Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn
Trước khi có phương tiện nghe, nhìn thì sách là con đường ưu việt nhất để con người tiếp cận văn hóa và tri thức. Đến nay thì ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phim ảnh, mạng Dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người.
Và ngày nay, giáo dục trong nhà trường hướng đến mục tiêu hình thành nên những con người chủ động học hỏi, tự bản thân tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Người thầy có vai trò hướng dẫn, định hướng cho học sinh mục tiêu hướng tới. Bởi thế, chúng ta không còn chỉ học ở thầy mà có thể học từ những nguồn tri thức khác, không chỉ học kiến thức mà còn học những kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân. Trong những nguồn thông tin đó thì có thể khẳng định sách là nguồn có giá trị to lớn nhất.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển từng nói:“Không đọc sách, học sinh thiếu nhiều kỹ năng trong cuộc sống”. Nếu một người giàu có đến mấy về kiến thức lý thuyết mà thiếu đi các kĩ năng sống cần thiết thì cũng khó để trở thành người có ích cho xã hội.
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm“Ngày sách và bản quyền thế giới”.
nước ta, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ- TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là“Ngày sách Việt Nam” nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đến năm 2022 là năm thứ 9 thực hiện“Ngày sách Việt Nam”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 NỘI DUNG 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 Sách là gì? 4 Tầm quan trọng của sách 4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 5 Tầm quan trọng của sách 8 Bạn có thích đọc sách không 9 Mức độ thường xuyên đọc sách 9 Thời gian dành cho việc đọc sách 10 Thể loại sách mà các em thường đọc: 10 Nguồn tìm kiếm thông tin chủ yếu của các em học sinh: 11 Lý do các em không thích đọc sách 12 Mức độ thường xuyên tới thư viện 12 Lợi ích của việc đọc sách 13 NGUYÊN NHÂN 14 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 14 Đối với Ban giám hiệu nhà trường 14 Đối với giáo viên 15 Đối với phụ huynh 16 Đối với Đoàn trường 17 Đối với học sinh 18 Tuyển thành viên câu lạc bộ 18 Lập trang facebook của câu lạc bộ 19 Xây dựng tủ sách tri thức 20 Tạo nguồn sách 20 Quản lý tủ sách 22 Hoạt động của câu lạc bộ 23 Tổ chức giới thiệu sách 23 Câu lạc bộ tổ chức ngày hạnh phúc 24 Tổ chức chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp: “Sách – đường đến tương lai” 26 Thực hiện chương trình mượn sách bằng vỏ hộp sữa 30 Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội 30 KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP 31 Mục đích khảo nghiệm 32 Đối tượng khảo nghiệm 32 Thời gian khảo nghiệm 32 Nội dung khảo nghiệm 32 Khảo nghiệm các em học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu về tình hình mượn sách nhiều hay ít: 32 Kết quả khảo nghiệm về việc các em có thích xuống thư viện không 33 Kết quả khảo nghiệm về việc các em thường đọc sách khi nào 34 Đánh giá về kết quả khảo nghiệm 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 Kết luận 37 Kiến nghị 37 D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, sách có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội. Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại, là di huấn tinh thần của thế hệ này dành cho thế hệ khác. Đọc sách giúp chúng ta tích lũy kiến thức để học tập, nghiên cứu khoa học và có những trải nghiệm quý báu. Henry David đã từng nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và quốc gia”. Đại văn hào Mácxim Gorki cũng khẳng định: “Sách là kỳ công phức tạp và vĩ đại nhất trong tất cả các kỳ công tuyệt diệu mà loài người sáng tạo ra trên con đường tiến tới hạnh phúc và tương lai tươi sáng”. Có thể nói, mọi sự thành công của con người đều nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm của bản thân với những tri thức lĩnh hội từ việc học trong cuộc sống, trong nhà trường và trong sách vở, kho tàng tri thức của nhân loại. Bên cạnh đó, sách còn có vai trò rất lớn đối với việc giáo dục nhân cách con người. Mỗi cuốn sách đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Bởi từ sách, các tác giả đã gửi gắm tâm hồn, tâm tư, tình cảm, khát vọng,trong cuộc sống và trong mọi mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp người đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính mình theo từng trang sách. Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, việc đọc sách đôi khi bị lãng quên bởi con người có thể lướt web, google search là ra mọi thông tin mong muốn. Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtuberất phổ biến và tiếp cận sâu rộng đến giới trẻ. Sự tiện ích của chúng làm chúng ta dần quên mất sự tồn tại của sách. Văn hóa đọc ở Việt Nam đang dần nhạt phai. Người đọc nhất là giới trẻ có xu hướng lười đọc sách. Theo một khảo sát quốc tế năm 2019 của trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Việt Nam chúng ta chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, theo lượng sách xuất bản, mỗi người Việt Nam thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới/người/năm nhưng trong đó, có một nửa là sách giáo khoa. Thời gian dành cho đọc sách hàng tuần, cao nhất là Ấn Độ 11 giờ, Trung Quốc 5 giờ, Nhật Bản 4 giờ, Hàn Quốc 3 giờ, trong khi đó Việt Nam chỉ 1 giờ. