học sinh 10 em nữ, 10 em nam làm nhóm đối chứng. Hai nhóm này tương đương nhau về học lực, hạnh kiểm, giới tính.
Bảng tương quan giữa hai nhóm.
Các
thông tin
Học sinh các nhóm
Học lực
Hạnh kiểm
Sĩ số
Nam
Nữ
G
K
TB
Y
K
T
K
TB
Y
Lớp 9/4
20
10
10
3
7
10
0
0
15
5
0
0
Lớp 9/5
20
10
10
3
7
10
0
0
15
5
0
0
Thiết kế nghiên cứu
Tôi lựa chọn thiết kế 4: Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Cụ thể như sau:
Lớp
Tác động
Kiểm tra sau tác động
9/4
Nhóm thực nghiệm
Vận dụng phương pháp sắm vai
vào dạy học Văn bản
9/5
Nhóm đối chứng
Dạy học bình thường
Quy trình nghiên cứu.
- Chuẩn bị của giáo viên
+ Đối với lớp 9/4 (nhóm thực nghiệm), giáo viên thiết kế bài dạy có sử dụng phương pháp sắm vai vào phần đọc hiểu văn bản, luyện tập, củng cố. Các bài dạy cụ thể như sau:
Bài Làng
Bài Lặng lẽ Sa Pa
Bài Chiếc lược ngà
+ Tôi đã vận dụng một cách sắm vai như sau:
Cho học sinh nhập vai vào từng nhân vật và hướng dẫn cách đọc để học sinh đọc văn bản.
Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để diễn lại một cảnh trong văn bản.
Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để phát biểu cảm nghĩ.
Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để xử lý tình huống.
+ Đối với lớp 9/5 (nhóm đối chứng) dạy học bình thường.
-	Tiến hành dạy thực nghiệm, thời gian dạy như sau.
Ngày dạy
Tiết PPCT
Tên bài
16 và 17/10/2017
46,47
Làng
27/10/2017
54,55
Lặng lẽ Sa Pa
31/10/2017
2/11/2017
57,58
Chiếc lược ngà
Đo lƣờng và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút Văn bản thơ và truyện trung đại.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút Văn bản thơ và truyện hiện đại sau khi đã học xong các tiết văn bản theo chủ đề thơ và truyện hiện đại do tôi thiết kế (giáo án mẫu và đề kiểm tra ở phần Phụ lục). Đề kiểm tra đã được Tổ Văn-GDCD của trường thông qua. Đề kiểm tra gồm có 5 câu tự luận, tổng số điểm là 10. Các câu hỏi ở tất cả các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Sau khi dạy các bài trên, tôi đã cho học sinh kiểm tra. Tôi chấm bài theo đáp án và biểu điểm đã xây dựng. Vì vậy kết quả thu được là đáng tin cậy.
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 1. Trình bày kết quả
Kết quả so sánh
Tên học sinh (9/4) Nhóm thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm (9/4)
Tên học sinh (9/5) Nhóm đối chứng
Nhóm	đối	chứng (9/5)
KT trước tác động
KT sau tác động
KT trước tác động
KT	sau tác động
Nguyễn Đức Thịnh
6.5
7.8
Đào	Nguyễn	Tuấn
Anh
6.5
7.3
Huỳnh Đặng Phương Nhi
8.8
9.5
Trần Phương Quyên
8.8
9
Võ Lê Cát Tường
7.3
9.5
Lâm Hoàng Anh Thư
8
9.5
Nguyễn Văn Tài Anh
5.8
7.8
Bùi Tuấn Ngọc
5.8
7.5
Nguyễn	Hoàng	Duy Thanh
6.5
6.8
Nguyễn Thanh An
6.5
7.3
Hoàng Quốc Nhật
7.3
8
Nguyễn Hoàng Phúc
7.8
6.3
Bùi Thị Thùy Liên
5.5
8
Ngô Thị Thùy Ái
5.5
4.3
Đặng Thị Như Ý
8.3
9.3
Cù Thị Tuyết Sương
8.3
8.5
Nguyễn Nhật Phát
4
6
Đoàn Lê Tâm
4
4
Nguyễn Chí Hòa
6.5
6.8
Nguyễn Trần Tiến
6.5
6.5
Nguyễn Văn Hải
5
5.8
Võ Ngọc Phi Trưởng
5
4.8
Trần Thoại Giang
5.8
8.3
Đoàn Thị Thanh Tú
5.8
6
Lê Đặng Ngọc Hân
