Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh môi trường tại Trường THPT Tịnh Biên

Hiện nay những vấn đề nổi cộm mà thế giới quan tâm là chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, dân số, môi trường. Môi trường bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân nào, môi trường bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta thì có người nhận thức rõ, có người chưa. Hiện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các loài sinh vật. ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho những nguồn tài nguyên này bị lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng.

Cũng như vậy, hàng ngày, hàng giờ các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục thải vào môi trường đất, nước, không khí những lượng chất thải vô cùng lớn cùng với lượng bụi và độ ồn quá tiêu chuẩn cho phép. Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường bị ô nhiễm không chỉ ở các nhà máy, các khu công nghiệp, bệnh viện, đường xá mà còn bắt gặp ngay cả ở trong một số cơ quan, trường học. Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ. dù hầu hết các nơi (các tuyến đường, tại các khu phố và các khu dân cư, khu chung cư) đều có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi

pdf 12 trang Huy Quân 29/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh môi trường tại Trường THPT Tịnh Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh môi trường tại Trường THPT Tịnh Biên

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh môi trường tại Trường THPT Tịnh Biên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỊNH BIÊN 
TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC GIỮ 
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 
NGƯỜI VIẾT: LÊ LỆ HUYỀN 
THÁNG 02 NĂM 2009
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Vì sao tôi chọn đề tài “GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC GIỮ VỆ SINH 
MÔI TRƯỜNG” 
Hiện nay những vấn đề nổi cộm mà thế giới quan tâm là chiến tranh, dịch 
bệnh, thiên tai, dân số, môi trường. Môi trường bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân 
nào, môi trường bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta thì có 
người nhận thức rõ, có người chưa. Hiện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói 
riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối 
lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các 
loài sinh vật... ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho những nguồn tài 
nguyên này bị lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng. Cũng như vậy, 
hàng ngày, hàng giờ các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục thải vào môi 
trường đất, nước, không khí những lượng chất thải vô cùng lớn cùng với lượng bụi 
và độ ồn quá tiêu chuẩn cho phép. 
Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính 
nghiêm trọng. Thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó 
có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người. 
Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường bị ô nhiễm không chỉ ở 
các nhà máy, các khu công nghiệp, bệnh viện, đường xá mà còn bắt gặp ngay cả 
ở trong một số cơ quan, trường học... Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng 
có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh 
viện đến các sông hồ... dù hầu hết các nơi (các tuyến đường, tại các khu phố và các 
khu dân cư, khu chung cư) đều có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến 
khích người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác 
đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi 
Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành, nhưng thực tế vẫn còn 
những đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường, trên 
sông rạchTại các sông, hồ rác chủ yếu do người dân sống hai bên bờ và những 
người buôn bán tiện tay vứt xuống. Kinh khủng nhất vẫn là rác tại các chợ - chợ là 
bãi chiến trường rác thải. 
 Vài hình ảnh về ô nhiễm môi trường 
Khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông cũng góp phần gây nên các 
bệnh về phổi, ung thư phổi ngày càng trầm trọng ở nước ta. Theo báo cáo của Hội 
Ung thư Việt Nam công bố, mỗi năm Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc bệnh 
ung thư và có hơn 150 nghìn người chết vì căn bệnh này. Số làng ung thư đang gia 
tăng do môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề nhất là ô nhiễm môi trường nước và 
môi trường không khí. 
Không những bầu không khí bị ô nhiễm mà những dòng sông đang chết dần 
vì nước thải không qua xử lý của các nhà máy đổ vào như sông Thị Vải. Trung 
bình năm 2008, theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh 
hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công 
nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế cũng là “vấn đề rất lớn” với tổng khối 
lượng khoảng 2.000 tấn khác/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất 
trong các loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 25%... 
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia 
nghèo vì muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc 
bảo vệ môi trường sống và kiểm soát công nghệ đã trở thành nạn nhân của 
các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường rất nghiêm 
trọng. 
Pháp luật về môi trường: Thiếu nhiều quy định quan trọng, nhiều tội 
danh “lọt lưới”. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với khoảng 
300 văn bản là khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng. 
Mặt khác, các cơ quan chức năng dường như đã “bao bọc”, làm ngơ trước 
những sai phạm. Ví như gần đây nhất, cảnh sát môi trường đã bắt quả tang nhà 
máy Vedan xả chất thải độc hại ra sông Thị Vải. Một câu hỏi được đặt ra tại vụ này 
là vì sao doanh nghiệp có chất lượng nước thải có mức độ ô nhiễm cao, thông số 
màu sắc vượt hơn 14 lần so với quy định; Thông số coliform (vi khuẩn) tới 
2.400.000 MPN/100ml, vượt tới 480 lần so với tiêu chuẩn quy định mà vẫn được 
cấp phép xả thải vào nguồn nước. Tại sao những sai phạm này đã diễn ra trong cả 
một quá trình 14 năm nay (từ năm 1994) mà đến bây giờ mới phát hiện Nếu 
không có sự "làm ngơ" hoặc quy trình thẩm định mẫu nước... chưa đạt yêu cầu của 
những bên liên quan thì phải chăng Vedan đã dễ dàng qua mặt các nhà chuyên 
môn, quản lý? Cũng như đã từng xảy ra ở An Giang trước đây rác thải y tế không 
qua xử lý, hiện cũng có nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản xả nước thải “lẫn mỡ” 
trực tiếp ra sông 
Theo Cục Bảo vệ môi trường, sở dĩ nhiều cơ sở và cá nhân vi phạm, là do ý 
thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, chủ đầu 
tư các khu công nghiệp còn kém. 
 Do đó, cần phải đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, 
không vì chạy lợi nhuận mà coi nhẹ các tiêu chí về công nghệ và bảo vệ môi 
trường. Cần phải có những cơ chế chặt chẽ đối với các nhà đầu tư về khâu bảo vệ 
môi trường trước khi cấp phép cho họ triển khai xây dựng nhà máy. 
Bảo vệ môi trường sống đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay để nước ta đi 
lên phát triển bền vững và có hiệu quả, dù tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh 
tế cao bao nhiêu mà môi trường bị suy thoái sẽ gây ra những hậu nghiêm trọng đối 
với con người và quốc gia (Theo chatthainguyhai.net, ngày 19/01/2008) 
Ngày 05 tháng 6 năm 1972, Liên hợp quốc tổ chức hội nghị tại Stốckhôm 
(Thuỵ Điển) đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ tự thiên nhiên và môi trường là 
một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà 
bình chống chiến tranh) - mà nay môi trường toàn cầu vẫn có nhiều suy thoái. 
Là dân Việt vốn có cái nhìn “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”, nay 
bạn nghĩ gì? 
Vấn đề thôi thúc tôi phải quan tâm giúp học sinh có thêm kiến thức và hiểu 
rõ tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường biết giữ gìn vệ sinh môi trường 
sống, môi trường thiên nhiên vì thực trạng và vì tôi được biết ba câu chuyện về 
