Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Thí nghiệm: “Núi lửa dưới nước”:

Kích vào dòng chữ này để xem video núi lửa trong nước.

- Mục đích: Trẻ biết phân biệt nước nóng, nước lạnh. Trẻ biết nước nóng thì nhẹ hơn nước lạnh.

- Chuẩn bị: 2 bình to trong suốt đựng nước lạnh, 2 chai nhỏ trong suốt: chai 1 đựng nước lạnh, chai 2 ko có nước, 2 sợi dây, 2 lọ màu thực phẩm, 1 phích nước nóng.

- Tiến hành:

+ Cô cho trẻ quan sát, gọi tên các dụng cụ cô đã chuẩn bị.

+ Cho trẻ quan sát nhận xét nước nóng và nước lạnh trong bình to, chai số 1 và phích nước. Cho trẻ phân biệt hai loại nước trên bằng cách: sờ thành bình hoặc quan sát hơi nước từ phích nước nóng.

+ Cô cho trẻ quan sát cô làm: Buộc sợi dây quanh cổ chai nhỏ. Cô đổ nước lạnh vào đầy cái bình to lớn. Cô đổ đầy nước lạnh vào cái chai nhỏ số 1 rồi nhỏ vài giọt màu thực phẩm. Cho trẻ đoán cô sẽ làm gì tiếp? Cô cẩn thận thả chai nhỏ vào bình nước to. Cho trẻ quan sát, nhận xét chuyện gì xảy ra( nước màu trong chai không tan ra ngoài)

+ Nếu cô đổ đầy lọ số 2 nước nóng rồi nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào và cũng thả từ từ vào bình nước to thì theo các con sẽ có điều gì xảy ra? Trẻ đưa ra phán đoán của mình.

+ Trẻ quan sát cô thực hiện và nhận xét hiện tượng xảy ra (nước màu trong cái lọ nhỏ từ từ dâng lên).

+ Các con hãy quan sát xem hiện tượng này giống với hiện tượng gì trong tự nhiên (núi lửa). Tại sao nước lạnh trong lọ số 1 không dâng lên mà lọ nước nóng số 2 lại có hiện tượng nước dâng lên?

=> Cô giải thích: Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó dâng lên và nổi trên mặt bình to.

+ Trẻ quan sát tiếp: một lát sau, nước trong lọ nhỏ và bình to lớn đều đồng màu với nhau. Vì sao bây giờ nước ở vại và lọ giống màu nhau?

=> Cô giải thích: Vì nước nóng đã nguội đi và hòa lẫn với nước lạnh trong bình to nên màu hòa lẫn vào nhau.

Lưu ý: Thí nghiệm trên cô chỉ làm cho trẻ quan sát, vì nước nóng nên phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.3.3. Chủ đề: “ Gia đình”

Với những đồ vật gần gũi thường sử dụng ở trong gia đình trẻ tôi tổ chức cho trẻ làm một số thí nghiệm đơn giản như: “ Cái nào nặng hơn” ( chỉ đơn giản là đưa ra một số đồ vật để trẻ so sánh và phán đoán về trọng lượng và đặt chúng lên cân thăng bằng và kiểm tra kết quả).

Hay chỉ với những non nước ngọt có gas không màu và vài hạt nho tôi có thể hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm “ hạt nho nhảy” ( đổ non nước ngọt có gas vào ly thủy tinh trong suốt rồi thả vào vài hạt nho, bong bóng khí sẽ đẩy hạt nho đi lên đi xuống trong ly rất vui mắt).

 

