Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước.

Nội dung tự bồi dưỡng

Bồi dưỡng kiến thức tin học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Bồi dưỡng qua các buổi chuyên đề trường tổ chức.

Hình thức sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin

Qua buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ đ/c Hiệu Phó chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra chủ đề để giáo viên cùng thảo luận đưa ra các ý kiến góp ý bổ sung cho chủ đề định bồi dưỡng có thể sinh hoạt theo tổ hoặc sinh hoạt tập trung cả khối mẫu giáo.

 

docx 10 trang camtu 07/10/2022 20903
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ mới, thời đại phát triển của công nghệ thông tin (CNTT). Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực là một vấn đề tất yếu. Đối với ngành giáo dục mầm non, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý, chăn sóc giáo dục trẻ. Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. Những lợi ích đó được thể hiện cụ thể như sau:
Đối với giáo viên: Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Giáo viên không chỉ bó buộc trong lượng kiến thức hiện có mà còn có được tìm hiểu thêm những kiến thức mới, học hỏi được thêm nhiều kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng CNTT còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình.
Đối với trẻ: Thời gian gần đây, sự phát triển của trò chơi điện tử, của các phần mềm học thông minh trên máy tính bảng, smartphone đang có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nếu các giờ học trên lớp vẫn áp dụng theo phương pháp cũ là những đồ dùng, tranh ảnh đơn giản, khô khan như trước thì sẽ không thu hút được sự chú ý, sự hứng thú cũng như sự hợp tác trong giờ học của trẻ. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào trong giờ học cho trẻ là vô cùng cấp thiết. Nhờ những giờ học có ứng dụng CNTT một cách sinh động trẻ sẽ được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn, hứng thú hơn phương pháp cũ. Ngoài ra, những giờ học có ứng dụng CNTT giúp sự tương tác giữa giáo viên và trẻ được cải thiện đáng kể, trẻ có cơ hội được thể hiện đặc điểm tâm lý của mình tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá và cũng chính là cơ hội để giáo viên nắm bắt, đánh giá được khả năng, tính cách cảu từng học sinh của mình. Từ đó, giáo viên dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ, giúp trẻ ngày càng tự tin, hoàn thiện bản thân hơn.
Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mền giáo dục và có rất nhiểu những phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non như: Power point, Flash, Photoshop, converter, E-learning, Goldwave, ispring . Các phần mền này rất tiện ích và chở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như: Tivi, đầu video,  vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cở sở lý luận
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được Unessco chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Ngoài ra, Unessco còn dự báo: Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỷ XXI.
Thực hiện các chỉ thị, thông tư, công văn của Bộ giáo dục và đào tạo. Nêu rõ: “Với giáo dục mầm non, tâp trung đầu tư máy tính và kết nối Internet với mục tiêu chính yếu phục vụ công tác quản lý, đảm bảo thông tin liên lạc và giúp giáo viên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”. Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục chính là nội dung được Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục Đào tạo quan tâm và chỉ đạo thực hiện.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, trẻ em ngày nay sớm được tiếp cận với những phương riện thông tin ngay tại nhà: Xem tivi, nghe nhạc, xem băng đĩa nhạc, .. vì thế khi đến lớp mẫu giáo, nếu giáo viên chỉ sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với bài học. Hơn nữa, với đặc điểm phát triển tư duy của lứa tuổi, trẻ mầm non rất dễ dàng bị thu hút bởi những hình ảnh sinh động, âm thanh sống động, những con chữ đầy màu sắc, con số biết chạy, con vật cỏ thể chuyển động,  từ đó trẻ sẽ tích cực phát huy tham gia hoạt động, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi để tiếp cận kiến thức.
Như vậy, Công nghệ thông tin có thể coi là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho phương pháp dạy học tích cực “ lấy trẻ làm trung tâm” nhắm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non”. Nhằm tạo môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy ở trường mầm non.
2.1. Khái quát vài nét về trường
