Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 2
Toán là môn học rèn tư duy, sáng tạo và óc thẩm mĩ cho học sinh ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở các cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.
Từ năm học 2010 đến năm 2013 tôi được phân công dạy lớp 2 và lớp 3. Tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “các yêu tốc hình học” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học ở cấp học trên và vận dụng vào thực tiễn sau này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán Lớp 2

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN LẠC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC - - - - - - - - - - * * * - - - - -- - - - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN LỚP 2 MÃ SỐ: 08 MÔN: TOÁN LỚP 2 TỔ BỘ MÔN: TỔ 2- 3 Người thực hiện : Nguyễn Thị Bích Thủy Điện thoại : 01226445867 Nguyệt Đức, ngày 18 tháng 04 năm 2013 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I.Lời nói đầu 2 II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2-4 1.Thực trạng ở trường Tiểu học Nguyệt Đức 2 2.Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên 3 3.Khảo sát hứng thú dạy và học các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh. 3 B. NỘI DUNG 4-20 I. Các biện pháp thực hiện 4 II. Các biện pháp tổ chức. 5 C. KẾT LUẬN 20-22 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa toán lớp 2. Các sách tham khảo môn Toán lớp 2. A -ĐẶT VẤN ĐỀ I -LỜI NÓI ĐẦU Toán là môn học rèn tư duy, sáng tạo và óc thẩm mĩ cho học sinh ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở các cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày. Từ năm học 2010 đến năm 2013 tôi được phân công dạy lớp 2 và lớp 3. Tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “các yêu tốc hình học” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học ở cấp học trên và vận dụng vào thực tiễn sau này. Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được kiến thức toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về môn toán nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Việc dạy các yếu tố hình học lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài. II -.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Thực trạng ở trường tiểu học nguyệt đức: -Năm học 2010- 2011 trường có 4 lớp 2 bằng 137 học sinh. -Năm học 2011- 2012 trường có 3 lớp 2 bằng 94 học sinh. -Năm học 2012--2013 trường có 4 lớp 2 gồm 121em học sinh . Để phát huy hết khả năng, năng lực của từng giáo viên nhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, nhà trường đã phân công giáo mỗi giao viên đứng dạy một lớp. Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2a và trực tiếp giảng dạy các môn Toán và Tiếng việt ,tự nhiên xã hội, đạo đức,thủ công. Bản thân tôi luôn luôn cố gắng đổi mới các phương pháp dạy học để học sinh nắm được bài, cuối năm thu được kết quả tốt. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên a . khảo sát nội dung chương trình SGK: Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 2 phong phú, đa dạng, được giới thiệu đầy đủ về: -Đường thẳng, ba điểm thẳng hàng. - Đường gấp khúc - Tính độ dài đường gấp khúc. - Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật. Vẽ hình trên giấy ô vuông. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học (hình tứ giác và tam giác). Cấu trúc, nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa toán 2 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn của học sinh. b. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng: - Học sinh biết nhận biết dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc. Đặc biệt lưu ý học sinh (nhận dạng hình “tổng thể”), yêu cầu học sinh giỏi nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật. - Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình - Học sinh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian cho học sinh giỏi. 3. Khảo sát hứng thú dạy và học các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh. a. Hứng thú của giáo viên * Qua trò chuyện với giáo viên cùng khối, cùng trường tôi đã thu được kết quả như sau: Đa số ý kiến cho rằng không thích dạy các yếu tố hình học bằng các phần khác trong môn Toán với lí do : -Dạy các yếu tố hình học là khó so với các phần khác vì tư duy trìu tượng của học sinh lớp 2 còn hạn chế, nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó. - Giờ học các yếu tố hình học thường trầm , không sôi nổi và khô. Học sinh ít chú ý vào bài, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy như : thước , hình mẫu ,vật mẫu , phấn màu - Đồ dùng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết học, giáo viên phải làm đồ dùng trực quan rất nhiều như :Thước kẻ , com pa , hình mẫu ,vật mẫu phù hợp với các tiết dạy để hướng dẫn học sinh nắm được bài. Ngoài ra còn sử dụng bảng phụ để vẽ hình mẫu cho học sinh quan sát và ghi các bài tập . b. Hứng thú của học sinh Tôi đã lập ra những hệ thống câu hỏi, xây dựng phiếu trắc nghiệm để điều tra hứng thú và việc học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2a năm học 2010- 2011.(Tổng số học sinh: 32 em) Em hãy điền dấu (x) vào ô trống mà em cho là hợp với em nhất: Câu 1: Em có thích học Toán phần hình học không? - Rất thích : 7/32 em = 21,87% - Bình thường : 13/32 em = 40,62% - Không thích : 12/30 em = 37,5% Câu 2: Em có làm đầy đủ bài tập của phần hình học không? - Có : 25/32 em = 78,12% - Không : 0 em = 0% - Còn thiếu : 7/32 em = 21,88% * Qua khảo sát tôi thấy: - Phần lớn học sinh không thích học phần này, số học sinh thích là rất ít và các em đều là những học sinh học khá môn học này cũng như các môn khác. - Mặc dù phần này không gây nhiều hứng thú đối với các em nhưng trong giờ học các em vẫn luôn chú ý nghe bài, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Phần lớn các em đều tự học và tự làm bài, làm đầy đủ các bài tập ở lớp. - Mặc dù chưa gây được hứng thú nhiều nhưng hầu hết học sinh đều có thái độ tích cực trong việc làm các bài tập. Với những lí do nêu trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở, mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhằm hướng dẫn hoc sinh hoc tốt mảng kiến thức về các yếu tố hình học . B- NỘI DUNG I- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình của lớp và thấy rằng trong môn Toán đặc biệt ở phân dạy học các yếu tố hình học chất lượng học của học sinh còn chưa cao. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài : Dạy các yếu tố hình học trong môn toán và nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 2 Trên thực tế học sinh còn có mặt hạn chế và thiếu sót nhất định so với yêu cầu chung đưa ra. Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học các yếu tố hình học và so sánh với thực trạng tình hình học tập của lớp tôi, tôi rất băn khoăn và lo lắng, tìm ra một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướng dẫn các em những biện pháp học tập có hiệu quả. * Kế hoạch nghiên cứu 1- Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy môn Toán phần các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên và học sinh. 2- Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc dạy học các yếu tố hình học của học sinh tiểu học xung quanh môn Toán . 3- Dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để rút kinh nghiệm 4- Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn Toán phần các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh để thu thập số liệu, phân tích đối chiếu và so sánh - Tìm ra những sai sót và dự đoán những nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó. - Đề ra biện pháp khắc phục những sai lầm một cách chính xác và khoa học. 5- Đề xuất ý kiến để có những biện pháp cải thiện việc dạy và học mônToán phần các yếu tố hình học. Phát huy khả năng tư duy và tưởng tượng của học sinh tiểu học thông qua các bài tập của môn học này. Từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán phần các yếu tố hình học, phát huy khả năng tư duy của học sinh giỏi. II- CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Tác dụng của môn Toán –phần các yếu tố hình học Xuất phát từ nhiệm vụ của môn Toán –phần các yếu tố hình học đã được trình bày ở trên, giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2 như nhận dạng hình tổng thể, các bài thực hành, luyện tập , bài tập xếp, ghép hình ). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh. Ở lớp 2, ngoài việc yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly,). Đối với học sinh giỏi dần dần yêu cầu học sinh nắm được bản chất của các hình và mối quan hệ giữa các yếu tố của hình học (chẳng hạn yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau.) Một cách khác nữa, khi dạy giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi “Tại sao làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_2.pdf