doc 21 trang camtu 22305
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
MỤC LỤC
STT	Tiêu đề	 Số trang
A.	 Đặt vấn đề:	2 
1.	Lý do chọn đề tài	2
2.	Mục đích nghiên cứu	3
3.	Đối tượng nghiên cứu	3
4.	Đối tượng khảo sát thực nghiệm	3
5.	Phương pháp nghiên cứu	3
6.	Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	3
B.	Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề	4
1.	Nội dung lý luận	4
2.	Thực trạng	4
2.1.	Thuận lợi	4
2.2.	Khó khăn	4
2.3.	Khảo sát	5
3.	Một số biện pháp cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học	5
3.1.	Biện pháp 1: Sưu tầm các loại thí nghiệm	5
3.2.	Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức các thí nghiệm theo chủ đề	6
3.3.	Biện pháp 3: Cách tổ chức một số thí nghiệm đơn giản.	7
3.3.1. 	Chủ đề: “ Trường mầm non”	7
3.3.2. 	Chủ đề: “ Bản thân”...	9
3.3.3. 	Chủ đề: “ Gia đình”.	11
3.3.4. 	Chủ đề: “ Nghề nghiệp”..	12
3.3.5. 	Chủ đề: “ Động vật”	13
3.3.6. 	Chủ đề: “ Thực vật”.	14
3.3.7. 	Chủ đề: “ Nước và hiện tượng tự nhiên”.	16
3.4.	Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.	20
4.	Kết quả	21
5.	Bài học kinh nghiệm..	22
C.	Kết luận và khuyến nghị...	23
D.	Tài liệu tham khảo	24
A. Đặt vấn đề
1. Lý do lựa chọn đề tài:
“ Xung quanh ta có bao điều kỳ diệu
Mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”
Đó là một câu hát rất quen thuộc đối với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn, nó bao gồm tất cả các sự vật hiện tượng, cỏ cây, con vật, các vấn đề tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến hết tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn hết tất cả các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Thế giới xung quanh chính là môi trường sống của con người, là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có những hiểu biết, cải tạo nó nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của con người.
Nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh và nhu cầu khám phá hình thành. Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm kích thích, thỏa mãn trí tò mò của trẻ về thế giới xung quanh. Khi trẻ làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt Trí – Thể - Mĩ – Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống cho các lứa tuổi trong trường mầm non. Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chỉ ra rằng: Quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “ Học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự thích thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệTừ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu về môi trường xung quanh. Vì vậy, việc tổ chức các thí nghiệm đơn gian để trẻ được hoạt động, được trải nghiệm là việc vô cùng cần thiết và hữu ích cho trẻ. 
Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thử nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện các thí nghiệm phức tạp cần nhiều thời gian, đồ dùng dụng cụ nhiều, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các thí nghiệm nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ kinh nghiệm tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi” ở trường mầm non để thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn mà mình phụ trách.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thí nghiệm, thực nghiệm cho trẻ mầm non và tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các thí nghiệm, thực nghiệm cho trẻ trong trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên và trẻ 5 – 6 tuổi.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp tôi phụ trách.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp thực hành.
- Nhóm phương pháp trực quan: quan sát, trải nghiệm.
- Nhóm phương pháp dùng lời: phân tích, so sánh, suy luận, giải thích.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này từ tháng 09 năm 2015 và dự kiến kết thúc vào tháng 04 năm 2016.
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là phải làm khoa học. Đối với trẻ mầm non, làm khoa học chính là quá trình khám phá nó. Trẻ mầm non rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận, từ những thí nghiệm nhỏ sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng từ môi trường tự nhiên: cây cỏ, hoa lá các hiện tượng tự nhiên
