Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

 - Chất lượng đầu vào của học sinh khá thấp, phần nhiều các em có năng lực học tập ở mức trung bình, khả năng tư duy và vận dụng kiến thức còn hạn chế, các kỹ năng vận dụng địa lý còn yếu, nên chưa có nhiều học sinh đạt điểm trên 8.

- Ý thức chuyên cần trong học tập của nhiều học sinh chưa cao, phần lớn học sinh có suy nghĩ thi môn Địa sẽ không cần học bài kiến thức lý thuyết và chỉ cần điểm 5 là được.

- Một số ít học sinh có hoàn cảnh khá đặt biệt, gia đình ít quan tâm, giao phó hết cho nhà trường, thiếu hợp tác với giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm.

- Nội dung chương trình với nhiều kiến thức và kỹ năng tạo áp lực rất lớn cho các em.

 

doc 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 13280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
TRƯỜNG THCS – THPT TRƯNG VƯƠNG
Tổ: Sử-Địa-GDCD
THAM LUẬN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 THI TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LÍ
I. KẾT QUẢ CỦA BỘ MÔN NĂM HỌC 2019-2020
- Tỉ lệ học sinh đạt từ 5 điểm trở lên của tỉnh 97,35%
- Số lượng học sinh đạt từ 5 điểm trở lên của trường: 275/278 học sinh, tỉ lệ 98,92 % 
- Phổ điểm của học sinh :
SL
Từ >0 
đến <4
Từ >=4
đến <5
Dưới
TB
Tỉ lệ
Từ >=5
đến <6
Từ >=6
đến <7
Từ >=7
đến <8
Từ >=8
đến <9
Từ >=9
đến <10
Từ TB
trở lên
Tỉ lệ
278
 0
3
3
1.08%
37
97
104
36
1
275
98.92%
Cụ thể theo GV
STT
GV
TSHS
>=5
%
So trường
So Tỉnh
1
Bằng
79
78
98.73
-0.19
1.38
2
Nam
130
128
98.46
-0.46
1.11
3
Oanh
69
69
100.00
1.08
2.65
278
275
98.92
97.35
1. Nhận xét kết quả
- Tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn của trường cao hơn mặt bằng chung của tỉnh 
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi chiếm còn ít 37/278HS, chỉ có 1HS trên 9.
2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân từ phía giáo viên.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH trong hướng dẫn ôn tập, tổ bộ môn địa lí của tỉnh, sự hợp tác với các trường bạn trong xây dựng đề cương, đề kiểm tra .
- Nhóm bộ môn có 4 giáo viên trong đó có 3 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chương trình lớp 12, giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, đã qua ôn tập tốt nghiệp nhiều năm học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
- Đề thi có mức độ phù hợp với trình độ của học sinh, khả năng đạt điểm 5,6 khá dễ, chủ yếu là đánh giá các kỹ năng địa lý.
- Số lượng học sinh dự thi nhiều, mỗi giáo viên giảng dạy khá nhiều lớp nên ít có điều kiện sâu sát cho học sinh.
b. Nguyên nhân từ học sinh và phụ huynh.
 	- Chất lượng đầu vào của học sinh khá thấp, phần nhiều các em có năng lực học tập ở mức trung bình, khả năng tư duy và vận dụng kiến thức còn hạn chế, các kỹ năng vận dụng địa lý còn yếu, nên chưa có nhiều học sinh đạt điểm trên 8.
- Ý thức chuyên cần trong học tập của nhiều học sinh chưa cao, phần lớn học sinh có suy nghĩ thi môn Địa sẽ không cần học bài kiến thức lý thuyết và chỉ cần điểm 5 là được. 
- Một số ít học sinh có hoàn cảnh khá đặt biệt, gia đình ít quan tâm, giao phó hết cho nhà trường, thiếu hợp tác với giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm.
- Nội dung chương trình với nhiều kiến thức và kỹ năng tạo áp lực rất lớn cho các em. 
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÔN THI THPT QG NĂM HỌC 2020-2021:
- Số học sinh đăng ký thi tốt nghiệp của bộ môn là 285 học sinh chia thành 9 lớp, với sĩ số trung bình gần 32 học sinh trên lớp học, phần lớn học sinh chọn bộ môn thi để xét tốt nghiệp. 
- Năng lực học tập của học sinh phần lớn trung bình, khả năng vận dụng kiến thức và các kỹ năng địa lý chưa tốt.
- Chỉ tiêu số học sinh 5 điểm trở lên đạt 100%. Với đặc điểm trên, để đạt được chỉ tiêu đề ra, tổ bô môn Sử-Địa-GDCD trường THCS-THPT Trưng Vương xây dựng một số giải pháp sau: 
1. Giải pháp đối với giáo viên:
