Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Mặc dù hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) đã được Bộ GD&ĐT triển khai vào nhà trường phổ thông trong nhiều năm qua, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như nguyện vọng của học sinh (HS) và phụ huynh trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.

Để khắc phục tồn tại đó, một trong những biện pháp hàng đầu là phải tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho HS ngay trong giai đoạn các em học trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Đối với THCS, TVHN chủ yếu tập trung vào việc “hướng học”, còn đối với THPT, TVHN là biện pháp trọng tâm giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai một cách rõ ràng, lựa chọn trường thi, ngành học để hiện thực hóa định hướng đó.

pdf 36 trang Huy Quân 28/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG 
NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH 
1. Cơ sở lý luận: 
1.1 Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của trung 
tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (KTTH-HN). 
Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN do Bộ GD&ĐT ban hành 
kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008, tại mục 1, Điều 
3 (Phụ lục IV), nêu rõ: 
“Nhiệm vụ của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 
1. Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học 
sinh học chương trình giáo dục phổ thông. 
. . . ” 
Như vậy, cùng với dạy công nghệ, kỹ thuật, nghề phổ thông, TVHN cho học sinh 
phổ thông (HS) là nhiệm vụ hàng đầu của trung tâm KTTH-HN, trong số 6 nhiệm vụ đã 
được Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế 44/2008. 
Do vị trí quan trọng của nhiệm vụ TVHN, cũng như ý nghĩa thực tiễn to lớn của nó 
đối với HS, trong những năm qua Bộ GD&ĐT (thông qua Trung tâm Lao động-Hướng 
nghiệp Bộ) đã tổ chức 2 đợt tập huấn về TVHN cho cán bộ giáo viên các trung tâm 
KTTH-HN trong toàn quốc, đợt I vào tháng 7 năm 2003 và đợt II vào tháng 8 năm 2006. 
1.2. TVHN giúp chọn nghề phù hợp. 
TVHN giúp xác định miền chọn nghề tối ưu theo sơ đồ sau: 
Miền chọn nghề tối ưu rất hẹp, chỉ là giao của 3 miền xu hướng, năng lực và nhu 
cầu nghề. Bởi vậy, chọn nghề phù hợp là một việc không đơn giản. 
Nhấn mạnh vai trò của sự phù hợp nghề, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã nói: “có 
những nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng chưa thể là nghề “kiếm cơm”. Tuy 
vậy, đến một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sở đắc thì sẽ bước vào 
thời “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. 
Honda cũng đã phát biểu: “Nghề không thiếu, chỉ thiếu người chí thú với nghề, phù 
hợp với nghề. ...” 
TVHN cho HS phổ thông chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời mình, 
làm chủ tương lai. TVHN có hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong 
Xu 
 hướng 
Năng 
 lực 
Nhu cầu 
tương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực nghề nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năng 
suất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
2.1. Thực tiễn công tác hướng nghiệp hiện nay: 
Mặc dù hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) đã được Bộ GD&ĐT triển khai 
vào nhà trường phổ thông trong nhiều năm qua, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đáp 
ứng yêu cầu thực tiễn cũng như nguyện vọng của học sinh (HS) và phụ huynh trong việc 
định hướng nghề nghiệp tương lai. 
Để khắc phục tồn tại đó, một trong những biện pháp hàng đầu là phải tăng cường 
công tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho HS ngay trong giai đoạn các em học trung học 
cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Đối với THCS, TVHN chủ yếu tập trung 
vào việc “hướng học”, còn đối với THPT, TVHN là biện pháp trọng tâm giúp các em 
định hướng nghề nghiệp tương lai một cách rõ ràng, lựa chọn trường thi, ngành học để 
hiện thực hóa định hướng đó. 
Tuy nhiên, do TVHN chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, đa số HS THPT tới 
ngày làm hồ sơ tuyển sinh vẫn rất mơ hồ về chọn nghề, nhất là không có hiểu biết đầy đủ, 
có hệ thống về phương pháp chọn nghề phù hợp. Bằng chứng là số liệu khảo sát từ 200 
HS khối 11 các trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi đầu năm học 2009-
2010 cho thấy: 
- Chỉ có 37,5% trả lời đúng thế nào là chọn nghề phù hợp; 
- Chỉ có 38,5% trả lời đúng thế nào là tìm hiểu bản thân để định hướng nghề 
nghiệp; 
- Và chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN. 
