Chuyên đề Hóa học - Nhóm Halogen

1. Nội dung 1: Đơn chất halogen (3 tiết)

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.

- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen.

- Tính chất hóa học của các halogen.

- Ứng dụng và phương pháp điều chế các halogen.

2. Nội dung 2: Hợp chất halogen (3 tiết)

- Axit halogenhiđric và muối halogenua.

- Hợp chất có oxi của các halogen.

 

doc 18 trang Thảo Ly 18/08/2023 8600
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hóa học - Nhóm Halogen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Hóa học - Nhóm Halogen

Chuyên đề Hóa học - Nhóm Halogen
Chuyên đề . NHÓM HALOGEN
I. Nội dung chuyên đề	 
1. Nội dung 1: Đơn chất halogen (3 tiết)
- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen.
- Tính chất hóa học của các halogen.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế các halogen.
2. Nội dung 2: Hợp chất halogen (3 tiết)
- Axit halogenhiđric và muối halogenua.
- Hợp chất có oxi của các halogen.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
Nội dung 1: ĐƠN CHẤT HALOGEN
1. Mục tiêu
+ Kiến thức:
HS nêu được: 
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
- Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS giải thích được: 
- Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh.
- Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Clo, brom, iot còn thể hiện tính khử.
+ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của các halogen.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế các halogen.
- So sánh tính chất của các halogen. Viết các PTHH để chứng minh.
- Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen, giải một số dạng bài tập thực tiễn, bài tập tính toán.
+ Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 
+ Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán hóa học. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
	- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận nhóm).
	- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH, tranh ảnh ), SGK.
	- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
	- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
	3. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của GV 
 + Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dụng cụ hoá chất để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
- Hóa chất: bình khí clo; dung dịch nước clo, nước cất; dây Fe, dây Cu, I2, dung dịch : KI, KBr ; nước brom, nước clo, hồ tinh bột, nước cất, benzen.
 	- Dụng cụ: đèn cồn, cặp gỗ, diêm, bình tia, tấm bìa cactông, giấy màu, giá sắt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm, bình tia, bông, chén sứ, chậu thủy tinh, ống nhỏ giọt, miếng kính để đậy chậu thủy tinh.
	+ Các movie thí nghiệm:
- Clo tác dụng kim loại: Al, Fe, Cu.
- Clo tác dụng với hiđro.
- Điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
- Brom tác dụng với nhôm.
- So sánh mức độ hoạt động của các halogen.
- Sự thăng hoa của I2.
- Iot tác dụng với nhôm.
+ Mô phỏng sơ đồ sản xuất NaOH và khí Cl2, H2 trong công nghiệp.
+ Các hình ảnh về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của F2, Cl2, Br2, I2; bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ, cách phòng bệnh bướu cổ, cách sử dụng các sản phẩm có chứa iot hiệu quả nhất.
+ Máy tính, máy chiếu.
2.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung của chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen
+ GV yêu cầu HS quan sát bảng tuần hoàn và cho biết:
– Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? (Flo, clo, brom, iot, atatin)
– Chúng thuộc nhóm nào, ở vị trí nào trong các chu kì?
+ GV chỉnh lí và bổ sung: Atatin không gặp trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo nên xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.
+ GV yêu cầu HS: 
