Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân

lực trong giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp

hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ

một nước công nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với

cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi cho công cuộc CNH,HĐH

và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát

triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.

Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu

từ mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người

học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung phẩm chất và năng lực được hình

thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn.

Do có sự thay đổi trong đối tượng giáo dục, cùng với xu thế hội nhập trên

thế giới hiện nay. Hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong

lĩnh vực chương trình, SGK cũng là một trong những yêu cầu cần thiết

Căn cứ vào những yêu cầu vừa nêu để xem xét chương trình phổ thông

hiện hành thì rõ ràng là phải tổ chức, xây dựng lại chương trình, SGK mới

cho tất cả các cấp bậc học phổ thông ở nước ta. Sự thay đổi này mang tính

chất đồng bộ. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra , đánh giá là hết

sức cần thiết.

pdf 10 trang Huy Quân 29/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM 
TRA ĐÁNH GIÁ 
***************** 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 
 Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân 
lực trong giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ 
một nước công nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với 
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi cho công cuộc CNH,HĐH 
và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát 
triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. 
Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu 
từ mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người 
học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung phẩm chất và năng lực được hình 
thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. 
 Do có sự thay đổi trong đối tượng giáo dục, cùng với xu thế hội nhập trên 
thế giới hiện nay. Hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong 
lĩnh vực chương trình, SGK cũng là một trong những yêu cầu cần thiết 
 Căn cứ vào những yêu cầu vừa nêu để xem xét chương trình phổ thông 
hiện hành thì rõ ràng là phải tổ chức, xây dựng lại chương trình, SGK mới 
cho tất cả các cấp bậc học phổ thông ở nước ta. Sự thay đổi này mang tính 
chất đồng bộ. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra , đánh giá là hết 
sức cần thiết 
 Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được 
trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và 
học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện , nâng 
cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục 
 - Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về 
trình độ khả năng thực hiện mục tiêu học tập của về tác động và 
nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định 
sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để HS học tập ngày 
một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là 
kiểm tra. Đổi mới PPDH được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu 
mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh 
theo hướng phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của HS, 
khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào 
những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS 
trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng 
đồng. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học 
tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. 
 Trong cách kiểm tra, đánh giá cũ, có những ưu điểm nhưng đồng thời 
cũng có nhiều nhược điểm. Ví dụ như trường hợp các thầy, cô giáo trong quá 
trình chuẩn bị kiến thức cho học sinh, khi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả 
thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, bài thi,chủ yếu dùng 
câu hỏi tự luận. Loại câu hỏi này có nhiều ưu điểm như: 
 Việc thiết kế không quá khó khăn. 
 * Có thể kiểm tra được những năng lực nhận thức cấp cao: 
vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá trong khi một vài 
phương pháp kiểm tra khác không làm được. 
* Kích thích và phát triển năng lực suy nghĩ và khả năng giải quyết 
vấn đề cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh kết hợp và áp dụng các 
năng lực cấp cao đó vào quá trình giải quyết vấn đề. 
 * Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các ý tưởng sáng tạo vào việc giải 
quyết vấn đề. 
 Nhưng đồng thời cũng có nhiều nhược điểm: 
 * Bài kiểm tra, bài thi chỉ đo được những kiến thức học sinh nhớ 
trong sách giáo khoa, tài liệu, chưa quan tâm đến các kết quả học tập 
quan trọng khác. 
* Bài kiểm tra, thi chưa thể hiện được tất cả các kiến thức mà các em 
đã được học trong nhà trường. Đánh giá chỉ dựa trên chỉ tiêu điểm số 
của học sinh có thể làm lệch lạc mục tiêu đào tạo con người toàn diện. 
* Học sinh không phải lo lắng về những kết quả học tập quan trọng 
khác vì hnững kết quả này không được kiểm tra. 
* Giáo viên chấm điểm không thống nhất và các giáo viên khác 
nhau chấm điểm khác nhau. 
* Trong nhiều trường hợp, học sinh phải làm quá nhiều bài kiểm tra 
và các em ít có cơ hội học tập và phát triển toàn diện. Việc đánh giá 
bằng điểm số này được thực hiện thường xuyên và công khai. HS 
được hệ thống giáo dục và gia đình theo dõi liên tục cả ngày, không 
có thời gian và không gian riêng tư. 
* Học sinh chỉ học những gì sẽ kiểm tra, thi. Nếu các em biết chỉ 