Trường mầm non nơi tôi đang công tác đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012. Trường có hơn 531 học sinh chia làm 16 nhóm lớp. Tổng số cán bộ - giáo viên – nhân viên trong toàn trường là 54 đồng chí. GV đạt chuẩn: 100% và trên chuẩn: 74%.
Nhà trường có tổng diện tích mặt bằng là 7.598 m2, với 24 phòng học và phòng chức năng trong đó có phòng đàn, và phòng múa. Sân trường rộng 3.601 m2 đảm bảo tốt cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập. Lớp mẫu giáo do tôi và một giáo viên nữa phụ trách có tổng số trẻ là 36 trẻ/ lớp. 
2.2 Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh phối hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân đã được học, được biết về tin học và có lòng yêu thích CNTT. Khi làm việc tại trường, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện để tôi được đi học các lớp tin học nâng cao do phòng giáo dục tổ chức. Từ đó tôi đã phần nào trau rồi thêm những kiến thức về CNTT cho mình. Bên cạnh đó, với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn mang lại giờ học của các con sự hứng thú, dễ nhớ mà khó quên. Chính vì vậy, tôi rất thích tìm tòi, khám phá về tin học, đặc biệt là những phần mềm ứng dụng, những tài liệu có liên quan đến việc xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ mầm non.
Tôi rất may nắm được làm việc cùng các đồng nghiệp luôn chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi và tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều kiến thức tin học hay.
Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi, các con rất chăm ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá những điều mới lạ.
* Khó khăn:
Một số trẻ còn chưa có tinh thần tập trung cao trong giờ, trẻ đi học lại không đều nên kiến thức hay bị gián đoạn.
Phần lớn phụ huynh của lớp làm nghề buôn bán, công nhân, các nghề tự do nên ít có thời gian và điều kiện quan tâm đến con em mình Số ít phụ huynh luôn nghĩ cho con đi học mầm non thực ra chỉ là đi “gửi trẻ”, không cần phải học. Đặc biệt, một số phụ huynh còn hiểu biết hạn chế về CNTT, xem nhẹ việc cho trẻ tiếp cận với CNTT trong tiết học, cho rằng “học mầm non thì cần gì đến công nghệ thông tin”.
Từ những thực trạng trên tôi đi vào tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi đầu năm và thu được kết quả cụ thể sau:
Bảng 1: Số liệu trước khi thực hiện các giải pháp
STT
Khả năng tích cực của trẻ
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
1
Khả năng tập trung của trẻ trong tiết học
27/36
75%
2
Trẻ đạt được mục đích yêu cầu của tiết học
28/36
77,8%
3
Chất lượng của mỗi tiết học
27/36
75%
Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, đã giúp tôi tìm ra: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non”. Với phương châm “hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em” Mỗi bậc phụ huynh cần luôn quan tâm chăm sóc con em mình giúp trẻ có cơ hội tham gia phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo, trí tưởng tượng quan sát và tư duy cho trẻ.
3. Các biện pháp đã tiến hành
3.1. Công tác tự bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước.
Nội dung tự bồi dưỡng
Bồi dưỡng kiến thức tin học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Bồi dưỡng qua các buổi chuyên đề trường tổ chức.
Hình thức sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin
Qua buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ đ/c Hiệu Phó chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra chủ đề để giáo viên cùng thảo luận đưa ra các ý kiến góp ý bổ sung cho chủ đề định bồi dưỡng có thể sinh hoạt theo tổ hoặc sinh hoạt tập trung cả khối mẫu giáo.
Ví dụ: Tổ trưởng đưa ra chủ đề là chèn nhạc vào powerpoint.
Các đồng chí giáo viên từng người đưa ra các ý kiến hiểu biết của mình về chèn nhạc như: Lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề, độ tuổi, các bài hát mang tính giáo dục đối với trẻ. Các bài hát muốn chèn mà khi chúng ta muốn di chuyển đi máy tính khác không bị mất thì phải đổi đuôi từ mp3 sang Wav chọn phần mềm Total Video Converter để đổi đuôi nhạc mp3 sang đuôi Wav hoặc khi trèn chúng ta phải liên kết đến địa chỉ trang web mà ta tải bài hát thì sẽ không bị mất. Tool -> options -> general -> linksouds withfilesize.
Giáo viên biết thì chia sẻ kinh nghiệm, giáo viên chưa biết sẽ học hỏi qua đồng nghiệp. Mỗi giáo viên có một quyển sổ tay tích lũy riêng các kiến thức về CNTT mà mình tự bồi dưỡng được qua đồng nghiệp. (Ảnh 1 phụ lục)
Qua các tiết chuyên đề của trường giáo viên đưa ra các nhận xét về tiết dạy cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông vào tổ chức các hoạt động đã phù hợp chưa, linh hoạt chưa, các hình ảnh âm thanh có đạt được mục tiêu của bài dạy hay không sau đó ghi nhận xét vào sổ bồi dưỡng chuyên môn của mình để làm tài liệu.