– Dựa vào số thứ tự của các halogen, hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử: F, Cl, Br, I và nhận xét đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen.
– Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
+ GV nêu vấn đề: Vì sao các nguyên tử của nguyên tố halogen không tồn tại ở dạng nguyên tử riêng rẽ mà hai nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử X2?
Gợi ý: Vì có 7e lớp ngoài cùng, còn thiếu 1e để đạt cấu hình e bền như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đôi e để tạo ra phân tử X2.
+ GV yêu cầu HS : 
– Viết sơ đồ hình thành phân tử các halogen.
– Nhận xét về đặc điểm liên kết của phân tử X2 và dự đoán khả năng hoạt động hoá học của các halogen.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen
+ GV yêu cầu HS quan sát bảng 11 trong SGK, nhận xét các quy luật của sự biến đổi: 
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khi đi từ flo đến iot.
- Bán kính nguyên tử khi đi từ flo đến iot.
- Độ âm điện khi đi từ flo đến iot.
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết tính tan của các halogen trong nước, trong các dung môi hữu cơ và trạng thái tự nhiên của chúng. Giải thích.
+ GV bổ sung: độc tính của các halogen, cách sử dụng Br2 và xử lí khi bị bỏng brom.
+ GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm “Sự thăng hoa của I2” (GV làm hoặc chiếu movie thí nghiệm), nêu hiện tượng và trình bày khái niệm về sự thăng hoa.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của các halogen
+ GV yêu cầu HS giải thích:
– Vì sao trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1, các nguyên tố còn lại, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7? 
Gợi ý: Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá –1. Các nguyên tố còn lại ở trạng thái bị kích thích có thể chuyển 1, 2, 3 electron sang phân lớp d, nên có thể có số oxi hoá +1, +3, +5, +7 khi kết hợp với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như oxi.
– Vì sao các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành? 
– Vì sao đi từ F đến I, tính oxi hoá giảm dần? (Từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng ® khả năng hút e giảm ® tính oxi hoá giảm) 
+ GV yêu cầu HS:
– Nhắc lại tính chất hoá học của clo (đã học ở lớp 9) và viết các PTHH minh hoạ.
– Dự đoán khái quát về phản ứng của các halogen với kim loại, với hiđro, với nước.
+ GV chỉnh lí, bổ sung và sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức dạy học nội dung này.
 Bước 1: Làm việc chung cả lớp (GV nêu vấn đề học tập, chia nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm).
- Cách chia nhóm:
“Nhóm chuyên sâu”: Chia lớp thành 4 loại nhóm (tùy theo số HS mà có thể chia thành 4 nhóm hoặc 8 nhóm, số HS bằng nhau khoảng từ 4 – 6 HS/nhóm (nếu không chia được số HS bằng nhau thì GV linh hoạt trong phần chia nhóm mảnh ghép); đặt tên là xanh, đỏ, tím, vàng; trong mỗi nhóm đánh số thứ tự các thành viên từ 1 đến hết.
 “Nhóm mảnh ghép”: Cứ 4 HS chuyên sâu có cùng số thứ tự thành viên trong 4 nhóm xanh, đỏ, tím, vàng hợp lại thành 1 nhóm mảnh ghép. 
Nhiệm vụ của các nhóm
“Nhóm chuyên sâu”:
+ Nhóm màu lục nhạt: Nghiên cứu tính chất hóa học của flo.
+ Nhóm màu vàng lục: Nghiên cứu tính chất hóa học của clo.
+ Nhóm màu nâu đỏ: Nghiên cứu tính chất hóa học của brom.
+ Nhóm màu đen tím: Nghiên cứu tính chất hóa học của iot.
Các nhóm này gọi là nhóm chuyên sâu, HS mỗi nhóm gọi là HS chuyên sâu.
+ Mỗi nhóm chuyên sâu làm việc trong khoảng thời gian 15 phút.
“Nhóm mảnh ghép”: 
+ Các HS chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về tính chất hóa học của halogen mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu. Sau đó các nhóm mảnh ghép thảo luận về để rút ra tính chất hóa học chung và riêng của các halogen. 
