SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần hóa học hữu cơ Lớp 12 – THPT

- Về mặt trí tuệ:

+ Luôn say mê, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu nhận thức sự việc;

+ Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết; sẵn sàng học hỏi và thường xuyên đặt câu hỏi để hiểu sâu vấn đề hơn;

+ Có nhu cầu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và thích làm những công việc khó.

- Về mặt ý chí:

+ Kiên nhẫn suy nghĩ, không ngại khó - sợ khổ, khắc phục khó khăn tìm hiểu vấn đề cho đến cùng;

+ Không nản chí khi gặp thất bại, biết rút ra bài học kinh nghiệm từ những thất bại để đi đến thành công;

+ Chịu khó tìm hiểu (qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng hay qua những người xung quanh, ) để nâng cao tầm hiểu biết của mình về vấn đề quan tâm.

- Về mặt năng lực:

Phát triển mạnh mẽ và thế hiện rõ nét những năng lực thuộc lĩnh vực nhận thức như năng lực quan sát, năng lực so sánh, tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa,

- Về mặt tình cảm:

+ Rất phấn khởi trong quá trình tìm hiểu, phát huy sáng kiến hay cải tiến hoạt động;

+ Chủ động dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nhận thức;

+ Thích vượt qua những khó khăn và vui sướng, hạnh phúc khi biết thêm một kiến thức mới, vấn đề mới hay hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

- Về mặt kết quả:

+ Giúp con người đạt được kết quả cao hơn bình thường;

+ Thường xuyên thành công trong công việc.

 

docx 76 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần hóa học hữu cơ Lớp 12 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần hóa học hữu cơ Lớp 12 – THPT

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần hóa học hữu cơ Lớp 12 – THPT
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 – THPT
(Môn Hóa học)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 – THPT
(Môn Hóa học)
Họ và tên	: Ngô Thị Hoan
Đơn vị	: Trường THPT Hoàng Mai 2 Điện thoại : 0978277887
Năm học	: 2021 - 2022
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
CNTT
Công nghệ thông tin
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
PPDH
Phương pháp dạy học
GDPT
Giáo dục phổ thông
NL
Năng lực
NCKH
Nghiên cứu khoa học
CTCT
Công thức cấu tạo
SGK
Sách giáo khoa
KHTN
Khoa học tự nhiên
KHXH
Khoa học xã hội
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
TN
Thực nghiệm
PPCT
Phân phối chương trình

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU	1
Lí do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Kế hoạch nghiên cứu	3
Đóng góp của đề tài	3
PHẦN NỘI DUNG	4
CƠ SỞ LÝ LUẬN	4
Hứng thú học tập	4
Những biểu hiện của hứng thú	4
Bản chất của việc tạo hứng thú trong dạy học	5
Các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS	5
Tác dụng của việc tạo hứng thú trong dạy học Hóa học	6
Ứng dụng CNTT trong dạy học	6
Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học	6
Ưu điểm và hạn chế của CNTT trong dạy học	7
Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho HS	8
THỰC TRẠNG	9
Thực trạng hứng thú học tập môn Hóa của HS ở trường THPT	9
Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trường THPT	10
Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài	11
Thuận lợi	11
Khó khăn	12
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	12
Tổng quan về chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT hiện hành và chương trình GDPT 2018	12
Mục tiêu xây dựng chương trình môn hóa học THPT	12
Nội dung, cấu trúc logic của chương trình hóa học hữu cơ THPT	13
Ứng dụng CNTT trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT	13
Cơ sở ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn Hóa ở trường THPT 13
Hướng dẫn sử dụng một số công cụ CNTT ứng dụng trong dạy học	15
Microsoft Powerpoint	16
Canva	17
ClassPoint	19
Quizizz	21
Kahoot!	22
Liveworksheets	23
QR-Code	25
Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 12	26
Ứng dụng trong tổ chức hoạt động khởi động	26
Ứng dụng trong tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới	30
Ứng dụng trong tổ chức hoạt động luyện tập	36
Ứng dụng trong tổ chức hoạt động vận dụng	40
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	45
Mục đích thực nghiệm sư phạm	45
Nội dung thực nghiệm sư phạm	45
Đối tượng thực nghiệm	45
Tiến hành thực nghiệm	46
Kết quả thực nghiệm	47
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT	49
TÀI LIỆU THAM KHẢO	50
PHỤ LỤC	1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển và không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mà nó đem lại. Ngày nay, CNTT được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục Việc sử dụng CNTT vào giảng dạy đã và đang đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực giúp cho người dạy và người học tiếp cận với tri thức một cách dễ dàng và sinh động hơn. Hai năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc chủ động, linh hoạt với hình thức dạy học online hay trực tiếp không còn xa lạ với mỗi giáo viên (GV) cũng như mỗi HS. “Làm thế nào để dạy và học online có hiệu quả?” là câu hỏi của bất kì GV, HS nào khi được thông báo chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến. Trong thực tế giảng dạy như hiện nay thì việc sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến một số hạn chế cho người học như lười học, lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt do đó hiệu quả của việc dạy và học chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy, sử dụng phần mềm CNTT vào dạy học làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cao hơn vì khi sử dụng phần mềm dạy học, bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tương tác hai chiều giữa người dạy và người học được thiết lập, người học được giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học.
Hóa học là môn học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Hóa học đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn HS (HS) vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của Hóa học trong cuộc sống dù sự đổi mới trong giáo dục nói chung và trong dạy học Hóa học nói riêng đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Đối với các em, Hóa học là môn học trừu tượng và khô khan. Kể từ năm học 2016 – 2017 đến nay, kì thi THPT Quốc gia có sự tổ hợp các môn tự chọn là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, với hình thức trắc nghiệm khách quan, thực trạng thấy HS đa phần chuyển sang chọn ban K ...  chế và ứng dụng
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên
Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu SGK và cho biết phương pháp điều chế glucozơ trong công nghiệp.
ỨNG DỤNG (Tự học có hướng dẫn) HS nghiên cứu SGK đ biết những ứng dụng của glucozơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo thảo luận HS trình bày kết quả
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức.
IV – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
Thuỷ phân tinh bột nhờ xúc tác axit HCl loãng hoặc enzim.
Thuỷ phân xenlulozơ (vỏ bào, mùn cưa) nhờ xúc tác axit HCl đặc.
2. Ứng dụng: (Tự học có hướng dẫn)
Dùng làm thuốc tăng lực, tráng gương ruột phích, là sản phẩm trung gian đ sản xuất etanol từ các nguyên liệu có chứa tinh bột hoặc xenlulozơ.

