Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Theo tác giả Nguyễn Sinh Hùng (Tài liệu Đạo đức và phương pháp dạy đạo đức ở trường Tiểu học của nhà xuất bản Hà Nội năm 1992) muốn nghiên cứu và giảng dạy đạo đức, dù ở cấp độ nào vấn đề đầu tiên là phải xác định rõ được các nguyên lý đạo đức và các phạm trù cơ bản của đạo đức, với một quan điểm phương pháp luận khoa học chân chính; Các vấn đề như bản chất của đạo đức, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, các tiêu chuẩn khoa học của đạo đức, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội - Chính là phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác-Lê nin, đã được Mác và F.Anggen trình bày, luận giả theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Cho đến nay, trong quá trình đổi mới, mặc dù trong nội hàm của từng vấn đề đó đã có những dấu hiệu phát triển, phong phú thêm những giá trị, chuẩn mực cơ bản của nó vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và vẫn còn ý nghĩa thực tiễn sắc bén của nó.

Hiện nay vẫn có người “tế nhị” hơn trong việc phủ nhận đạo đức học theo quan điểm Mác xít, biện lẽ rằng trong các tác phẩm của Mác và Lê nin không hề thấy có một học thuyết, một định nghĩa riêng cho đạo đức. về hiện tượng đúng là các nhà sáng lập chủ nghĩa mác không có một tác phẩm riêng lĩnh vực đạo đức trong đó có nêu lên một khái niệm về đạo đức, nhưng trong các tác phẩm của mình, Mác cũng như F.Angghen khi nêu lên một vấn đề đạo đức đều quy về những nguyên tắc, quy phạm được quy định một cách lịch sử của hành vi của con người kể cả cách đánh giá các hành vi ấy trong các phạm trù Thiện và Ác, đến phẩm chất đạo đức của con người. Vì vậy có thể rút ra kết luận rằng: Những nguyên tắc, quy phạm của hành vi của con người, đối với phẩm giá của con người, trong quan hệ với những người khác, ngay trong quan hệ với giai cấp mình hoặc với giai cấp đối lập, trong quan hệ với nhân dân, với Tổ quốc Chính biểu hiện lý luận về đạo đức, ngay cả mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, việc kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội luôn luôn là các vấn đề trọng tâm của các học thuyết đạo đức

- Cũng chính là các vấn đề lý luận cơ bản của đạo đức. Tuy nhiên, khi nghiên cứu và giảng dạy đạo đức, chúng ta không chỉ dừng ở việc trình bày những nguyên lý chung nhất mà phải tiếp tục đi sâu vào phạm trù đạo đức cụ thể làm cơ sở vững chắc cho quá trình giáo dục đạo đức nói chung.

 

docx 28 trang camtu 07/10/2022 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
Mét sè biÖn ph¸p gi¸o dôc ®¹o ®øc
 cho häc sinh tiÓu häc
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
A. §Æt vÊn ®Ò:
 1. Lý do chọn đề tài:
          Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ  công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.
          Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Ngày nay, với những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học và kỹ thuật, con người nắm trong tay những tư tưởng và khoa học hết sức hùng hậu, có giá trị và sức sang tạo cực kỳ lớn lao đồng thời cũng có sức tàn phá và hủy diệt thật kinh khủng. Bước tiến phi thường đó của xã hội loài người đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và đạo đức trong sáng của lòng nhân ái.
          Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta cũng nhằm tiếp tục nhân đạo hóa các quan hệ giữa người và người, giữa người và môi trường sống, làm cho những nguyên tắc của nền đạo đức mới được khẳng định trong các chính sách và chủ trương, trong các hoạt động và quan hệ xá hội. Đồng thời chính sự nghiệp đổi mới cũng đòi hỏi xuất hiện những con người có phẩm chất đạo đức đầy đủ để đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết quả. Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người.
          Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao. Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận thì việc giáo dục đạo đức có ít nhiều ảnh hưởng. Trước đây trong các trường học, hiện tượng vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ý thức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là rất cao. Trong gia đình con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
          Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu,đạo đức bị giảm sút. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
          Chính vì vậy, mọi nhà trường tiến bộ, nhân đạo, dân chủ, hướng về tương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức mới cho thế hệ trẻ đang lớn lên và tiến hành ngay từ bậc Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu:
          Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa vào tương lai”. Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục đạo đức cho các em nhiệm vụ đó trước hết của các thầy cô giáo. Trên cơ sở điều tra chất lượng giáo dục đạo đức của trường Tiểu học Hiệp Cường, từ đó rút ra một số kết luận về tâm lý lứa tuổi điển hình, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh của trường tiểu học Hiệp Cường. Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn nhận được thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động đến đạo đức của các em. Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh nhàm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học.
3. Phạm vi nghiên cứu:
          - Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục đạo đức thông qua các môn học và các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp.
          - Phạm vi về không gian: Tại trường Tiểu học Hiệp Cường.
          - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
          - Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
          - Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Hiệp Cường – Kim Động – Hưng Yên.
          - Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Hiệp Cường.
          - Đề xuất mới: Trang bị cho học sinh Tiểu học những kiến thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức và các khái niệm đạo đức thông qua môn Đạo đức, các môn học khác để giúp các em đánh giá các hoạt động của bản thân về đạo đức.
          - Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học ý thức, thái độ, hành vi trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, ông bà, cha mẹ.
B. ph­¬ng ph¸p tiÕn hµnh:
 1. Các phương pháp nghiên cứu:
 Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
          - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
          - Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu.
          - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.       
 - Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử chỉ, thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, để từ đó điều chỉnh hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh.                                                
          - Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài.              
 - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê toán học.
2. Đóng góp mới của đề tài:
          - Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức, để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
          - Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể,). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức.
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác..
3. Kế hoạch nghiên cứu:
          - Từ tháng 8/2014 đến tháng 9/2014: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài.
          - Từ tháng 10/2014 đến tháng 01/2015: Giai đoạn nghiên cứu đề tài.
          - Từ tháng 02/2015 đến tháng 5/2015: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài..
              PHẦN II: NỘI  DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC:
1. Lịch sử của vấn đề đạo đức:
Trong công cuộc đổi mới vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học được đặt ra với yêu cầu bức thiết:
- Đảm bảo cư xử với học sinh Tiểu học như một chỉnh thể, một nhân cách đang hình thành. Nhà trường cần được giáo dục toàn diện, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc gia đối với một trường Tiểu học.
- Cần đảm bảo sự bình đẳng trong học sinh để hình thành và phát triển đạo đức. Quan tâm đặc biệt đến những học sinh đang gặp khó khăn b ... tâm lí, tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè của đối tượng này để có biện pháp giáo dục.
          - Phát hiện, động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin ở học sinh. Theo số liệu điều tra, số học sinh có biểu hiện sai trái về đạo đức đã mất hết niềm tin vào bản thân. Vì vậy, việc khích lệ những cố gắng, tiến bộ của các em sẽ có tác dụng như một động lực, một sinh khí mới cho các em phấn đấu. Giáo dục lại đạo đức cần gắn liền với giáo dục lòng say mê học tập. Phần đông học sinh hư đều lười biếng học tập, việc thu hút các em vào hoạt động học tập sẽ dần dần tách các em khỏi những quan hệ xấu và bản thân nội dung các môn học cũng góp phần nâng cao nhận thức giúp các em tự điều chỉnh mình.