+ Các nhóm mảnh ghép tổng kết về tính chất hóa học giống và khác nhau của các halogen bằng sơ đồ hoặc bảng vào giấy A0.
+ Các nhóm mảnh ghép làm việc trong thời gian 15 phút.
- Nội dung các phiếu học tập: 
Phiếu màu lục nhạt: Nhiệm vụ học tập nhóm lục nhạt
Nghiên cứu tính chất hóa học của flo
 1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của flo, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của flo. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Cho biết tính chất riêng của axit HF và ứng dụng chủ yếu của nó. (ăn mòn thuỷ tinh nên được dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh)
 3) Cho biết điều kiện phản ứng của flo với kim loại, hiđro.
 4) Cho biết đặc điểm phản ứng của flo với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
 Trình bày kết luận về tính chất hóa học của flo. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Phiếu màu vàng lục: Nhiệm vụ học tập nhóm vàng lục
Nghiên cứu tính chất hóa học của clo
 1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của clo, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của clo. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Quan sát các movie thí nghiệm: “Clo tác dụng với nhôm” và “Clo tác dụng với hiđro”, nêu hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của clo.
 3) Cho biết điều kiện phản ứng của clo với kim loại, hiđro.
 4) Cho biết đặc điểm phản ứng của clo với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
 Trình bày kết luận về tính chất hóa học của clo. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Phiếu màu nâu đỏ: Nhiệm vụ học tập nhóm nâu đỏ
Nghiên cứu tính chất hóa học của brom
 1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của brom, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của brom. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Quan sát movie thí nghiệm “Brom tác dụng với nhôm”, nêu hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của brom.
 3) Cho biết điều kiện phản ứng của brom với kim loại, hiđro.
 4) Cho biết đặc điểm phản ứng của brom với H2O.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:
 Trình bày kết luận về tính chất hóa học của brom. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Phiếu màu đen tím: Nhiệm vụ học tập nhóm đen tím
Nghiên cứu tính chất hóa học của iot
 1. Nội dung thảo luận:
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của iot, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của iot. Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Quan sát movie thí nghiệm “Iot tác dụng với nhôm”, nêu hiện tượng và nhận xét về khả năng phản ứng của i ...  của khí chứa 4/5 trong không khí.
Axit làm bỏng nặng khi rơi vào da.
Nguyên tố halogen có nhiều trong rong biển.
Một đơn chất halogen là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
Tên của một nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử là 16.
Từ khóa: CHEMISTRY
III. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề 
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Đơn chất halogen và hợp chất halogen
Câu hỏi /bài tập định tính
- Nêu được vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử.
- Nêu được tính chất hóa học, sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
- Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, 
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen (tương tự nhau).
- Viết được PTPƯ chứng minh tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo, brom, iot còn thể hiện tính khử.
- Viết được phương trình phản ứng điều chế các halogen trong PTN và trong CN.
- Nêu được tính chất của khí hiđrohalogenua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit halogenhiđric); 
- Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính 
- Dự đoán tính chất hóa học của các halogen.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HX.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
