SKKN Vận dụng modul 4 vào xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề phản ứng oxy hóa - khử môn Hóa học 10

* Thiết lập môi trường dạy học phù hợp: Trong một kế hoạch bài dạy, mục tiêu dạy học là cố định và các chiến lược giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật dạy học và các phương tiện hỗ trợ được quyết định trước. Khi một môi trường giảng dạy với các yếu tố liên quan được thiết lập một cách thích hợp, nhiệm vụ giảng dạy sau đó sẽ diễn ra theo cách đã được lên kế hoạch trước. Điều này là một sự đảm bảo cho các mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra được thực hiện có hiệu quả.

* Định hướng tâm lý giảng dạy: Cùng với việc sử dụng các chiến lược, kỹ thuật và phương tiện giảng dạy phù hợp, các yếu tố liên quan đến HS như sở thích, năng khiếu, nhu cầu, năng lực của HS khi dạy học cũng được lưu ý và cân nhắc. Việc dạy học trên thực tế vì thế sẽ trở nên tâm lý hơn. Với một kế hoạch được chuẩn bị trước, GV cũng sẽ hình dung rõ ràng về sự liên hệ giữa nội dung bài học và đối tượng HS của mình. Điều này làm dấy lên sự tự tin của họ. Khi một GV phát triển cảm giác tự tin thì họ sẽ tổ chức các hoạt động học tập cho HS với sự nhiệt tình và niềm vui thực sự.

* Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy: Trong một kế hoạch bài dạy, có những vấn đề liên quan đến bài học có thể trở nên hạn chế hoặc không cần thiết do bối cảnh lớp học hoặc các vấn đề khác như sự chi phối của thời gian. Điều này cho phép GV từ bỏ những thứ không liên quan để xác định rõ ràng, có giới hạn việc giảng dạy các kiến thức một cách hệ thống và có tổ chức cho HS.

 

docx 49 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng modul 4 vào xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề phản ứng oxy hóa - khử môn Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng modul 4 vào xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề phản ứng oxy hóa - khử môn Hóa học 10

SKKN Vận dụng modul 4 vào xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề phản ứng oxy hóa - khử môn Hóa học 10
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
VẬN DỤNG MODUL 4 VÀO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ PHẢN ỨNG OXY HÓA - KHỬ MÔN HÓA HỌC 10
 Người thực hiện: 
 1- Nguyễn Thị Quyên
Lê Văn Hải.
Nguyễn Thế Hùng.
 Thanh Chương, tháng 12/2021
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÁC GIẢ
 1. Nguyễn Thị Quyên 
Ngày tháng năm sinh: 29/4/1977
Giới tính: Nữ
 Điện thoại: 0943937137
E-mail:quyenquyen77@gmail.com.vn
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 
Lê Văn Hải 	
Ngày tháng năm sinh: 06/04/1983
Giới tính: Nam
 Điện thoại: 0982938483 
E-mail: levanhaincc@gmail.com.vn
Chức vụ: Bí thư đoàn trường
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 
Nguyễn Thế Hùng 	
Ngày tháng năm sinh: 08/08/1978
Giới tính: Nam
 Điện thoại: 0911175680
E-mail: hunghanhlam@gmail.com.vn
Chức vụ: Thư ký hội đồng
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ
Năm nhận bằng: 2018
Chuyên ngành đào tạo: Hóa học, Vật lý
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học, Vật lý
Số năm có kinh nghiệm: 22 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020 -2021.
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới chúng ta đang thay đổi sâu sắc về mọi mặt, các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4 liên tiếp ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời lại đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển.
Đất nước ta cũng không ngoại lệ, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt lên bao nhiêu khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã vượt qua khỏi tình trạng yếu kém phát triển, hiện đang là nước phát triển có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đủ để phát triển nhanh và bền vững.
Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gia tăng, mất cân bằng sinh thái và những biến động khí hậu cùng với những biến đổi về chính trị, xã hội cũng đặt ra thách thức mang tính toàn cầu. 
Chính vì thế để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết, xu thế mang tính toàn cầu.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ( khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/năm 2014 về đổi mới chương trình , sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình , sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình , sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng nề về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”
Để hiện thực hóa chủ trương, đường lối đổi mới trên, thì giáo viên đóng vai trò then chốt. Giáo viên không chỉ là người tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, mà còn là người trực tiếp thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Để thực hiện tốt kế hoạch nhà trường thì mỗi giáo viên phải xây dựng được kế hoạch bài dạy thật tốt. Hiểu được tầm quan trọng vai trò của giáo viên và các bài học từ chương trình bồi dưỡng giáo viên nên chúng tôi chọn đề tài: VẬN DỤNG MODUL 4 VÀO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ PHẢN ỨNG OXY HÓA - KHỬ MÔN HÓA HỌC 10. Với mong muốn những kinh nghiệm của mình được nhân rộng để chúng ta thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng đề ra cho nghành giáo dục.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và tổ chức thực hiện kịch bản lên lớp của giáo viên với đối tượng học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; trong đó mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học. Kế hoạch bài ... hép bị han gỉ là quá trình oxi hóa - khử. Đúng
4. Số oxi hóa của S trong H2SO4 là +6. Đúng
5. Phản ứng: 2KNO3 → 2KNO2 + O2 không là phản ứng oxi hóa - khử. Sai
GÓI CÂU HỎI SỐ 4
1. Quá trình S-2 → S+6 + 8e là quá trình oxi hoá. Đúng
2. Phản ứng có sự thay đổi màu sắc các chất là phản ứng oxi hoá khử. Sai
3. Số oxi hoá của P trong H3PO4 là +6. Sai
4. Phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxi hoá khử hoặc không. Đúng
5. Trong phản ứng: Cl2 + HBr → 2HCl + Br2. HBr là chất bị khử. Sai