Hoàn toàn có căn cứ khi dư luận xã hội, thông tin đại chúng đã không ít lần phàn 
nàn về sự yếu kém của công tác hướng nghiệp (trong đó có TVHN) trong nhà trường phổ 
thông, dẫn đến đa số HS rất lúng túng trong việc chọn hướng đi, ngành học, trường thi khi 
làm hồ sơ tuyển sinh; để rồi tới buổi “Tư vấn mùa thi” do các đài-báo tổ chức, HS “nô 
nức” đến nghe với vô vàn câu hỏi. Việc tư vấn cho HS trước mùa thi như lâu nay mà một 
số báo, đài và các trường đại học, cao đẳng , THCN đã làm là rất đáng hoan nghênh, 
nhưng vẫn chỉ là cách làm theo kiểu phong trào, chủ yếu để giới thiệu về các trường, chứ 
không thể thay thế cho việc TVHN một cách bài bản, có hệ thống, mang tính khoa học 
trong nhà trường. 
Từ đó mà đã xẩy ra không ít những trường hợp thương tâm do không thỏa mãn 
nguyện vọng sau mỗi “mùa” tuyển sinh, hoặc bỏ học giữa chừng do chọn ngành học 
không phù hợp, hoặc học xong không có việc làm, phải đào tạo lại, v.v... 
 2.2. Thực trạng công tác TVHN hiện nay tại các cơ sở giáo dục: 
 Từ năm học 2007-2008 đến nay, sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) được đưa lại về 
các trường phổ thông theo chương trình đổi mới, với thời lượng 3 tiết/tháng. Một năm 
sau, chương trình Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) bị rút xương còn 1 
tiết/tháng. Nội dung TVHN, vì vậy, bị rút xuống còn một bài. 
 Theo phản ánh của cán bộ giáo viên từ các trường THPT tham dự đợt tập huấn do 
Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (Trung tâm Lao động hướng 
nghiệp cũ) tổ chức tại Đắc Lắc tháng 9 năm 2009, thì do thời lượng quá ít, giáo viên 
không có điều kiện hướng dẫn cho HS quy trình thực hiện các trắc nghiệm tự tìm hiểu 
bản thân đã triển khai tập huấn trước đây, dẫn đến HS không thể tự tìm hiểu năng lực 
nghề của bản thân, nên chất lượng TVHN nói riêng và GDHN nói chung ở các trường 
phổ thông chưa thể đáp ứng yêu cầu của công tác hướng nghiệp. 
 Còn ở các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp, phần lớn là không thực hiện 
nhiệm vụ TVHN (trong đó có một số trung tâm ở Ninh Thuận). Trong lúc cũng có một số 
trung tâm đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ này, như Trung tâm KTTH-HN Tuy Hòa, tỉnh 
Phú Yên, Trung tâm KTTH-HN tỉnh Nghệ An,... nhưng đều dựa trên cơ sở những quy 
định riêng do các trung tâm tự đặt ra. 
2.3. TVHN trong những năm qua tại Trung tâm KTTH-HN Phan Rang. 
 Sau khi tham gia các đợt tập huấn của Bộ, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng 
nghiệp Phan Rang (Trung tâm) đã tham mưu lên Sở GD-ĐT dự kiến quy trình tổ chức 
TVHN cho HS, trong đó có đề xuất nguồn kinh phí phục vụ cho công tác này (Tờ trình số 
37 ngày 15/02/2008, số 182 ngày 05/7/2008); đồng thời đã mua phần mềm TVHN do 
Trung tâm Lao động hướng nghiệp Bộ giới thiệu (hết 4 triệu đồng) để thực hiện TVHN 
trên máy vi tính, nhưng gặp rất nhiều khó khăn do các phòng máy đã giành cho HS học 
tin học vào tất cả các buổi trong tuần, đồng thời với việc không có nguồn kinh phí chi cho 
công tác TVHN. 
Năm 2006, Trung tâm đã tham gia chương trình thí điểm TVHN thuộc Dự án đổi 
mới và phát triển giáo dục THPT do Trung tâm Lao động hướng nghiệp Bộ chủ trì. Đã có 
610 HS khối 12 đã được TVHN, kết quả được Ban quản lý dự án đánh giá tốt. Tuy nhiên 
chi phí (do Dự án cấp) lên đến hơn 100.000 đồng/HS. 