7
8.3
Trần Phạm Mỹ Dung
7
7.5
Nguyễn Hà Khánh My
5.3
7
Nguyễn Vũ Tiểu Linh
5.3
6.3
Hà Phương Nam
3.5
5.8
Trần Đình Lưu
3.5
3.3
Đặng Thành Nhân
5.3
7
Nguyễn Hoàng Minh
Thành
5.3
6
Nguyễn Lê Hoàng Phi
5.8
7.8
Phạm Viết Trung
5.8
7
Mai Đoàn Bảo Châu
6
7.3
Huỳnh Thị Thảo Trinh
5.5
7
Hoàng	Nguyễn	Bảo Trân
6
6.3
Phạm Trần Anh Thúy
6
4
Đỗ Thị Hoàng Quyên
5.8
8.8
Phan Bảo Quyên
5.3
6
Giá trị TB
6.1
7.595
6.11
6.405
Độ lệch chuẩn
2.06
1.20
2.06
1.80
Phân tích dữ liệu
Qua bảng trên ta thấy kết qủa hai nhóm trước tác động là tương đương nhau. Nhưng sau tác động , kết quả học tập của hai nhóm đều tăng nhưng nhóm thực nghiệm tăng nhiều hơn. Điểm trung bình lớp thực nghiệm tăng 1.495, trong  ... hân vật anh Sáu và bé Thu để diễn lại đoạn hai cha con nhận nhau và chia tay.
? Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào ?
Cho học sinh bộc lộ
? Hãy lý giải tâm trạng của người kể chuyện “như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”.
Sự am hiểu và đồng cảm của người kể với nhân vật yêu quý của mình.
? Em hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích.
Bé Thu có nét cá tính là sự cứng cỏi, ương ngạnh. Nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
Qua những diễn biến tâm lý của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến trẻ thơ.
Theo dõi đoạn truyện kể về những ngày thăm nhà của ông Sáu.
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất là đứa con?
Vì 8 năm chưa một lần gặp mặt đứa con đầu lòng..
? Hình ảnh ông Sáu bị con từ chối được miêu tả như thế nào?
Anh đứng sững lại đó hai tay buông xuống như bị gãy.
? Chi tiết trên phản ảnh một nội tâm như thế nào?
Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, buồn bã, thất vọng.
? Ông Sáu đã có những biểu hiện gì trước những phản ứng của con?
? Cử chỉ đó nói gì về tình cảm của người cha.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
-Sẵn lòng tha thứ cho con. người cha giàu tình thương và độ lượng.
hối hận.
3. Nhân vật ông Sáu :
a. Khi mới gặp con :
Anh nhún chân nhảy thót lên.
Giọng lắp bắp run run.
à Khao khát được gặp: tình yêu con tha thiết, xúc động, mãnh liệt.
Ngỡ ngàng, ngạc nhiên thất vọng khi bị con từ chối không gọi
Sẵn lòng tha thứ cho con.
àMột người cha độ lượng.
b. Khi về căn cứ :
Cứ ân hận sao mình lại đánh con, nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh.
Cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.
Gò lưng tẩn mẩn khắc từng
Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi
? Cảm nhận của em về hình ảnh : “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”.
Sung sướng khi được nghe tiếng con gọi, nâng niu và giữ gìn tình phụ tử.
? Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu đối với con khi ở chiến khu.
Ân hận khi đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ dày vò anh .
Tỉ mỉ làm một chiếc lược ngà.
? Em hiểu tình cảm của ông sáu như thế nào qua những việc làm ấy ?
-Tình yêu con sâu sắc bị dồn nén có dịp được bộc lộ, khao khát làm một cái gì đó bù đắp cho con .