Trước khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm ta cần hiểu: Thí nghiệm là gì? Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động, tác động vào đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên. Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, suy luận, phán đoán, tổng hợp. Nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng kết quả thu được sẽ trở nên cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn. Tạo điều kiện cho trẻ nhận biết một cách chính xác các thuộc tính, đặc điểm, quá trình sinh trưởng của các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ, liên hệ giữa chúng. Đặc biệt là những thuộc tính của sự vật hiện tượng mà trẻ không thể nhận biết được một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách thông thường; góp phần giáo dục ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, môi trường cho trẻ. Vì vậy, chúng ta những giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc, nội dung cho trẻ khám phá, trải nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện.
2. Thực trạng:
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp phải một số thuận lợi, khó khăn sau:
2.1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường mầm non nơi tôi đang công tác có 14 lớp học. 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Số trẻ trên lớp ít ( 23 trẻ), khả năng nhận thức của trẻ tương đối đồng đều.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đồ dùng, đồ chơi và các phương tiện đều được nhà trường mua sắm theo thông tư 02/ BGD&ĐT.
Hoạt động khám phá thử nghiệm là hoạt động mới nên trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia.
Phần lớn phụ huynh học sinh ủng hộ nhiệt tình các phong trào của lớp, của trường.
2.2. Khó khăn:
Trường chưa có phòng thí nghiệm riêng cho trẻ.
Diện tích phòng học chật hẹp khó xây dựng góc khám phá, trải nghiệm cho trẻ.
Chưa có đủ đồ dùng dụng cụ chuẩn cho trẻ làm thí nghiệm.
Hoạt động khám phá là một hoạt động mới nên giáo viên còn nhiều hạn chế về hình thức, kỹ năng tổ chức.
Kinh phí cho hoạt động này không có, các thí nghiệm đôi khi cần phải sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau.
2.3. Khảo sát: 
Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm về nhận thức của độ tuổi 5-6 tuổi tôi đã đưa ra một vài tiêu chí để khảo sát trẻ trước khi tiến hành thực nghiệm đề tài này.
Các tiêu chí
Kĩ năng so sánh
Kĩ năng
phân tích
Kĩ năng
suy luận, phán đoán
Kĩ năng thao tác các thí nghiệm
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Số trẻ: 23
15
8
14
9
10
13
14
9
Tỷ lệ:
%
65.2
34.8
60.9
39.1
43.5
56.5
60.9
39.1
Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy các kĩ năng so sánh, phân tích, phán đoán suy luận và thao tác các thí nghiệm của trẻ chưa cao.
3. Một số biện pháp cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học.
3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm các loại thí nghiệm.
Việc sưu tầm, thiết kế các thí nghiệm, thực nghiệm sẽ giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn, sắp xếp các thí nghiệm phù hợp với chủ đề, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại lớp mình phụ trách. Dưới đây là một số hoạt động thí nghiệm có thể tổ chức cho trẻ mầm non:
- Thí nghiệm với thực vật: Hạt nảy mầm như thế nào? Hạt nào nảy mầm được, hạt nào không nảy mầm được? Hoa có hút nước không? Sự chuyển màu của hoa nhờ nước màu. Vì sao hoa héo? Vì sao hoa tươi? Cành cây, lá cây có nảy mầm được không? Cây cần có gì để sinh trưởng và phát triển?...
- Thí nghiệm với động vật: Con này thích ăn gì? Con này phản ứng với âm thanh ánh sáng như thế nào? Phản ứng tự vệ của một số con vật?...
- Thí nghiệm với các nguyên vật liệu của thiên nhiên vô sinh và những đồ vật gần gũi xung quanh: Với nước (nước trong suốt, nước chuyển màu, nước chuyển màu chuyển vị, nước có thể hòa tan, không hòa tan các chất, nước bốc hơi, nước đóng băng, các lớp chất lỏng); Với không khí (không khí có ở khắp nơi, không khí có trọng lượng, không khí cần cho sự sống và sự cháy); các thí nghiệm với gió, với ánh sáng ( cầu vồng xuất hiện, thả cá vào chậu, chim trong lồng )
- Thí nghiệm với đồ vật: Vật nào chìm, vật nào nổi; vật nào trong suốt, vật nào đựng được nước, vật nào không đựng được nước; nam châm hút gì?...
3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức các thí nghiệm theo chủ đề. 
Dựa trên những hoạt động thí nghiệm sưu tầm, thiết kế được tôi đã lựa chọn và đưa vào kế hoạch giảng dạy theo chủ đề như sau:
TT
Chủ đề
ND thực hiện
Cá ... hích: Những giọt màu không tan vào dầu ăn và các giọt phẩm màu lại nặng hơn dầu nên sẽ chìm xuống dưới. Một khi phẩm màu chìm vào trong nước, chúng sẽ bắt đầu hòa tan vào trong nước trông gần giống như những bông pháo hoa bắn ra. 
* Thí nghiệm: “Đại dương thu nhỏ”:
- Mục đích: Trẻ biết được nước là trong suốt không màu, màu làm thay đổi màu sắc của nước, dầu ăn thì nhẹ hơn nước nên nổi lên trên mặt nước, dầu ăn không tan vào nước.
- Chuẩn bị: Chai nhựa trong suốt, màu nước, dầu ăn.
- Tiến hành: 
+ Lấy 1 chai nhựa trong suốt, đổ vào 3/4 chai nước.
