Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình

- Mầm Non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, tuy nhiên mầm non luôn giữ vai trò quan trọng và chủ đạo của mình. Mầm non không đơn thuần là chỉ dạy trẻ ca hát hay dạy trẻ chơi trò chơi mà giáo dục mầm non là cả một quá trình dài theo dõi, sửa đổi làm sao cho trẻ cảm thấy hứng thú, ham thích với hoạt động mà giáo viên tổ chức. Từ những hoạt động đó giáo viên nhẹ nhàng lồng ghép các nội dung cần giáo dục đến trẻ một cách đan xen linh hoạt, giúp trẻ cảm nhận và tiếp thu được nội dung giáo dục một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

- Giờ học của lứa tuổi mầm non không có sự phân chia ranh giới rạch ròi giữa việc học và chơi. Trẻ học được thông qua trò chơi, qua cách chơi của mình. Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động . Chính vì vậy việc thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.Từ đó chính bản thân trẻ sẽ đúc kết được những kinh nghiệm, những kiến thức qua những lần chơi và học của mình. Giờ học của trẻ không nặng nề về mặt kiến thức hay nội dung cần truyền đạt đến trẻ mà thông qua giờ học ta thấy trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn thì chúng ta dường như đã thành công trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.

 

doc 20 trang Thảo Ly 17/08/2023 22181
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài.
Mầm Non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, tuy nhiên mầm non luôn giữ vai trò quan trọng và chủ đạo của mình. Mầm non không đơn thuần là chỉ dạy trẻ ca hát hay dạy trẻ chơi trò chơi mà giáo dục mầm non là cả một quá trình dài theo dõi, sửa đổi làm sao cho trẻ cảm thấy hứng thú, ham thích với hoạt động mà giáo viên tổ chức. Từ những hoạt động đó giáo viên nhẹ nhàng lồng ghép các nội dung cần giáo dục đến trẻ một cách đan xen linh hoạt, giúp trẻ cảm nhận và tiếp thu được nội dung giáo dục một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
Giờ học của lứa tuổi mầm non không có sự phân chia ranh giới rạch ròi giữa việc học và chơi. Trẻ học được thông qua trò chơi, qua cách chơi của mình. Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động . Chính vì vậy việc thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.Từ đó chính bản thân trẻ sẽ đúc kết được những kinh nghiệm, những kiến thức qua những lần chơi và học của mình. Giờ học của trẻ không nặng nề về mặt kiến thức hay nội dung cần truyền đạt đến trẻ mà thông qua giờ học ta thấy trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn thì chúng ta dường như đã thành công trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
Mặt khác khi tổ chức hoạt động giáo viên cần linh hoạt truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách tự nhiên nhưng hiệu quả nhất. Căn cứ vào điều kiện, khả năng này của từng trẻ mà có hướng giáo dục khác nhau và việc giáo dục trẻ phải đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp bên cạnh đó giáo viên cần phải có biện pháp giảng dạy cho trẻ tích cực và lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ tự khám phá và trải nghiệm có như vậy mới đáp ứng đủ những điều kiện cần để phát triển cho trẻ một cách toàn diện.
Và hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt của giáo viên nhiều nhất. Để làm thế nào mà khi dạy trẻ thì trẻ không chán nản, không khô cằn. Giáo viên phải làm sao cho trẻ thực sự hứng thú và ham thích môn tạo hình, có như vậy thì giáo viên mới có thể dễ dàng truyền đạt được kiến thức và đạt được những mục đích yêu cầu mình đề ra.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong việc góp phần phát triển toàn diện ở trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được phát triển tư duy, khả năng tích cực, tính sáng tạo tìm tòi và khả năng thể hiện việc sáng tạo của mình. Hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ nhạy bén hơn trong việc trải nghiệm với các sự vật hiện tượng xung quanh mình Từ những ý nghĩa đó và sự tâm huyết của bản thân, tôi lựa chon đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động Tạo hình” cho lần viết sáng kiến kinh nghiệm lần này.
II. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học trò của lớp tôi 37 cháu tại lớp lá 1 Trường Mầm Non Định An .
Kết quả khảo sát : 	Để biết được khả năng tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình của trẻ như thế nào ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên tổng số 37 trẻ trong lớp, kết quả khảo sát cho thấy :
Số trẻ: 37 trẻ (22 nữ, 15 nam)
Đầu năm học
Số trẻ
%
Trẻ tập trung chú ý khi tham gia 
hoạt động tạo hình
25
 67,56 %
Trẻ tích cực tham gia trong giờ học
14
 37,83%
Trẻ mạnh dạn, tự tin
13
 35,13 %
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận 
- Trẻ ở lứa tuổi mầm non là bậc học nhỏ nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng vai trò của nó lại rất quan trọng. Vì nó là bài học đầu tiên cho trẻ bước vào đời và là nền tảng vững chắc cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Bởi vậy trẻ học tốt hoạt động tạo hình đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức về tạo hình, luôn tìm tòi và sáng tạo trong tạo hình từ đó mới giúp trẻ của lớp mình tích cực và sáng tạo trong giờ học.