? Hình ảnh cuối cùng của ông Sáu khi bị đạn giặc trúng ngực “anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
Lúc sắp qua đời người cha vẫn mong nhớ đến con.
Cái nhìn cuối cùng của ông là điều ông nhắn gửi đồng đội thay mình thực hiện mong muốn của con.
Đó là người cha yêu thương con đến tận cùng.
? Tất cả những biểu hiện của ông Sáu, ta thấy ông là người cha như thế nào? Với em, biểu hiện nào của ông Sáu cảm động nhất? Vì sao?
HS thảo luận : Những nỗi đau chiến tranh để lại ?
? Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không phải chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ đồng cảm, chia sẽ với các nhân vật.
? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện ?
Có tác dụng bộc lộ rõ hơn ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục. Chọn nhân vật kể như vậy khiến cho câu chuyện đáng tin cậy.
Người kể chuyện hoàn toàn chủ động theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
* Hoạt động 4 : Tổng kết.
? Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của tác giả.
? Hiểu gì về ý nghĩa câu chuyện.
nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
[Tình cha con thắm thiết sâu nặng.
IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
Cốt chuyện chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.
-Nhân vật kể chuyện thích hợp.
Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm
Luyện tập : Bài tập 2
? Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu)
Bài tập về nhà
? Nhập vai vào nhân vật bé Thu để nói về tâm trạng của mình khi ông Sáu ra lại chiến khu.
? Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.
lý trẻ em
2. Nội dung :
Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
V. Luyện tập.
Bài tập 2
Thay lời kể bằng lời ông Sáu, kể cảnh gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.
Củng cố, dặn dò.
- Học bài.
Ôn tập thơ và truyện hiện đại.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Đề Kiểm tra
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu	KIỂM TRA 45’ VĂN
Lớp: 9/
Họ và tên:...........	Ngày .tháng.năm 2017
Điểm
Lời phê
Đề ra:
Câu 1: Hình ảnh “ánh trăng” trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Duy mang nhiều tầng ý nghĩa. Em hãy chỉ ra những tầng ý nghĩa đó. (1đ)
Câu 2: Viết lại ba câu thơ ở khổ cuối bài “Đồng chí”. Cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. (2đ)
Câu 3: Trình bày nghệ thuật và nội dung văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (2đ) Câu 4: Chỉ ra tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. (2đ)
Câu 5: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (3đ)
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Yêu cầu
Điểm
1
Ánh trăng biểu tưởng cho vẻ đẹp trong sáng, thanh bình của thiên nhiên.
Ánh trăng biểu tượng cho tình bạn gắn bó khăng khít lâu năm của tác giả và trăng “vầng trăng thành tri kỉ”.
Ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình “Cái vầng trăng tình nghĩa”.
Nêu đƣợc những nét cơ bản.
Đủ ba ý (1đ) Thiếu một ý trừ 0.25
2
“ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu sung trăng treo”.
Mang ý nghĩa biểu tượng: súng và trăng- gần và xa, thực tại-thơ mộng, chất chiến đấu- chất trữ tình, chiến sĩ- thi sĩ. Đó cũng là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến :chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. [ Là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn; giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ à tạo chất thép, chất trữ tình – Biểu tượng đẹp của thơ ca kháng chiến.
Đúng
Đầy đủ các ý
1.0
1.0
3
Nghệ thuật :
Hình ảnh thơ độc đáo, có tính phát hiện, đậm chất hiện thực.
Giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi gần với văn xuôi, giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Nội dung :
Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, tràn
- Đúng, đủ
1đ
1đ
đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
4
Cha con gặp nhau sau 8 năm, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm với cha thì cha phải ra đi.
Ở khu căn cứ, cha dồn hết tình cảm vào làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp tặng con thì ông đã hy sinh .
Diễn	đạt đúng ý
1
1
5
a/Hoàn cảnh sống và làm việc :
Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn 2.600m “Cô độc nhất thế gian”.
Đặc biệt và gian khổ
b/ Đối với công việc :
[ Tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, luôn tìm thấy hạnh phúc trong công việc.
Đối với bản thân và mọi người
- Trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc, đọc sách , tự học .
* Tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất , tinh thần.
Tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe.