- Tính thể tích 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của các halogen, axit halogendric.
- Giải được các bài tập liên quan hiện tượng thực tiễn.
- Giải được các bài toán liên quan đến nồng độ dung dịch, hiệu 
Bài tập định lượng
phương pháp điều chế các halogen trong PTN, trong CN.
- Viết được cấu tạo phân tử của khí HX.
- Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế một số hợp chất halogen.
- Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN. 
chất hóa học và điều chế dung dịch axit halogenhidric..
- Phân biệt được các halogen, axit halogenhidric và muối halogenua với dung dịch axit và muối khác.
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử từ đơn giản đến phức tạp.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của axit HX tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
- Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn.
suất phản ứng, phản ứng các chất có dư.
Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
- Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. 
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề 
a) Mức độ nhận biết
Câu 1. Cho các phản ứng sau :
1. Cl2 + H2O ® HOCl + HCl
2. Cl2 + H2O + 2SO2® H2SO4 + 2HCl
3. Cl2 + H2S ® 2HCl + S
4. Cl2 + Ca(OH)2® CaOCl2 + H2O
Các phản ứng trong đó Cl2 chỉ đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 2, 3. 	B. 3, 4. 	C. 1, 2. 	D. 1, 4.
Câu 2. Cho phản ứng: 	Cl2 + 2KBr Š 2KCl + Br2
Trong phản ứng trên, clo đóng vai trò 
A. là chất bị oxi hoá. 	B. là chất bị khử. 
C. chất khử. 	D. vừa là chất oxi hoá vừa là khử. 
Câu 3. Cho ph¶n øng: 3Cl2 +6KOH 5 KCl + KClO3 +3 H2O 
Trong ph¶n øng trªn, clo ®ãng vai trß 
A. chØ lµ chÊt oxi ho¸. 	 
B. chØ lµ chÊt khö. 
C. kh«ng ph¶i lµ chÊt oxi ho¸, kh«ng ph¶i lµ chÊt khö. 
D. võa lµ chÊt oxi ho¸ võa lµ chÊt khö. 
Câu 4. Ph¶n øng ®­îc dïng ®Ó ®iÒu chÕ khÝ clo trong phßng thÝ nghiÖm lµ
A. 2NaCl 	2Na + Cl2
B. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2	
C. 4HCl + MnO2	 MnCl2 + 2H2O + Cl2
D. 2HCl H2 + Cl2
b) Mức độ thông hiểu
Câu 5.Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ manganđioxit rắn và dung dịch axit clohiđric đậm đặc vào
 ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu. Nếu đóng khoá K thì miếng giấy màu không mất màu. Nếu mở khoá K thì giấy mất màu.Giải thích hiện tượng. 
Hướng dẫn:
Giải thích đúng
Nếu đóng khóa K thì miếng giấy không mất màu, vì khí clo ẩm đã được làm khô bới dd axit sunfuric đặc. Nếu mở khóa K thì giấy mất màu vì clo ẩm cỏ tính tẩy màu.
Câu 6. Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Để loại bỏ lượng khí clo đó có thể dùng khí amôniac. Nhưng khi điều chế clo trong PTN để khử các hóa chất dư thừa và cả lượng khí clo dư trong ống nghiệm người ta lại dùng NaOH loãng hoặc nước vôi. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra và giải thích.
Hướng dẫn 
Giải thích đầy đủ và viết 5 PTHH
Để loại bỏ khí clo trong PTN có thể dùng khí amoniac nhờ PTHH sau:
	3Cl2 + 8NH3® N2 + 6NH4Cl
	Nhưng khi điều chế Clo trong PTN thì hóa chất là những chất oxi hóa như : KMnO4 hoặc MnO2 .và axit HCl đồng thời có cả lượng dư khí clo trong các dụng cụ thí nghiệm, ống dẫn nên chúng ta nên ngâm bộ dụng cụ đó vào chậu đựng dung dịch NaOH loãng hoặc nước vôi ( rẻ tiền , dễ kiếm) nhờ PTHH sau:
	 HCl + NaOH ® NaCl + H2O
 2HCl + Ca(OH)2® CaCl2 + 2H2O
 Cl2 + 2NaOH ® NaClO + NaCl + H2O
 2Cl2 + 2Ca(OH)2® Ca(OCl)2 + CaCl2 + 2H2O
c) Mức độ vận dụng 
Câu 7.Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất natri clorua, mangan đioxit, dung dịch natri hidroxit, axit sunfuric đặc ta có thể điều chế được nước Javen hay không? Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn: 
Viết được PTHH điều chế nước javen: 
 2NaCl +MnO2 + 2H2SO4à Na2SO4 +MnSO4 +Cl2 +2H2O