 	- Chuẩn bị tốt cho học sinh về kiến thức bộ môn, kỹ năng làm bài và tâm lý tự tin khi bước vào kì thi TNTHPT. 
- Đầu tư soạn giáo án, xây dựng ngân hàng câu hỏi phù hợp với mức độ kiến thức từng bài, phù hợp với đối tượng HS. Giảng dạy thống nhất theo kế hoạch chung của tổ, duyệt kế hoạch cá nhân và giáo án với lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng chuyên môn. 
 	- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết học là hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc atlat, nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả (học đôi, học nhóm, đa dạng hình thức trả bài, làm bài tập) phù hợp với các đối tượng học sinh, chú ý HS có sức học chậm. 
- Có sự phân loại trình độ của học sinh và dạy học theo nội dung phù hợp, chú ý đối tượng học sinh tiếp thu bài chậm-> (cần có sự động viên nhiều hơn phạt đối với những học sinh này-không gây áp lực)
 	- Tăng cường kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh để điều chỉnh nội dung phù hợp, kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, chú ý thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học hợp lý.
 	- Tập trung hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài góp phần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức (nhận dạng biểu đồ qua bảng số liệu, xử lí số liệu, kĩ năng nhận xét biểu đồ nhận xét bảng số liệu, kĩ năng sử dụng át-lát, trả lời câu hỏi từ atlat địa lí Việt Nam) thông qua giải đề ôn tập, bố trí thời gian phù hợp: thời gian nhắc lại những kiến thức liên quan, thời gian dành cho học sinh tự giải đề, thời gian để sửa đề. 
- Thân thiện, tạo niềm tin cho HS, chia sẻ khó khăn với các em. Có biện pháp tuyên dương động viên học sinh trong học tập nhằm tạo thêm động lực giúp các em cố gắng học tập.
 	- Đối với những HS ý thức chưa cao, cần kết hợp phối hợp với GVCN, PHHS để giáo dục->tránh sử dụng giải pháp cứng rắn với những em này.
 	- Sử dụng các phương triện dạy học hiện có, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong ôn tập.
 	- Hướng dẫn khả năng tự học và rèn luyện kiến thức cho học sinh.
	* Trong thời gian ôn tập, ngoài những giải pháp trên tổ bộ môn còn có những giải pháp sau: 
- Giáo viên ôn tập tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi tuần ôn tập. Phát huy sự đoàn kết giữa các giáo viên trong nhóm nhằm nâng cao chất lượng (giáo viên cùng môn sẵn sàng hổ trợ dò bài, rèn kỹ năng Địa Lí cho học sinh không phải là hs của lớp mình giảng dạy)
 	- Tổ chức thi thử cho học sinh theo kế hoạch chung của nhà trường-> để rút kinh nghiệm cho các em.
- Cho HS đọc SGK trên lớp. Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho HS.
- Hướng dẫn HS cách phân tích, tư duy, tổng hợp, suy luận, loại suy, nhận biết dạng câu hỏi,khi làm bài trắc nghiệm.
2. Học sinh:
- HS hợp tác với GV ở từng tiết học. Cụ thể HS phải:
+ Có đầy đủ dụng cụ học tập (SGK, atlat, tài liệu hướng dẫn ôn thi của trường, tập, viết,  )
+ Học trật tự, nghiêm túc.
+ Làm theo yêu cầu của GV, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập của mình (phương pháp học, phương pháp làm bài tập, trả bài, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao về nhà )
- Các HS học buổi sáng mà vắng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ phải đi học chung với buổi nâng kém (do GV chỉ định hàng tuần).
 Đối với nhóm học sinh có điểm kiểm tra thử dưới 5.
- Ngoài những sử dụng những giải pháp trên, đối với học sinh có nguy cơ điểm dưới 5, giáo viên còn sử dụng thêm các giải pháp sau:
+ Tăng cường kiểm tra bài bằng hình thức trả bài miệng và làm câu hỏi trắc nghiệm vào buổi tối.
+ Đối với buổi nâng kém thì chủ yếu hướng dẫn HS nắm được kiến thức cơ bản, rèn các câu hỏi ở mức độ hiểu và biết là chính.
	+ Các HS yếu phải đi học nâng kém theo thời khoá biểu của giáo viên bộ môn đầy đủ. 
 Duyệt của BGH Vĩnh Long, ngày 13 tháng 01 năm 2020
 Tổ trưởng chuyên môn
	 Nguyễn Hùng Oanh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_thi_tot.doc