Tự bồi dưỡng qua dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân.(Ảnh 2 phụ lục)
 	Tóm lại việc tự bồi dưỡng của bản thân giáo viên là yếu tố quan trọng và quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học của lớ ... ợc kiến thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẩm mỹ. Dạy trẻ có kỹ năng vẽ, xé dán
Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu sáp (màu nước) đã thành quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. ((Ảnh 8 phụ lục)
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ ô tô tải
Mục đích: Trẻ vẽ được chiếc ô tô tải, biết được các bộ phận của xe, biết xe tải là một loại phương tiện giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông trẻ phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang google tìm hình ảnh xe tải -> coppy  xe tải về máy. Sau đó cô cho trẻ xem hình ảnh chiếc xe được chụp hình lại sau đó cô sử dụng phần mềm painter để vẽ cho trẻ dễ quan sát sau đó sử dụng bút màu và giấy A0 để vẽ lại cho trẻ rõ.
Cô vẽ đầu xe ô tô sau đó đến thùng xe, bánh xe sau đó khi cho trẻ thực hiện cô có thể lồng âm nhạc vào cho trẻ nghe như bài ” Ba em là công nhân lái xe hay em tập lái ô tô” để trẻ hứng thú hơn. Sau đó cô cũng có thể rèn cho trẻ biết sử dụng “bút” trên phần mềm để vẽ những gì trẻ thích. (Ảnh 9 phụ lục)
4.4. Tích cực nâng cao kĩ năng xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động giáo dục.
* Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử.
Power Point là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh các dạng đồ thị, những đoạn âm thanh video, những đoạn ghi âm để minh hoạ cho bài giảng giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề.
Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng phân tích những hiện tượng diễn tả bằng hình ảnh, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh giúp trẻ dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức tổ chức các hình thức học tập mới lạ tạo sự tương tác cao giữa người học và người dạy. Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng người giáo viên cần chú ý điểm sau.
Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình bài giảng và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học của từng hoạt động. Trong chương trình Giáo dục mầm non, hình thành kiến thức mới cho trẻ.
Được phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: Hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm. Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp tổ chức các hoạt động. Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint: Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản trên các đối tượng do người thiết kế lựa chọn.
Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ. Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần đưa những hình ảnh minh họa cho bài giảng như tiết tạo hình vẽ các đường nét. cần có kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp, sao cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp hợp lý để trẻ dễ hiểu tránh rườm rà khó hiểu rối mắt.
Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển để mô tả: Trong đó, có kỹ năng sau rất cần thiết cho thiết kế bài giảng là thực hành các bài giảng theo các mức độ từ dễ đến khó. Mỗi bài giảng chỉ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản. Phân loại các bài giảng tương ứng với các hiệu ứng cơ bản. Sắp xếp các bài giảng tổng hợp từ đơn giản đến phức tạp. Gắn với nội dung học tập với chương trình GDMN. (Ảnh 10 phụ lục)
 * Sử dụng phần mềm soạn giảng E-Learning.
Presenter khác Powerpoint như thế nào? Powerpoint thuần tuý là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên).
Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài E – Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash mà powerpoint không làm được, đưa bài giảng lên giảng trực tuyến làm bản quyền mà người khác không thể sửa của mình.
Bước 1: Soạn bài trình chiếu trên Powerpoint
Bước 2: Sử dụng các chức năng của Adobe Presenter hoàn thiện nội dung cho bài giảng.
          Bước 3: Xuất bản, chuyển file Powerpoint sang dạng bài e-Learning
Khi sử dụng chúng ta có thể vào dao diện Adobe  presenter sau đó vào các mục như Record  Audio để ghi âm trực tiếp lời thoại, hay vào Capture video để ghi hình và lời thoạirất hữu ích để thiết kế bài dạy đồng thời chúng ta cũng chỉnh sửa được những đoạn ghi âm, video mà chúng ta vừa trèn hay coppy và dán sang một side khác.