          Tóm lại, kinh nghiệm thành công của thầy cô giáo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết là phải nghiên cứu, nắm chắc nguyên nhân và đặc điểm tâm sinh lí, khả năng của từng học sinh. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phù hợp và tổ chức được các lực lượng giáo dục thống nhất tác động. Trong các lực lượng giáo dục đó phải chú ý đúng mức đến sức mạnh đồng bộ của tập thể thầy cô giáo, tập thể học sinh và gia đình học sinh. Phương pháp giáo dục đúng và thích hợp từng học sinh cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công đối với học sinh yếu đạo đức còn đòi hỏi cao ở nhiều người thầy, cô giáo về mặt uy tín,về thái độ nhiệt tình, về tính kiên trì, lòng độ lượng, bao dung. Đó cũng là những phẩm chất làm nên sức mạnh giáo dục đạo đức đối với học sinh hư. Nguyện vọng thiết tha của đông đảo thầy cô giáo là được hướng dẫn, cung cấp những kinh nghiệm hiện đại để giáo dục tốt phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đó cũng chính là yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu, tìm ra những giải pháp giáo dục mới, cụ thể, có hiệu quả cao đối với học sinh yếu kém về đạo đức.                                                                                                                                                                    
PHẦN III: KẾT LUẬN
          Từ chiều sâu lịch sử, dân tộc Việt Nam sớm hình thành một nền đạo đức và luôn có ý thức tu dưỡng, giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc; luôn xem đạo đức cách mạng là phẩm chất đầu tiên, là cái gốc của mỗi con người. Bác Hồ đã dạy: “Ngươi cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” và Bác hồ cũng chỉ rằng: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Từ thực tiễn, xây dựng, bảo vệ đất nước, từ những ý kiến chỉ dạy của Bác Hồ cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh bậc Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc Tiểu học thông qua các hoạt động tập thể, thông qua sự phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả người giáo viên Tiểu học có thể kết hợp nhiều phương pháp, nhiều biện pháp giáo dục. Vì có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các em, người giáo viên tiểu học có cơ hội hiểu biết đầy đủ đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh, theo dõi được sự phát triển của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
          Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, người giáo viên cần:
          - Góp phần vào việc xây dựng một bầu không khí lành mạnh (đầy lòng thương yêu, tin cậy, an toàn) trong trường và lớp.
          - Hiểu về đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn biện pháp giáo dục với cả lớp và từng học sinh.
          - Tiến hành giáo dục đạo đức thông qua những tình huống cụ thể. Hết sức tránh lý thuyết và hô hào, trừ những trường hợp đặc biệt.
          - Tổ chức việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài lớp và ngoài giờ, kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở lớp.
          - Sử dụng một cách thận trọng các biện pháp giáo dục đạo đức trực tiếp, vì mỗi phương pháp giáo dục đều có hạn chế riêng của nó.
          - Chớ quên rằng khi dạy bất kỳ môn học nào, người giáo viên đều làm nhiệm vụ giáo dục giá trị đạo đức. Cần làm cho học sinh hiểu môn học trong tổng thể; nội dung thông tin, phương pháp, những giá trị có trong đó.
          - Người giáo viên có tác dụng giáo dục bằng toàn bộ nhân cách của mình. Trẻ em nhìn người giáo viên một cách tổng quát, vì vậy người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức. “Tấm gương bao giờ cũng cói giá trị hơn lời giáo huấn” điều này nhắc nhở rằng người giáo viên cần phải trung thực, thẳng thắn trong cách đối xử với học sinh. Nếu người giáo viên yêu môn học nào, học sinh cũng yêu môn học đó; Nếu người giáo viên quan tâm bảo vệ môi trường, học sinh cũng sẽ quan tâm đến điều đó; Nếu người giáo viên làm việc và sinh hoạt đúng giờ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, học sinh sẽ cố gắng được như vậy. Chúng ta luôn luôn lưu ý rằng giáo dục đạo đức không chỉ dừng ở việc hình thành thói quen, mà điều chủ yếu là phải từ việc luyện thói quen hành vi đạo đức mà xây dựng được niềm tin đạo đức, làm cơ sở cho ứng xử thường xuyên của các em.
          Trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, khi giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, bậc tiểu học trở thành bậc nền tảng, cần nhanh chóng được phổ cập và nâng cao chất lượng, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược giáo dục đào tạo là phát triển nhân cách nguồn nhân lực. Nhân cách đó phải định hướng đúng đắn ngay từ bậc giáo dục tiểu học. Các nhà quản lý giáo dục nắm chắc mục tiêu này để có kế hoạch, biện pháp trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục để hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Trong công cuộc đổi mới vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học được đặt ra với yêu cầu bức thiết:
          - Cần đảm bảo cư xử với học sinh như một chỉnh thể, một nhân cách đang hình thành. Nhà trường cần giáo dục toàn diện, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc gia đối với một trường Tiểu học. Cần đảm bảo sự bình đẳng cho học sinh để hình thành và phát triển hành vi đạo đức, quan tâm đặc biệt đến những học sinh đang gặp những khó khăn bất lợi. Cần có những định hướng đúng đắn cho sự hình thành và phát triển hành vi đạo đức tiếp theo của học sinh sau bậc tiểu học.