Hái hoa tặng cô gái, tặng quà khi tiễn khách .
Ông hoạ sĩ vẽ anh, anh từ chối
* Anh luôn quan tâm đến mọi người, tỏ thái độ hiếu khách, chân thành cởi mở, hết sức khiêm tốn
Diễn đạt
thành một
đoạn văn thống nhất về chủ đề. Phân tích được những nét cơ bản trong tính cách của anh thanh niên
0.75
0.75
1.5
Bảng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trƣớc và sau tác động Lớp thực nghiệm (Lớp 9/4)
STT
Họ và tên
Điểm KT trước tác động
Điểm KT sau tác động
1
Nguyễn Đức Thịnh
6.5
7.8
2
Huỳnh Đặng Phương Nhi
8.8
9.5
3
Võ Lê Cát Tường
7.3
9.5
4
Nguyễn Văn Tài Anh
5.8
7.8
5
Nguyễn Hoàng Duy Thanh
6.5
6.8
6
Hoàng Quốc Nhật
7.3
8
7
Bùi Thị Thùy Liên
5.5
8
8
Đặng Thị Như Ý
8.3
9.3
9
Nguyễn Nhật Phát
4
6
10
Nguyễn Chí Hòa
6.5
6.8
11
Nguyễn Văn Hải
5
5.8
12
Trần Thoại Giang
5.8
8.3
13
Lê Đặng Ngọc Hân
7
8.3
14
Nguyễn Hà Khánh My
5.3
7
15
Hà Phương Nam
3.5
5.8
16
Đặng Thành Nhân
5.3
7
17
Nguyễn Lê Hoàng Phi
5.8
7.8
18
Mai Đoàn Bảo Châu
6
7.3
19
Hoàng Nguyễn Bảo Trân
6
6.3
20
Đỗ Thị Hoàng Quyên
5.8
8.8
Lớp đối chứng (9/5)
STT
Họ và tên
Điểm KT trước tác động
Điểm KT sau tác động
1
Đào Nguyễn Tuấn Anh
6.5
7.3
2
Trần Phương Quyên
8.8
9
3
Lâm Hoàng Anh Thư
8
9.5
4
Bùi Tuấn Ngọc
5.8
7.5
5
Nguyễn Thanh An
6.5
7.3
6
Nguyễn Hoàng Phúc
7.8
6.3
7
Ngô Thị Thùy Ái
5.5
4.3
8
Cù Thị Tuyết Sương
8.3
8.5
9
Đoàn Lê Tâm
4
4
10
Nguyễn Trần Tiến
6.5
6.5
11
Võ Ngọc Phi Trưởng
5
4.8
12
Đoàn Thị Thanh Tú
5.8
6
13
Trần Phạm Mỹ Dung
7
7.5
14
Nguyễn Vũ Tiểu Linh
5.3
6.3
15
Trần Đình Lưu
3.5
3.3
16
Nguyễn Hoàng Minh Thành
5.3
6
17
Phạm Viết Trung
5.8
7
18
Huỳnh Thị Thảo Trinh
5.5
7
19
Phạm Trần Anh Thúy
6
4
20
Phan Bảo Quyên
5.3
6
MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài	1
Giới thiệu	2
Hiện trạng	2
Giải pháp thay thế	2
Một số đề tài gần đây	3
Vấn đề nghiên cứu	3
Giả thuyết nghiên cứu	3
Phƣơng pháp	3
Khách thể nghiên cứu	3
Thiết kế	4
Quy trình nghiên cứu	4
Đo lường	5
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả	5
Phân tích dữ liệu	6
Bàn luận kết quả	7
Kết luận, khuyến nghị	7
Tài liệu tham khảo	9
Các phụ lục của đề tài	9
Giáo án mẫu	9
Đề kiểm tra	19
Bảng điểm	21

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_cua_hoc_sinh_kho.docx
  • pdfNaNG_CAO_HuNG_THu_HoC_TaP_CuA_HoC_SINH_KHoI_9_TRuoNG_THCS_NGUYeN_diNH_CHIeU_TRONG_PHaN_MoN_VaN_BaN_B.pdf