môi trường (xin kể sau). 
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 
1. NỘI DUNG GIÁO VIÊN CẦN THÔNG TIN ĐỐI VỚI DỤC HỌC SINH: 
 Trước hết là giáo dục cho học sinh hiểu thế nào là môi trường, thông báo 
cho học sinh những thông tin về môi trường. 
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên trái 
đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh trái đất, có mối 
quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. 
 Môi trường sống của con người gồm: 
 - Môi trường tự nhiên: không khí, nước, sinh vật. 
- Môi trường xã hội: gồm các quan hệ xã hội trong giao tiếp, trong sản xuất, 
trong phân phối. 
- Môi trường nhân tạo: gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất 
ra. 
Vậy những tác động nào làm cho môi trường bị ô nhiễm? Nguyên nhân ô 
nhiễm là do đâu? 
- Do thiên tai: hoạt động của núi lửa, động đất, lũ lụt 
- Do con người chặt phá rừng, cháy rừng. 
 Đặt biệt khoảng 30 năm trở lại đây song song với sự tiến bộ của khoa học kỹ 
thuật là nạn bùng nổ dân số toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến môi trường đất, môi 
trường nước, môi trường không khí. Trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người 
chết vì nguồn nước bị nhiễm bẩn và có nhiều loại hoá chất mới được sản xuất ra 
mà người ta chưa biết rõ ảnh hưởng của nó đến con người và môi trường ra sao mà 
con người vẫn cứ sử dụng. Các bệnh truyền nhiễm gia tăng đột biến như: sốt xuất 
huyết, thương hàn, viêm não do virut. 
 Sau đây là một số thông tin về hiện tượng ô nhiễm môi trường gây ra hậu 
quả nghiêm trọng cho con người: 
 * Ở Trung Quốc 
Có ngôi làngWili nằm ở miền Đông Trung Quốc không khí và nước bị ô 
nhiễm nặng. Vì thế trong số 1500 dân có 60 người bị mắc bệnh ung thư. Wili chỉ là 
một trong số hàng loạt địa điểm mà người dân Trung Quốc gọi là làng ung thư vốn 
nằm gần các khu công nghiệp đang phát triển như vũ bão góp phần làm nên sự kì 
diệu về kinh tế của quốc gia đông dân nhất hành tinh. Tuy nhiên việc quá chú trọng 
hiệu quả kinh tế mà lờ đi hậu quả nặng nề để lại cho môi trường đã làm cho số 
lượng làng ung thu ngày càng gia tăng. 
Năm 2006, tại tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc đã xuất hiện một ngôi làng ung 
thư. Đúng như tên gọi của nó, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư tại làng này cao 
gấp 25 lần so với mức trung bình ở Trung Quốc. Nguyên nhân trực tiếp của hiện 
tượng này được cho là bởi chất thải của hàng chục nhà máy hoá chất xung quanh. 
Còn nguyên nhân sâu xa hơn chính là mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế quá nóng 
ở Trung Quốc. 
Tại ngôi làng Xiditou, nước ở ao mương và cả giếng đều có màu xanh lá 
cây. Từ 20 năm nay, những nhà máy hoá chất xung quanh đã xả chất thải trực tiếp 
vào nguồn nước của ngôi làng. Những chủ nhà máy đã rời bỏ ngôi làng ô nhiễm để 
lại phía sau một cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi các bệnh ung thư gan, phổi và 
ruột kết. 
Ba thập niên cải cách và mở cửa kể từ năm 1978 đã khiến Trung Quốc 
chuyển mình trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, đưa hàng triệu người thoát 
nghèo, nhưng kèm theo đó cũng là cái giá khá đắt. 
Khắp đại lục, có hàng chục nơi như làng Liukuaizhuang, nơi những nhà máy 
làm "đen hóa" nguồn nước, nhiễm độc đất trồng và phá hủy không khí. 
Cách phía nam Bắc Kinh 120km, Liukuaizhuang từng là một ngôi làng yên 
bình trước khi công cuộc phát triển kinh tế bùng nổ. 
20 năm sau, xung quanh làng và vùng lân cận có tới gần 100 nhà máy hóa 
chất, và 30 năm sau, hầu hết mỗi gia đình trong làng đều có người chết vì bệnh ung 
thư - nạn nhân trẻ nhất mới chỉ bảy tuổi. Ở một nơi như bị cô lập, làng 
Liukuaizhuang của Trung Quốc giống như một địa ngục tối tăm, vây kín xung 
quanh bởi những nhà máy công nghệ thấp, chất thải làm nhiễm nguồn nước và 
không khí, sức khỏe rất nhiều ng

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_y_thuc_giu_ve_sinh_m.pdf