          - Tổ chức ngày hội truyền thống với nhiều hoạt động phong phú thu hút 100% học sinh tham gia. Tổ chức tốt việc thực hiện các chủ điểm giáo dục học sinh theo từng khối lớp nhằm rèn luyện nếp sống đạo đức cho các em.
          - Tạo điều kiện cho Đội Thiếu niên tiền phong tổ chức các hoạt động tập thể (chào cờ đầu tuần, múa hát tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp). Làm tốt công tác giáo dục ý thức tiết kiệm, lòng từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.
          - Giáo viên tự rèn luyện phong cách đạo đức, gương mẫu trước học sinh, phải là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo. Giảng dạy tốt các tiết Đạo đức theo hướng tích cực. Tăng cường giáo dục tình cảm, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nền tảng cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
          Với những yêu cầu trên, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cùng với các nhà quản lý giáo dục tiến hành các hoạt động giáo dục thiết thực nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
 Tôi xin hứa: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ” này là do tôi viết, tôi không sao chép của ai. 	
 Hiệp Cường ngày 10 tháng 3 năm 2016
 Nguyễn Thị Loan
TµI  LIÖU  THAM  KH¶O
  1. Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức ở trường Tiểu học - Nguyễn Sinh Huy.
2. Tâm lý học Tiểu học - Bùi Văn Huệ - Đại học Sư phạm I Hà Nội.
3. Một số vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh - Đặng Vũ Hoạt - Viện nghiên cứu khoa học giáo dục.
4. Vấn đề giáo dục - Hồ Chí Minh - Giáo dục học 1990.
5. Nghiên cứu giáo dục - Tạp chí giáo dục.
6. Tâm lý giáo dục học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội 1998.
7. Phát triển nhân cách học sinh Tiểu học - Ma Văn Hiệp - Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên 1998.
8. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục đạo đức. NXB giáo dục H, 1999.
          9. Chương trình tiểu học năm 2000. Bộ giáo dục và đào tạo.
          10. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 giáo dục Tiểu học.
          11. Tạp chí giáo dục số 85 năm 2004. Bộ giáo dục và đào tạo.
          12. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo.
 MỤC LỤC
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU TRANG
A. §Æt vÊn ®Ò:
1. Lý do chọn đề tài: 
	 1
	 1	2
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phạm vi nghiên cứu: 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
	 3	4
 3
 3 
B. ph­¬ng ph¸p tiÕn hµnh:	 
1. Các phương pháp tiến hành:
2. Đóng góp của đề tài:
3. Kế hoạch nghiên cứu:
 PHẦN II: NỘI DUNG
	4	6
 4
 4
 5
A. C¬ së lý luËn cña viÖc gi¸o dôc ®¹o ®øc:
	 5	6
1. Lịch sử của vấn đề đạo đức:
	5	6
2. Một số khái niệm về đạo đức:
	6	6
3. Vai trò của nhà trường Tiểu học trong việc giáo dục đạo đức: 
 6	
B. thùc tr¹ng vÊn ®Ò gi¸o dôc ®¹o ®øc ë tr­êng tiÓu häc:
	9	7
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
	9	8
2. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh hiện nay ở trường tiểu học Hiệp Cường:
	10	9
C. c¸c gi¶I ph¸p vµ kÕt qu¶ ®¹t ®­îc:
1.Các giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh:
 11
2. Kết quả: 
 18
3. Bài học kinh nghiệm:
	20	17
 PHẦN III: KẾT LUẬN
	Tµi liÖu tham kh¶o
	25	26
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
	..............................................................................
	.............................................................................
	.............................................................................
	.............................................................................
	.............................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.docx