- Giáo viên mầm non ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ thì giáo viên cũng phải chịu khó tìm tòi, học hỏi để tìm ra nhữn phương pháp dạy sao cho rẻ mình dễ hiểu và khi dạy trẻ phải theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bên cạnh đó phải gợi ý giúp trẻ tìm ra mối liên hệ các kiến thức đã học để trẻ có thể vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động và trong cuộc sống của mình, phải cho trẻ của lớp mình trải nghiệm với những tiết học thường xuyên. Qua đó giáo viên mới nắm bắt được khả năng của trẻ và giúp trẻ thêm để trẻ thể hiện được khả năng sáng tạo của mình thông qua việc khơi gợi của cô và trải nghiệm cùng bạn.. Vì vậy, việc đổi mới các phương pháp dạy học cần phải đảm baỏ trên cơ sở khoa học và đặc thù của môn tạo hình.
- Trong quá trình dạy trẻ hoạt động tạo hình theo các phương pháp dạy học tôi thấy trẻ của lớp mình chưa hứng thú và chưa thể hiện hết khả năng hiểu biết của mình. Từ những thực tế đó, sau khi được bồi dưỡng về các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ và tôi đã thử nghiệm cho lớp mình học, tôi đã áp dụng những hình thức đổi mới và tôi thấy trẻ lớp tôi hứng thú học với những hoạt động trải nghiệm theo nhóm, cho trẻ làm thực tế từ bản thân của mình, trẻ biết hợp tác và cùng nhau trao đổi ý kiến của bạn khi chơi và tôi thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
- Hoạt động giáo dục tạo hình nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng và kỷ xảo thể hiện tính nghệ thuật thông qua tiết học. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ những ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp trong việc hình thành nhân cách con người mới.
 II/ Cơ sở thực tế 
- Năm học 2018-2019 tôi phụ trách lớp lá 1 tại trường Mầm Non Định An , lớp được xây dựng theo mô hình lớp học rộng rãi, không gian thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ.
 - Các cháu đồng đều độ tuổi nên thuận lợi cho công tác chăm sóc giáo dục .
a/ Thuận lợi
-Về phía Ban Giám Hiệu: được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung mới đồ dùng đồ chơi, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tốt, tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng kịp thời những chương trình giáo dục mầm non mới, được dự giờ trong trường và trường bạn. Từ đó bản thân và đồng nghiệp đầu tư vào cho tiết học để đúc kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Để trẻ hoạt động tốt và hứng thú thì giáo viên phải cho trẻ thực hành trải nghiệm trên chính bản thân của mình, sáng tạo nhằm truyền thụ những kiến thức cho trẻ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép trẻ mà đạt kết quả cao.
- Về phía phụ huynh: Giáo viên trong lớp biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh thì việc xây dựng cho bản hân các biện pháp khi dạy trẻ học môn tạo hình đạt kết quả và đáp ứng nhu cầu hiện nay.
- Việc tiếp thu kiến thức của trẻ cũng tương đối giúp giáo viên thuận lợi trong việc dạy trẻ các kiến thức mới.
b/ Khó khăn
- Đa số trẻ ở lớp là học sinh tạm trú từ những nơi khác đến nên việc trẻ không bắt bài kịp bạn, không theo được kiến thức mà giáo viên đã cung cấp
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ không học.
- Đồ dùng đồ chơi chưa nhiều, chưa mang tính hiện đại, chưa hấp dẫn trẻ.
- Với tình hình trên tôi cần khắc phục và phát huy những phương pháp dạy học tích cực cho cháu để đạt hiệu quả cao.
- Để trẻ lớp mình có những thay đổi trong thời gian tới, tôi tiến hành nghiên cứu để giúp trẻ lớp mình tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để bản thân trẻ thấy dễ dàng hơn khi học môn hoạt động tạo hình.
- Để học tốt trẻ phải mạnh dạn, tự tin phát biểu
- Trẻ phải biết hợp tác, chia sẻ với bạn khi thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm, phải biết trao đổi ý kiến cùng với bạn. Trẻ phải biết mình đang học những gì.