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CHĂM CHỈ
(Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí sau)
STT
Yêu cầu cần thực hiện được
Xác nhận
Đạt
Không
1
Học sinh sử dụng sách giáo khoa


2
Học sinh sử dụng tài liệu khác sách giáo khoa


3
Học sinh tham gia thảo luận nhóm


4
Học sinh góp ý hoàn thành phiếu học tập


5
Học sinh tham gia làm thí nghiệm


6
Học sinh hoàn thành phiếu học tập



BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TỰ HỌC
( Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí sau)
STT
Yêu cầu cần thực hiện được
Xác nhận
Đạt
Không
1
Học sinh đọc tài liệu trong SGK.


2
Học sinh đọc các tài liệu khác SGK.


3
Học sinh lấy được đầy đủ được nội dung kiến thức SGK để xây dựng bài học về phản ứng oxy hóa khử.


4
Học sinh lấy được kiến thức mới trong các tài liệu khác SGK để xây dựng bài học về phản ứng oxy hóa khử.


5
Kế hoạch làm việc cá nhân.


6
 Học sinh rút ra thông tin có ý nghĩa về phản ứng oxy hóa khử.


7
Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ học tập.



CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về đổi mới chương trình và phương pháp, kỹ thuật dạy học.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng
- Nghiên cứu đối tượng học sinh.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
KẾT LUẬN:
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thu được những kết quả sau:
1. Đối với công tác quản lí: Việc xây dựng Kế hoạch bài học môn học là một bước cụ thể hoá các chủ trương, kế hoạch của nhà trường, vì thế nó là khâu quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.
2. Đối với GV: 
+ Việc xây dựng Kế hoạch bài học môn học là thực hiện chương giáo dục môn học theo một cách có mục đích và hệ thống trong chương trình giáo dục chung của nhà trường thông qua việc hiểu sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu cần đạt; chủ động, linh hoạt trong sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức, địa điểm, thời gian dạy học phù hợp với năng lực HS, phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, của thực tế địa phương theo vùng, miền.
+ Phát triển kỹ năng dạy học: Kế hoạch dạy học đóng vai trò là phương tiện quan trọng để phát triển kỹ năng dạy học của GV. Trong kế hoạch của mình, GV định hướng các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy học sẽ thực hiện trên lớp, điều đó cần các kĩ năng cơ bản như xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động học tập từ đó xác định cách thức hoạt động, tương tác trên lớp học một cách hiệu quả. Và thông qua việc chuẩn bị cho cách thức tương tác và hoạt động một cách kĩ lưỡng, qua nhiều bài học khác nhau, GV sẽ ngày càng phát triển và thành thạo các kĩ năng dạy học của mình.
+ Sử dụng linh hoạt, chủ động, hiệu quả thời gian.
+ Tạo thói quen tốt trong làm việc là theo kế hoạch đã đặt ra.
3) Đối với học sinh: 
+ Phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm tòi, giải quyết vấn đề vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học, phát triển tin học.
+ Phát triển các kỹ năng: hợp tác thông qua làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số vấn đề trong học tập và trong thực tiễn đời sống liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử: gỉ sắt, hàn cắt kim loại, phản ứng lên men, các quá trình oxi hóa trong cơ thể, sản xuất gang thép
KIẾN NGHỊ:
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu và các kết quả mà đề tài đạt được. Để thực hiện giải pháp: Nâng cao hiệu quả, chất lượng đối với công tác giáo dục cần tập trung những nội dung cơ bản sau:
- Nếu có SKKN hay có ứng dụng trong giáo dục thì cần được nhân rộng ra để học tập và trao đổi kinh nghiệm.
- Có nhiều định hướng, tài liệu hơn để giáo viên tham khảo, không để GV tự mày mò, tìm tòi có thể dẫn đến sai lệch vấn đề.
 - Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn học từ khâu soạn giáo án đến khâu tổ chức hoạt động dạy học. 
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh dạy học trên lớp
Hình ảnh thí nghiệm.
Hình ảnh sản phẩm của các nhóm nạp trên Padlet.
Hình ảnh trò chơi đua xe thiết kế trên violet.
Hình ảnh sơ đồ tư duy thiết kế trên violet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn do Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An tổ chức năm 2014, 2020, 2021, 2022. Và các modul đã được học trên phần mềm tập huấn.
2. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên.
3. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng
4. Các đề thi Quốc gia 
5. Các phương tiện thông tin truyền thông khác.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_modul_4_vao_xay_dung_ke_hoach_bai_day_chu_de_p.docx