Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn biết yêu thương, chia sẻ
“Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêu thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt hành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó”. Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương.
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.
Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được trên báo 24h câu chuyện về cậu bé tên Trường mới 5 tuổi đã biết chăm sóc mẹ “Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết. Hàng ngày cậu tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”. Còn đang ở tuổi “ăn chưa biết no nghĩ chưa tới” cậu bé lấy đâu ra sức lực để làm những việc mà ngay cả với người lớn cũng cảm thấy vô cùng vất vả? Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình yêu thương vô bờ mà em dành cho mẹ, tình yêu thương đã cho em đôi cánh cánh của thiên thần để em làm nên điều kì diệu trong những việc làm vô cùng giản dị ấy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn biết yêu thương, chia sẻ

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn biết yêu thương, chia sẻ Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Vũ Thị Bình Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Năm học 2012-2013 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: “Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêu thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt hành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó” Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương. Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được trên báo 24h câu chuyện về cậu bé tên Trường mới 5 tuổi đã biết chăm sóc mẹ “Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết. Hàng ngày cậu tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”. Còn đang ở tuổi “ăn chưa biết no nghĩ chưa tới” cậu bé lấy đâu ra sức lực để làm những việc mà ngay cả với người lớn cũng cảm thấy vô cùng vất vả? Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình yêu thương vô bờ mà em dành cho mẹ, tình yêu thương đã cho em đôi cánh cánh của thiên thần để em làm nên điều kì diệu trong những việc làm vô cùng giản dị ấy. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, và trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người như bé Trường. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều tuyệt vời như mơ ước của cha mẹ. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, tiếp theo là cộng đồng, xã hội. Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy...chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự yêu thương, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh và tập hợp ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” tôi đã ứng dụng hiệu quả để chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Theo ThS. Trần Chí Vĩnh Long - Giảng viên tâm lý học, trường Đại học Tài chính – Marketing thì trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn hành vi của chúng tương đối dễ xác định. Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp. Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. 2.Cơ sở thực tiễn Trường mầm non Hoa Hồng của chúng tôi có thể nói là một ngôi trường thân thiện với không gian tràn ngập màu xanh của cây lá, của tiếng chim hót véo von mỗi buổi sớm mai, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với người thân bạn bè, những người xung quanh bé, các con vật nuôi và cây trồng từ nhiều năm nay đã được nhà trường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Song, do khả năng, nhận thức của giáo viên cũng như yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều nhất quán ở các lớp. Lớp tôi là một trong 6 lớp mẫu giáo của trường thực hiện mô hình lớp cung ứng dịch vụ, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người để hình thành cho các con nhân cách tốt đẹp. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên có nền nếp học tập. Biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô giáo và bạn bè Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con. Ban phụ huynh lớp tích cực phối hợp với giáo viên lớp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, các hoạt động xã hội từ thiện. Bản thân tôi và 2 giáo viên ở lớp đều đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng sống; Giá trị sống nên tích lũy được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kĩ năng, các giá trị sống trong đó có kĩ năng biết chia sẻ, yêu thương. 2.2. Khó khăn Lớp có một số bé quá hiếu động như bé: Khôi Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh, Trần Lâm, Tiến Anh B khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Bên cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia các hoạt động tập thể như bé Thanh Thư, Trần Thành Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 38/18 Lên 5 tuổi ý thức về bản ngã (cái tôi) của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh. Các bé lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện, lại là bé đầu lòng nên rất được ông bà bố mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọi người mọi vật xung quanh còn hạn chế. Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_lon.pdf