- Qua thời gian quan sát tìm hiểu trẻ của lớp mình tôi thấy trẻ còn thụ động trong tiết học, một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin phát biểu trong tiết học
- Mặt khác bản thân tôi cũng chưa tự tin đưa ra các biện pháp dạy học tích cực và chưa mình dạn cho trẻ trải nghiệm vào tiết dạy vì sợ trẻ lớp mình không thực hiện được
- Để khắc phục những thực trạng trên tôi sẽ mạnh dạn tự tin áp dụng những thủ thuật và các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ thực hành trải nghiệm vào tiết dạy để trẻ lớp tôi học tích cực và sáng tạo, từ đó trẻ sẽ có vốn hiểu biết cho mình, giúp rẻ phát triển và giúp trẻ có vốn kiến thức chuẩn bị vào lớp một. Qua đó tôi cũng đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
C / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
1/ Xác định vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
- Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực
- Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ hoạt động tạo hình có vị trí rất quan trọng . 
 Hình ảnh : Trẻ hoạt động tạo hình
2/ Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc mà giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ tích lũy vốn kiến thức, kinh nghiệm cần có. Để đạt được điều này giáo viên cần nắm được khả năng hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi t ... Hình ảnh : Tham khảo tài liệu trên tủ sách nhà trường
7.2/ Trên mạng Internet 
Truy cập mạng internet nhằm tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy sao cho phong phú và sáng tạo nhằm thu hút trẻ tích cực hơn trong hoạt động tạo hình.
Tìm hiểu thêm về cách lựa chọn nguyên vật liệu mới cho trẻ hoạt độTruy cập wessize trường bạn học hỏi thêm về chuyên môn từ đó nhằm hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
II. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu thực tế tại trẻ lớp mình tôi thấy có nhiều thay đổi tích cực hơn, từ việc trẻ không hứng thú, không tích cực vào hoạt động tạo hình, giờ đây thì trẻ lớp tôi thích thú hơn khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Mặc khác trẻ biết sáng tạo hơn khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ hơn, trẻ miệt mài hơn trong thời gian hoạt động, không còn nói chuyện hay mất tập trung nữa. Điểm đặc biệt ở đây là tự mình làm các sản phẩm không cần nhờ đến sự giúp đỡ của cô và bạn, trẻ tự mình mài mò, sáng tạo ra cách làm để tạo ra nhiều sản phẩm hơn dù ở bất cứ thể loại tạo hình nào thì trẻ cũng cố gắng thực hiện mặc dù sản phẩn trẻ tạo ra chưa hoàn chỉnh, chưa đẹp, những đó cũng là những thành quả và sự cố gắng của trẻ mà giáo viên chúng ta nên khen ngợi, động viên trẻ kịp thời.
 D. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Những bài học kinh nghiệm
- Để đạt được hiệu quả cao thì hoạt đông tạo hình không nên tổ chức một cách khô cằn, cứng ngắt mà bản thân giáo viên phải biết linh hoạt thay đổi với nhiều hình hức tính chất khác nhau giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi hoạt động. Không nên ép trẻ học một cách ngượng ép. Cô nên dạy trẻ thông qua các trò chơi một cách từ từ thực hiện hằng ngày hằng tuần và mọi lúc mọi nơi, nếu ép trẻ học một cách ngượng ép trẻ sẽ trở nên chán nản và không hứng thú với các tiết học tiếp theo.
- Để giúp trẻ lớp mình học tốt hơn, hứng thú hơn với hoạt động tạo hình bản thân tôi đã suy nghĩ ra những biện pháp phù hợp để giúp trẻ lớp mình lồng ghép, đan xen, thực nghiệm và trải nghiệm. Giúp trẻ lớp tôi học tích cực và sáng tạo, đồng thời phát huy được vai trò của hoạt động tạo hình trong việc phát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt là khả năng tư duy logic
- Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, nghiên cứu mục đích yêu cầu cùa từng tiết dạy để chọn ra phương pháp phù hợp trên cơ sở “ Học mà chơi – Chơi mà học” Thường xuyên cho trẻ hoạt động trải nghiệm ở mọi lúc mọi nơi với các hoạt động . Nghiên cứu làm nhiều đồ chơi sáng tạo để luôn tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn sự chú ý của trẻ.
- Tổ chức và khuyến khích phụ huynh cùng hỗ trợ nguyên vật liệu để giúp cô thiết kế bài tập tạo hình giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động này vừa giúp giáo viên đỡ mất thời gian tìm nguyên liệu vừa giúp cho trẻ có điều kiện luyện tập thêm ở gia đình. Điều này giáo viên và Ban Giám Hiệu cần trao đổi với phụ huynh.