Hoạt động 2.7: Tìm hiểu về fructozơ
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan.
Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc SGK về khái niệm và các thông tin liên quan
GV bổ sung thông tin
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu SGK và cho biết: CTCT của fructozơ và những đặc điển cấu tạo của nó.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chốt kiến thức.
* CTCT dạng mạch hở
6	5	4	3	2 1
CH2OH CHOH CHOH CHOH CO CH2OH
Hay CH2OH[CHOH]3COCH2OH
* Là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài,..Đặc biệt trong mật ong có tới 40% fructozơ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Trực tiếp kết hợp trực tuyến
Mục tiêu: HS huy động được một số kiến thức đã học về glucozơ để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, từ đó củng cố và khái quát lại những kiến thức của bài 5: Glucozơ, chuẩn bị cho hoạt động vận dụng kiến thức.
Nội dung: Kiểm tra kiến thức bằng 15 câu hỏi trên quizizz.com (ở phụ lục)
Sản phẩm: Bảng xếp hạng và thống kê việc tiếp thu bài của HS
Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV đăng nhập và mở phòng thi đấu; GV hướng dẫn HS vào phần mềm quizizz.com (hoặc copy link gửi vào phần Chat trong zoom cho HS nếu học online)
HS truy cập joinmyquiz.com
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
HS nhập mã 6 số hiển thị trên màn hình máy chiếu (Hoặc bấm vào đường link GV gửi ở phần Chat khi học online). Chọn Tham gia trò chơi, đổi tên theo quy định của GV và bấm bắt đầu để làm bài thi.
GV bấm BẮT ĐẦU, HS làm bài.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
HS trả lời 15 câu hỏi ứng với 150 giây (2,5 phút).
GV quan sát, cổ vũ những HS nhảy bậc trong quá trình thi.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
Sau khi kết thúc, phần mềm sẽ xử lý và cho bảng xếp hạng, thống kê số câu trả lời đúng của HS, GV dựa vào kết quả thi đấu, cùng HS chữa bài, sau đó đánh giá và kết luận về khả năng tiếp thu bài học của HS, kịp thời bổ sung kiến thức những phần HS chưa nắm vững. Đồng thời qua đó để khắc sâu kiến thức cho HS, chuẩn bị cho HS thực hiện hoạt động vận dụng.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Em biết gì về bệnh đái tháo đường
Những biểu hiện của người bệnh khi bị tụt huyết áp và cách xử lí khi gặp người bị tụt huyết áp.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HS tiến hành liên hệ thực tế, thảo luận để trả lời
GV nhận xét, đánh giá và bổ sung mở rộng thêm một số thông tin về Fructozơ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. Hướng dẫn HS tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới, đưa ra các câu hỏi mở rộng cho học sinh tham khảo.
HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU HỌC TẬP
Bộ câu hỏi Quizizz (Ở phần PHỤ LỤC 2)
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI TRONG CÁC PHẦN MỀM ĐÃ ỨNG DỤNG
Bộ câu hỏi Quizizz - Hoạt động khởi động - Bài 10: Amino axit
Bộ câu hỏi Quizizz - Hoạt động luyện tập - Bài 5: Glucozơ
Bộ câu hỏi Kahoot! - Hoạt động luyện tập - Bài 9: Amin
Bộ câu hỏi liveworksheets - Hoạt động vận dụng - Bài 12: Luyện tập amin, amino axit, peptit, protein
PHỤ LỤC 3. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
Link google form khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của GV: https://forms.gle/KMRHD5zsKcd1muyL8
Link google form khảo sát hứng thú học tập của HS: https://forms.gle/8GdaSjRkBX5xzizp7
Link google form khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của HS: https://forms.gle/pXy9CuEEcCTbLys79
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC
Khởi động online bằng ô chữ bí mật
Kết quả phiếu học tập trên liveworksheets gửi về mail GV
Thư viện quiziz
HS tham gia hoạt động học trên quizizz tại lớp
Kết quả xếp hạng của HS tham gia Quizizz khi khởi động
Thống kê kết quả kiểm tra bằng phần mềm chấm trắc nghiệm TNMAKER Pro

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_tao_hung_thu_hoc_tap.docx
  • pdfNgô Thị Hoan - THPT Hoàng Mai 2 - Hóa học.pdf