 Cl2 + 2NaOHà NaCl + NaClO + H2O
Câu 8. Để điều chế kaliclorat với giá thành hạ người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với kaliclorua và làm lạnh. Khi đó kaliclorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kaliclorat kết tinh.
Hướng dẫn: Viết đầy đủ các PPTHH và giải thích đúng
Khi cho Clo tác dụng với nước vôi đun nóng thì xảy ra phản ứng.
 6Cl2 +6 Ca(OH)2à5 CaCl2 + Ca(ClO3 )2 + 6H2O
Khi cho KCl vào dd sau phản ứng và làm lạnh thì:
 Ca(ClO3 )2 + 2KClà 2KClO3 +CaCl2
Vì KClO3 ít tan trong nước lạnh nên khi làm lạnh thì nó sẽ kết tinh trước.
d) Mức độ vận dụng cao
Câu 9. Quan sát sơ đồ tháp tổng hợp axit clohiđric ở hình dưới đây:
1. Mô tả quả trình tổng hợp axit HCl, viết PTHH (nếu có). Nguyên tắc ngược dòng được sử dụng như thế nào? 
2. Công suất của một tháp tổng hợp hiđroclorua là 25,00 tấn hiđroclorua trong một ngày đêm. 
a.Tính khối lượng clo và hidro cần dùng để thu được khối lượng hiđroclorua nói trên biết rằng khối lượng hidro cần dùng lớn hơn 10% so với khối lượng tính theo lí thuyết.
b.Vì sao dùng dư hiđrô mà không dùng dư clo?
Hướng dẫn
1.Tại tháp T1: Khí H2 và khí Cl2 được dẫn vào tháp và đốt để khơi mào sau đó phản ứng tự xảy ra ( PU tỏa nhiệt). Khí HCl được dẫn sang tháp T2 là tháp hấp thụ bằng dd HCl loãng được bơm từ tháp T3 sang để tạo ra axit HCl đặc được lấy ra từ chân tháp T2. Axit HCl loãng ở tháp T3 do khí HCl chưa hấp thụ hết đi sang tháp T3 hấp thụ bằng nước tạo ra dd axit HCl loãng rồi axit HCl loãng lại được bơm sang tháp T2. 
+ Nguyên tắc ngược dòng là nguyên tắc nước hoặc dung dịch axit chảy từ trên xuống, khí đi từ dưới lên.
2.PTHH
 H2 + Cl2® 2 HCl 
1mol H2 (2 gam) + 1mol Cl2 (71 gam) thu được 2mol HCl (73 gam)
 x tấn y tấn 25 tấn
Để tổng hợp được 25 tấn HCl cần 24,315 tấn khí clo và 0,6849 tấn khí H2 theo lý thuyết nhưng lượng H2 thực tế cần lớn hơn 10% nên lượng H2 thực tế sẽ là:
 0,6849 + 0,06849 = 0,75342 tấn
Cần dùng H2 dư để phản ứng tổng hợp xảy ra hoàn toàn, nếu dùng dư clo thì clo sẽ tác 
dụng với H2O tạo ra HClO làm dung dịch axit HCl thu được có lẫn cả HClO
Câu 10. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Hướng dẫn: Tính toán đúng
Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là:
	200 lítx 3.106 = 6.108 lít = 6.105 m3
Lượng khí clo cần dùng là:
	6.105 m3 . 5g/m3 = 3.106 gam = 3.103 kg
Câu 11. Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. 
Khi đó, xung quanh các nhà máy sản 
xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ
thủ công rất nhanh hỏng và cây cối 
bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng 
cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn , đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên.
Hướng dẫn: Giải thích đầy đủ đúng 
Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Cây cối xung quanh nhà máy bị chết rất nhiều vì trong khí thải có khí HCl khí này nặng hơn không khí nên dù xây ông khói cao nhưng nó vẫn bị gió thổi từ từ chìm xuống mặt đất 
Đặc biệt là trong không khí ẩm , HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí như sương mù. Axit làm cháy lá chết cây gây nhiều bệnh nguy hiểm về hô hấp cho dân cư sống xung quanh nhà máy.
Câu 12. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch muối ăn trong thời gian từ 10 -15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch muối ăn (NaCl) có tính sát trùng?Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài như vậy?
Giải: 
	Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối cao hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu qua màng tế bào, nước đi ra, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. Do tốc độ thẩm thấu chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10 -15 phút.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_hoa_hoc_nhom_halogen.doc