kiểm tra một lượng kiến thức nhất định thì các em sẽ không quan tâm 
đến những nội dung khác mà chúng ta mong muốn các em học. HS 
được đánh giá về năng lực học tập theo điểm so GV cho. Vì vậy 
không thấy được tầm nhìn về hành vi tương lai. Điểm số chỉ là công 
cụ để đánh giá mức thuộc bài, không đánh giá được tìm năng, năng 
lực con người. 
 - Đánh giá có hai chức năng cơ bản la xác nhận và điều khiển. Xác nhận 
đòi hỏi độ tin cậy , điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. Thực hiện tốt đồng thời 
cả hai chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất 
lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh 
giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá 
thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học. 
 - Tham gia vào quá trình học tập, HS có mục đích chiếm lĩnh những tri 
thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học 
định ra và yêu cầu HS phải đạt được. Mức độ đạt được các tri thức đó so với 
những yêu cầu tạo nên những giá trị của sản phẩm mà quá trình dạy học đạt 
được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ “ 
Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, yêu cầu thái độ” thể hiện trong chương 
trình giáo dục phổ thông và thể hiện cụ thể qua SGK. Trong quá trình dạy 
học, GV phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được yêu cầu 
so với mục tiêu đề ra. Kiểm tra xem HS đạt được những yêu cầu về các mặt 
ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến đâu. 
 - Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều 
chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức độ cao nhất thể hiện ở chất lượng 
học tập của HS. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa 
dạng. Về phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của 
một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh 
bổ sung những kiến thức, kĩ năng thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất 
lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi HS. Việc kiểm tra 
chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lí giáo dục, các GV và bản thân 
HS có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm 
điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học. 
 - Đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới 
đánh giá kết quả dạy học. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo 
hướng pháp huy tính tích cực, chủ động 
II. NỘI DUNG: 
1. Các hình thức kiểm tra, đánh giá định kì: 
 Hình thức ra đề kiểm tra: 
 Việc thu thập thông tin về kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra định 
kì ( 1 tiết, trên 1 tiết) được tiến hành thường thông qua dưới hình thức viết mà 
dụng cụ đánh giá có thể là : 
 * Trắc nghiệm tự luận 
 * Trắc nghiệm khách quan 
 * Phối hợp TNKQ và tự luận. 
 - Đối với lớp 10 và lớp 11 thường được kiểm tra dưới dạng phối hợp TNKQ và tự 
luận. 
 - Đối với lớp 12 thường được kiểm tra dưới dạng TNKQ 
1.2- Qui trình xây dựng đề kiểm tra: 
Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá HS, theo định hướng đổi mới đánh giá, thông 
thường được thực hiện theo qui trình sau: 
 a) Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra 
 Đề kiểm tra là phương tiện chủ yếu đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học 
xong một nội dung, một chủ đề, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình 
một lớp học, 
 b) Xác định mục tiêu dạy học 
 Xác định đầy đủ, chi tiết các mục tiêu giảng dạy thể hiện ở năng lực hành vi hay 
năng lực cần phát triển ở HS như là kết quả của việc dạy học ( xác định rõ chuẩn 
kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ trong chương trình môn học, cấp học của 
chương trình giáo dục phổ thông) 
 c) Thiết lập một ma trận hai chiều 
 + Thiết lập một ma trận hai chiều, một chiều thông thường là nội dung hay mạch 
kiến thức cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của HS. Thông thường 
ở ba mức độ : 
- Mức độ nhận biết (B): Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình 
độ thấp, HS chỉ cần nhớ và nhận ra. 
- Mức độ thông hiểu (H): ): Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở 
trình độ cao hơn, HS phải giải thích, so sánh, minh hoạ, tìm ví dụ 
- Mức độ vận dụng (V): ): Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở trình 
độ ở trình độ cao nhất, HS phải vận dụng kiến thức và kĩ năng vào những 
tình huống mới. 
+ Khi thiết kế ma trận đề kiểm tra, cần thiết kế theo các bước sau: 
- Xác định số lượng câu hỏi, bài tập sẽ đưa ra trong đề kiểm tra. 
- Xác định số lượng câu hỏi, bài tập của mỗi loại hình đưa vào đề kiểm 
tra: câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xu hướng hiện nay 
trong việc kiểm tra là sử dụng “ câu nhiều lựa chọn” với bốn phương án 
lựa chọn. 
 + Hình thành ma trận: Hàng dọc của ma trận ghi lĩnh vực kiến thức cần kiểm tra, 
hàng ngang ghi trình độ yêu cầu kiểm tra, trong các ô ghi số lượng các câu. 
 d) Thiết kế câu hỏi, bài tập theo ma trận. 
 e) Thiết kế đáp án, biểu điểm. 
1.3- Cấu trúc đề kiểm tra: 
 Khi đã xác định xong các nhóm mục tiêu của bài kiểm tra, công việc kế tiếp là xây 
dựng một bảng hai chiều về cấu trúc bài kiểm tra. Bảng cấu trúc này kết hợp hai 
nhóm mục tiêu lại với nhau đồng thời cũng xác định “ trọng lượng” của từng “ 
vùng” trong cấu trúc bài kiểm tra. “ Trọng lượng” xác định tỷ lệ câu hỏi sẽ được 
viết cho vùng đó. 
 Ví dụ: Đối với một đề kiểm tra một tiết Vật lí 10,11 tỉ lệ sau đây có thể chấp 
nhận được: 
* Từ 10 đến 20 câu TNKQ. 
* Từ 2 đến 3 câu TNTL. 
 Đối với một đề kiểm tra một tiết Vật lí 12 ch

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_kiem_tra_danh_gia.pdf