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát với 200 em học sinh trường trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Đức Mậu về thói quen đọc sách, kết quả chỉ có 20,5% số bạn đọc sách thường xuyên, 2% không đọc sách và 66,5% thỉnh thoảng đọc, 11% đọc khi cần tra cứu thông tin. Dựa vào số liệu trên có thể thấy tỷ lệ học sinh đọc sách thường xuyên rất ít. Trong tình hình dịch covid-19 rất phức tạp và diễn biến khó lường, nhiều địa phương trên cả nước phải dạy và học trực tuyến. Trường THPT Nguyễn Đức Mậu học trực tuyến thời gian đầu năm học và không chắc chắn được việc học trực tiếp sẽ diễn ra liên tiếp đến hết năm học. Vì thế, hướng dẫn các em chủ động học tập và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường là việc làm cần thiết mang tính chất chủ động, lâu dài. Đây là điều mà Bộ giáo dục và xã hội đang hướng tới Trước thực trạng trên, chúng tôi đã trăn trở suy nghĩ và cũng chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn”. Đề tài chỉ ra thực trạng thói quen đọc sách của học sinh hiện nay và đề xuất ... ận dụng những kiến thức trong sách vào cuộc sống thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn đối với các em. Đọc sách chưa hẳn đã thành công nhưng người thành công thì luôn có đam mê đọc sách. Vì thế việc định hướng, hình thành văn hóa đọc cho các em học sinh là việc làm cần thiết ở mỗi nhà trường. Kết quả khảo nghiệm về việc các em thƣờng đọc sách khi nào: TT Các em thƣờng đọc sách khi nào Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu) 1 Luôn đọc sách khi rảnh rỗi 66 105 2 Khi cảm thấy muốn đọc thì đọc 117 87 3 Chỉ đọc sách khi cần tham khảo 13 7 4 Không bao giờ đọc 4 1 Bảng 3: Khảo nghiệm trước và sau khi nghiên cứu về việc học sinh thường đọc sách khi nào. 140 120 100 80 60 Trước nghiên cứu Sau Nghiên cứu 40 20 0 Luôn đọc sách Khi cảm thấy Chỉ đọc sách Không bao giờ khi rảnh rỗi muốn đọc thì đọc khi cần tham khảo đọc Biểu đồ 13: Khảo nghiệm trước và sau khi nghiên cứu về việc học sinh thường đọc sách khi nào. Như vậy nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp tạo điều kiện cho các bạn có môi trường đọc và học thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu. Các bạn đã hiểu lợi ích của việc đọc sách, thay vì không bao giờ đọc sách hay chỉ đọc sách khi cần đến thì các bạn dần chuyển sang hướng đọc sách khi rảnh rỗi và khi muốn đọc. Theo hướng này các em học sinh đã thay đổi suy nghĩ, thay đổi dần thói quen để tạo ra cho mình một thói quen lành mạnh, hữu ích hơn. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm: Theo kết quả của tất cả những mặt khảo nghiệm về thói quen đọc sách của học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu thì tỷ lệ học sinh tạo thói quen đọc sách bước đầu đã có hướng tích cực so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Chúng tôi hi vọng đây không chỉ là bước đầu hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh mà sẽ đưa văn hóa đọc trong ngôi trường THPT Nguyễn Đức Mậu được lan rộng và bền vững. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các em học sinh đã hiểu hơn về lợi ích của việc đọc sách. Các em đã biết tạo cho mình thói quen đọc sách, xây dựng cho mình kĩ năng đọc sách khoa học, biết khai thác những lợi ích mà sách đem lại và vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho xã hội. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi chúng tôi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Cùng với nhịp sống sôi động, sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người có thêm nhiều hình thức để tiếp nhận các tri thức của đời sống xã hội. Vì thế nhiều người không còn mặn mà với việc đọc, đặc biệt là giới trẻ đã không còn muốn đọc sách theo cách truyền thống, dẫn đến văn hóa đọc ngày càng bị mai một. Có thể nói, xã hội hiện đại tuy đem đến cuộc sống đầy đủ hơn cho con người nhưng cũng mang đến nhiều thói quen không tốt, ảnh hưởng đến tư duy, cách nhìn nhận, suy nghĩ cũng như hành động của mỗi người. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận thông tin thụ động qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại đã làm giảm bớt tính tư duy, nghiền ngẫm, sáng tạo vốn có của văn hóa đọc. Do vậy, việc hình thành thói quen đọc, trang bị kĩ năng và phương pháp đọc là một công việc đóng vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách con người, giúp con người phát triển toàn diện. Câu lạc bộ đọc sách và thư viện thực sự là nơi tốt nhất hình thành thói quen đọc cho học sinh, là bộ phận không thể thiếu được trong mỗi trường học. Tuy nhiên đề tài là sự tìm tòi, suy nghĩ của chúng tôi trước vấn đề học sinh nói chung và học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu nói riêng đang trong tình trạng lơ là thói quen đọc sách, vì thế chúng tôi mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu, tích cực nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Và để đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn hơn. Hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ khảo sát thực trạng và áp dụng giải pháp cho việc xây dựng câu lạc bộ đọc sách, xây dựng văn hóa đọc của toàn bộ học sinh trong trường THPT tỉnh Nghệ An. Kiến nghị: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có thể mở rộng đề tài này với học sinh ở các trường THPT khác. Ngoài ra, khi chúng tôi hoàn thành xong đề tài này, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhiều đề tài khác trong môi trường học đường mà toàn xã hội quan tâm, ví dụ như hướng nghiệp cho học sinh để giúp học sinh hội tụ đầy đủ ba yếu tố trong việc phát triển năng lực: Kiến thức, kĩ năng và thái độ. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài này. D: TÀI LIỆU THAM KHẢO Giải pháp xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh – Báo giáo dục thời đại Táo tài liệu: Một số hoạt động tổ chức câu lạc bộ đọc sách cho học sinh Lý do nên thành lập câu lạc bộ sách và hành động – Trang dự án sách và hành động. https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch. ------- Hết -------
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_trien_van_hoa_do.docx
- Lại Thế Quang, Lê An Giang, Trần Thị Thái- Trường THPT Nguyễn Đức Mậu-GDTX.pdf