+ Dùng màu xanh nước biển nhỏ vào chai nước – Theo các con chai nước sẽ như thế nào?
+ Cô lắc lên cho màu và nước hòa lẫn vào nhau để tạo ra nước màu xanh.
+ Tiếp đó cô đổ dầu ăn vào – Dầu ăn sẽ như thế nào khi cho vào nước? ( Bé thấy rằng dầu ăn không tan vào nước, cô cầm chai lắc mạnh thì một lát sau dầu và nước vẫn tách ra làm 2 lớp riêng.
=> Cô giải thích: Màu khi pha vào nước sẽ làm thay đổi màu sắc của nước, còn dầu ăn thì nhẹ hơn nước nên nổi lên trên mặt nước và dầu ăn không tan vào nước nên dù có lắc mạnh chai để dầu ăn đi vào nước thì một lát lớp dầu ăn vẫn sẽ nổi lên trên mặt nước.
+ Đặt chai nằm ngang rồi lắc lư chai – các con thấy mặt nước trong chai giống mặt nước gì? ( Bé thấy mặt nước sóng sánh như sóng biển vậy).
+ Cô cho trẻ tự thực hiện thí nghiệm.
* Thí nghiệm: “Ba thể tồn tại của nước”:
- Mục đích: Trẻ biết được nước không chỉ tồn tại ở thể lỏng mà còn tồn tại ở thể rắn và thể khí.
- Chuẩn bị: 1 phích nước nóng, 1 chai nước lạnh, 3 cốc nhựa, 1 cái đĩa nhỏ, 1 khay đá viên nhỏ.
- Tiến hành: 
+ Hỏi trẻ: cô có những đồ dùng gì? Phích để đựng gì?
+ Cô đổ nước lạnh vào cốc số 1 cho trẻ quan sát. Các con thấy nước ở trong chai có hình dạng như thế nào? Và nước khi cô đổ ra cốc thì có hình dạng như thế nào?
=> Cô giải thích: Nước khi ở thể lỏng không có hình dạng nhất định mà hình dạng của nước phụ thuộc vào hình dạng bình chứa.
+ Cô đổ nước nóng vào cốc số 2 và 3, cô dùng đĩa đậy vào cốc số 3. Các con thấy cốc nước số 2 có hiện tượng gì? Tại sao nước lại bốc hơi lên? 
+ Cô mở đĩa ở cốc số 3 cho trẻ quan sát nắp cốc. Trên nắp cốc có gì? Tại sao trên nắp cốc lại có những giọt nước?
=> Cô giải thích: Khi nước bị nóng lên nước sẽ bay hơi và khi đó nước tồn tại ở thể khí, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Còn khi hơi nước bay lên gặp đĩa lạnh đọng lại thành những hạt nước nhỏ, lúc này nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là hiện tượng ngưng tụ.
+ Còn khi cô đổ nước vào những khay nhỏ và để vào ngăn đá tủ lạnh thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Cô lấy 1 khay đá viên nhỏ cho trẻ quan sát , cầm thử những viên đá lạnh. Nước bây giờ như thế nào? Vì sao nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
=> Cô giải thích: Khi nước ở nhiệt độ dưới 0 độ C trong ngăn đá tủ lạnh nước sẽ không còn ở thể lỏng nữa mà sẽ chuyển sang thể rắn.
Ảnh : Cô và trẻ lớp A2 làm thí nghiệm “Ba thể tồn tại của nước”.
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để tổ chức các hoạt động thí nghiệm:
Thời gian mà trẻ đến lớp và thời gian trẻ ở với gia đình là hai khoảng thời gian tương đương nhau. Vì vậy vai trò giáo dục trẻ của phụ huynh là vô cùng quan trọng. Bởi tâm lý trẻ mầm non nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên, nên khi ở lớp cô giáo là người gợi mở, cung cấp kiến thức cho trẻ thì về nhà gia đình, bố mẹ chính là người giúp trẻ ôn lại, khắc sâu những kiến thức ấy. Chính vì vậy mà việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ nói chung và việc giúp trẻ trải nghiệm các hoạt động thí nghiệm nói riêng là vô cùng quan trọng.
Hiện nay trong trường mầm non, kinh phí dành cho hoạt động này chưa có nhiều. Việc cho trẻ thực hiện các thí nghiệm lại phải sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau như: Dụng cụ thí nghiệm, dầu ăn, trứng, đường, muối, SirôVì vậy khi thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện phối hợp vớí nhà bếp, ban phụ huynh lớp để đóng góp các nguyên liệu giúp trẻ thực hành có nội dung phong phú hơn. Cụ thể: Với các nguyên liệu như: Chai, lọ, nến, nước siro, dầu ăn, màu thực phẩm  Tôi đã trao đổi kế hoạch về nội dung hình thức, cách làm và thời gian cho trẻ thực hiện thí nghiệm để ban phụ huynh hiểu được mục đích yêu cầu và hiệu quả của thí nghiệm, từ đó có sự hỗ trợ cho các hoạt động khám phá tại lớp.
4. Kết quả.
Sau một năm thực hiện tổ chức các thí nghiệm, thực nghiệm trên tôi đã tạo cho trẻ:
- Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Khả năng so sánh, phân tích, suy luận phán đoán, tư duy phát triển.
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác,thử nghiệm khám phá khoa học.
- Trẻ tích cực hứng thú, ham học hỏi.
Với các hoạt động trên kết quả cuối năm các chỉ tiêu khảo sát mà tôi đã xây dựng từ đầu năm đã tăng cao. Cụ thể như sau:
Các tiêu chí
Kĩ năng so sánh
Kĩ năng
phân tích
Kĩ năng
suy luận, phán đoán
Kĩ năng thao tác các thí nghiệm
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đầu năm.
Số trẻ: 23
15
8
14
9
10
13
14
9
Tỉ lệ %:
65.2
34.8
60.9
39.1
43.5
56.5
60.9
39.1
Cuối năm.
Số trẻ: 23
21
2
20
3
18
5
21
2
Tỉ lệ %:
91.3
0.87
87
13
78.3
21.7
91.3
0.87
* Nhận xét:
Kết quả trên cho thấy trẻ cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt so với đầu năm về khả năng suy luận phán doán và thao tác các thí nghiệm. Các trò chơi thực nghiệm đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, trẻ háo hức được phát biểu ý kiến của mình, được đưa ra những suy luận, phán đoán về các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Các trò chơi thực nghiệm đã cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa học trừu tượng, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn.
Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi đã thành công và tạo thêm cảm hứng cho tôi sưu tầm, thiết kế thêm những thí nghiệm, thực nghiệm mới phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn.
5. Bài học kinh nghiệm.
Khi tiến hành cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi làm các thí nghiệm thực nghiệm theo các chủ đề tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phụ trách phải có trình độ chuyên môn, nắm bắt chương trình giáo dục mầm non mới, nhiệt tình, sáng tạo, có khả năng bao quát trẻ.
- Các thí nghiệm cần được nghiên cứu trước để trẻ dễ thực hiện, việc chuẩn bị dụng cụ đơn giản, đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
- Các thí nghiệm thực nghiệm cần có tính gợi mở, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi để kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích - tổng hợp, óc suy luận phán đoán của trẻ cũng được phát triển. Qua các hoạt động này trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra đặc điểm, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh, giúp trẻ tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn.
- Thường xuyên sưu tầm, thiết kế những thí nghiệm thực nghiệm mới phù hợp với chương trình học và nhận thức của trẻ.
- Khi tổ chức các thí nghiệm trẻ phải được tham gia làm thí nghiệm.
- Giáo viên có thể tổ chức các thí nghiệm, thực nghiệm trong các tiết học và ngoài tiết học.
- Thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ với các bậc phụ huynh để trẻ được phát triển một cách tốt nhất cả ở lớp và ở nhà.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Hoạt động học tập của trẻ mầm non mới ở dạng sơ khai, chưa phải học theo hình thức chính quy như ở trường phổ thông. Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy, phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường cần có tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ.
Bằng việc quan sát, thực hiện, trải nghiệm với các thí nghiệm trẻ tiếp thu những kiến thức về môi trường xung quanh và hình thành cho mình những kĩ năng so sánh, phân tích, suy luận, phán đoán nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non.
Là một giáo viên còn non trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ tôi luôn đặc biệt nghiên cứu về tâm lý và khả năng nhận thức của lứa tuổi mà mình phụ trách. Tôi luôn muốn tìm ra những hình thức tổ chức các hoạt động đặc biệt là hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Nhằm phát huy tính tích cực, sự tự tin, sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động. 
2. Khuyến nghị và đề xuất:
- Đề nghị phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Đông Anh tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp, hình thức tổ chức thí nghiệm, thực nghiệm cho giáo viên mầm non.
- Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường mầm non trong Huyện nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Đề nghị ban giám hiệu nhà trường tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị để cô và trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm những thí nghiệm mới.
- Bản thân mỗi giáo viên phải tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động ở trên lớp.
Trên đây là toàn bộ nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy trẻ. Tuy đây chỉ là một bản sáng kiến nhỏ nhưng nó đã giúp cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, trẻ rất hứng thú tham gia và đạt kết quả cao.
Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu, bạn bè, đồng nghiệp song không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong được sự góp ý kiến của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp để bản sáng kiến của tôi đạt hiệu quả cao hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả: TS. Hoàng Thị Oanh – TS. Nguyễn Thị Xuân.
2. Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết – TS. Nguyễn Như Mai.
3. Khám phá bí mật thiên nhiên quanh ta. Nhà xuất bản giáo dục, 1999. Tác giả: Nguyễn Thị Thư.
4. Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BDGĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_thi_nghiem.doc