- Tại tủ sách tham khảo của trường mầm non cần bổ sung thêm nhiều tài liệu hướng dẫn cách thiết kế các bài tập tạo hình
- Khi tổ chức các tiết dạy giáo viên chú ý đến khả năng trẻ của lớp mình có thể nắm được những kiến thức mà mình đã đưa ra không để đưa ra các phương pháp dạy cho phù hợp với học sinh trong lớp mình. 
- Nên quan sát khi trẻ thực hiện nhóm với bạn vì trẻ còn ham chơi nên cô cần chú ý sửa sai cho trẻ ngay lúc đó.
- Ngoài ra cô nên trò chuyện với trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn để tìm cách và phương pháp thích hợp với trẻ. 
- Cha mẹ và cô giáo cũng cần phải thống nhất trong việc dạy và học của trẻ ngay ở trường cũng như ở nhà và cha mẹ nên đọc những thông tin trên bảng tuyên truyền về những hoạt động mà giáo viên dạy trong trường để khi về nhà phụ huynh rèn thêm cho trẻ.
 II. Kết quả đạt được
- Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực và sáng tạo trong hoạt động Tạo hình” thực tế tại lớp lá 1 với tổng số trẻ của lớp tôi là 37 trẻ, tôi nhận thấy lớp tôi có những thay đổi rõ rệt và đã thu được kết quả như sau:
Đối với trẻ : 
Số tr Số trẻ 37 trẻ (22 nữ, 15 nam)
Đầu năm học
Cuối năm học
 Số trẻ
 % đạt 
 Số trẻ
% % đạt
S Trẻ tập trung chú ý khi tham gia hoạt đông động tạo hình 
 độn 
25
 67,56 %
35
 94,59 %
Trẻ t Trẻ tích cực tham gia hoạt động 
14
 37,83%
34
 91,89%
Trẻ Trẻ mạnh dạn tự tin 
13
 35,13 %
34
 91,89%
- Trẻ hứng thú hoạt động cùng với bạn trong lớp
Khi được tham gia cùng bạn trẻ mạnh dạn thể hiện ý kiến và trao đổi với bạn.
- Trẻ biết hợp tác với bạn trong quá trình làm đồ dùng theo yêu cầu của cô
Trẻ có thói quen học tập và có nề nếp tốt.
Đối với giáo viên : 
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt độngTạo hình cho trẻ.
 + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu tạo hình 
 + Nâng cao tay nghề trong việc sáng tạo thêm các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 
 III. Kết luận 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng rộng rãi cho các lứa tuổi khác nhau, bởi ở lứa tuổi khác nhau thì khả năng tạo hình của trẻ cũng khác nhau. Ở bất cứ lứa tuổi nào chúng ta cũng nên đưa ra các biện pháp để kích thích sự sáng tạo và hứng thú của trẻ. Có như vậy trẻ mới hoạt động hết mình và như vậy vô tình chúng ta phát hiện ra những tài năng nghệ thuật và có hướng bồi dưỡng phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ phát triển trong tương lai.
- Để cho trẻ học tốt môn hoạt động tạo hình, giáo viên và nhà trường phải có nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng với nhiều loại khác nhau. Vì vậy, tôi rất mong nhà trường quan tâm giúp đỡ phối hợp cùng với phụ huynh để giúp đỡ giáo viên có đồ dùng đồ chơi, có nhiều tranh ảnh, nhiều vật liệu đẹp để cho trẻ có đủ đồ dùng đồ chơi bên cạnh đó giáo viên cũng phải tích cực tìm tòi và sưu tầm các bài tập cho trẻ nhằm giúp trẻ tích cực và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để từ đó đạt được hiệu quả đề ra.
- Bên cạnh đó cần bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong trường về cách thiết kế tiết học tạo hình đạt hiệu quả cao.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào hoạt động tạo hình của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ hoạt động tạo hình . Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất để dạy trẻ. 
Định an , ngày 25 tháng 02 năm 2019
 Người viết 
 Nguyễn Thị Anh Thư 
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	2
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 	2
II. CƠ SỞ THỰC TẾ	3
a. Thuận lợi:	3
b. Khó khăn: 	4
C/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1.Xác định vai trò của HĐ tạo hình đối với việc phát triển toàn diện cho trẻ 	4
2. Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm	5
3. Phương pháp gợi ý biểu hiện sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình	6
4. Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình	8
5.Phương pháp lồng ghép môn Tạo hình vào các HĐ kháC9
6. Công tác phối hợp với phụ huynh:	9
7.Tự học tập trao dồi kinh nghiệm 10
D.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Những bài học kinh nghiệm:	11
II. Kết quả đạt được :	11
III. Kết luận :	12
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tic.doc