Với mức chi phí như vậy, thậm chí chỉ vài chục ngàn đồng cho mỗi HS thì trong 
thực tế cũng đã rất khó khăn. Bằng chứng là cho tới nay, văn bản quy định về công tác 
TVHN, trong đó có mức thu lệ phí 10.000 đ/HS vẫn chưa được cấp có thẩm quyền xem 
xét ban hành. 
Điều đó đồng nghĩa với việc chưa thể tiến hành TVHN theo quy trình hướng dẫn 
của Dự án phát triển Giáo dục THPT, vì không có nguồn kinh phí. 
Trước tình hình đó, “cái khó ló cái khôn”, Trung tâm đã tiến hành lồng ghép 
TVHN vào các buổi SHHN cho HS khối 12 của các trường THPT gửi HS tới SHHN tại 
Trung tâm. Trong năm học 2006-2007 đã có 1.245 HS khối 12 được TVHN trong quá 
trình SHHN tại Trung tâm. 
Số liệu khảo sát từ 1.245 HS đã được TVHN năm học này cho thấy: 
- 96% cho rằng TVHN là cần thiết; 
- 92% hiểu đúng thế nào là lựa chọn nghề phù hợp; 
- 85% có hứng thú thực hiện các trắc nghiệm tìm hiểu bản thân; 
- 94% cho rằng quá trình TVHN ở Trung tâm đã giúp ích cho việc lựa chọn nghề 
của bản thân; 
- 92% HS đã tham khảo kết quả TVHN ở Trung tâm trong quá trình làm hồ sơ 
tuyển sinh; 
- Chỉ có 3,5% cho rằng TVHN không cần thiết (rơi vào số HS thiếu chuyên cần, 
không tham dự đầy đủ các buổi SHHN). 
Tuy nhiên, sau khi SHHN được đưa lại về các trường phổ thông, sáng kiến lồng 
ghép TVHN vào các buổi SHHN tại Trung tâm không còn thực hiện được nữa. 
Năm học 2008-2009, một lần nữa, “cái khó” buộc cán bộ giáo viên Trung tâm phải 
“ló” tiếp “cái khôn” lần nữa, chính là nội dung của SKKN này, đã tiến hành thí điểm việc 
lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT của HS khối 11 với nội dung rút gọn, mục 
đích là để rút kinh nghiệm thực tế cho những năm tiếp theo. Nhưng do chỉ mới đưa vào 
thí điểm trong học kỳ II, nên còn nhiều khiếm khuyết, nhất là chưa có đúc rút kinh 
nghiệm, tổng hợp số liệu làm chứng cứ khoa học một cách bài bản. 
Vì vậy, nhu cầu đặt ra trong năm học 2009-2010 là phải đổi mới nội dung, quy 
trình sao cho đáp ứng về cơ bản quy trình TVHN mà Bộ GD&ĐT đã triển khai qua các 
đợt tập huấn trên toàn quốc; đồng thời đưa ra được luận cứ khoa học về tính khả thi và 
hiệu quả của việc lồng ghép TVJHN vào dạy học NPT, làm cơ sở cho việc triern khai tiếp 
theo trong những năm học tới. 
Đó cũng chính là mục đích của SKKN này. 
Số liệu khảo sát từ 200 HS khối 11 các trường THPT Chu Văn An và THPT 
Nguyễn Trãi đầu năm học 2009-2010 cho thấy: 
- 79% cho rằng TVHN là cần thiết cho HS; 
- 86% trả lời đúng ý nghĩa của chọn nghề phù hợp, nhưng 
- chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN. 
 Từ những số liệu và quá trình thí điểm thực tiễn trên, có thể rút ra mấy kết luận 
sau đây: 
1. HS thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc chọn nghề phù hợp và muốn được tiếp 
cận với với phương pháp chọn nghề phù hợp. 
2. Dự án phát triển GD THPT và HS đều đánh giá tốt về kết quả TVHN đã thực 
hiện ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang. 
3. Bằng những con đường khả thi, TVHN cần phải được tiếp tục triển khai cho HS 
THPT để thiết thực góp phần giúp các em vững tin bước vào cuộc đời. 
Đó cũng chính là những lý do thôi thúc CBQL và các thầy cô giáo ở Trung tâm Kỹ 
thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang quyết tâm tìm mọi cách để thực hiện TVHN cho 
HS, như là một trong những việc không thể k

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_tu_van_huong_nghiep_cho_hoc_s.pdf