Khi sử dụng phần mềm E – learning chúng ta có thể sử dụng các dạng câu hỏi đúng sai, câu hỏi ghép đôi rất hợp với các tiết làm quen chữ cái, toán đây là một điều rất mới. (Ảnh 11 phụ lục)
Điểm mới của phần mềm này là cho phép ta ghi âm cũng như đồng bộ âm thanh và lời nói trực tiếp, với power point chúng ta không thể chèn trực tiếp video vào các side nhưng với E – Learning thì lại làm được chúng ta trèn video có đuôi swf vào trực tiếp power point mà không ảnh hưởng dến tính thẩm mỹ, và nội dung tiến  trình bài học.
* Tích cực sáng tạo các trò chơi dựa vào các trò chơi gốc từ chương trình vui học Kidsmart.
Tôi lựa chọn các trò chơi từ Kidsmart, sáng tạo thành các trò chơi phù hợp với chủ đề để đưa vào bài dạy, tạo cơ hội  cho trẻ khám phá nâng cao chất lượng các giờ hoạt động chung đồng thời củng cố ôn luyện trò chơi Kidsmart như sau:
VD: Trò chơi “Sắp xếp các bức tranh” lấy từ ý tưởng “xưởng làm phim” trong ngôi nhà khoa học của Samy. Qua việc sắp xếp các bức tranh trẻ sẽ nhớ được trình tự của câu chuyện gốc mà cô kể cho trẻ nghe, khám phá ra ý nghĩa của bức tranh sẽ thay đổi nếu cách sắp xếp thay đổi. Trẻ sẽ nhớ lâu hơn những lời cô kể nếu trẻ được tự mình sắp xếp các bức tranh theo nội dung câu chuyện bài thơ và trẻ được kể với nhóm bạn của mình hoặc kể cho bạn nghe kiến thức trẻ tiếp thu được đạt khoảng 90 % nếu sử dụng hình thức này. (Ảnh 12 phụ lục)
Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong giờ kể chuyện, ngoài việc cô kể bằng các đồ dùng minh họa trực quan khác. Giáo viên có thể tự chỉnh sửa các tranh, ghép ảnh cho phù hợp với nội dung câu chuyện, chèn các hình ảnh họa cho câu chuyện vào Powerpoint, chọn các hiệu ứng cho các nhân vật để trình chiếu thu hút trẻ vào các hoạt động. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Qua nghiên cứu về: “Biện pháp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường mầm non”. Tôi nhận thấy rằng. Nhìn chung đa số các giáo viên của trường đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo giáo dục trẻ từ đó mỗi giáo viên đã tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình cũng như kĩ năng xây dựng các giáo án điện tử có chất lượng.
Từ những nhận thức đúng đắn đó, các giáo viên đã sử dụng các giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày và thu được nhiều kết quả đáng mừng.
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động, góp phần hình thành ở các em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.
Đối chứng với bảng kết quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm sau khi thực hiện.
Bảng 2: Số liệu trước khi thực hiện các giải pháp
STT
Khả năng tích cực của trẻ
Đầu năm
Cuối năm
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
1
Khả năng tập trung của trẻ trong tiết học
27/36
75%
36/36
100%
2
Trẻ đạt được mục đích yêu cầu của tiết học
28/36
77,8%
35/36
97,2%
3
Chất lượng của mỗi tiết học
27/36
75%
36/36
100%
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau. CNTT đã và đang mang lại những “cơ hội vàng”cho mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực. Thế giới hôm nay đang chứng kiến những thay đổi có tính chất khuynh đảo trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. 
Thực hiện chương trình đổi mới,  hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
Tóm lại ứng dụng CNTT trong Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng  đã cho người dạy và người học những kết quả tích cực. Giáo viên nên đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non không ngừng được nâng cao. Tôi hy vọng sáng kiến này có thể thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường mầm non tùy theo đặc điểm của từng địa phương để áp dụng cho phù hợp.
2. Kiến nghị 
a. Đối với phòng giáo dục
Tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề ứng dụng CNTT cho nhiều giáo viên tham gia học hỏi nâng cao kiến thức trong giảng dạy.
Xây dựng các tiết kiến tập có ứng dụng CNTT nhiều hơn nữa để cho giáo viên được tham gia học hỏi lẫn nhau.
b. Đối với ban giám hiệu 
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia khi có lớp học bồi dưỡng về ứng dụng CNTT.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong thời gian qua. Xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Tôi cảm thấy mình đã hoàn thành tốt vai trò của một giáo viên mầm non có xây dựng các tiết học có ứng dụng CNTT. Và trong quá trình thực hiện đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp, sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
 Long Biên, ngày 11 tháng 04 năm 2021

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.docx