SKKN Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật

Trong trường THPT học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm tự sự.

Đặc biệt là khó khăn trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh

thường thể hiện nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được nhân vật.

Mà trong tác phẩm tự sự thì nhân vật thường thể hiện chủ đề của tác phẩm. Hơn nữa

trong khai thác nhân vật học sinh thường khó khăn trong việc tìm hiểu thể hiện nội

tâm nhân vật. Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một vài cách tìm hiểu nhân vật

trong tác phẩm tự sự qua nội tâm nhân vật. Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể

nội tâm nhân vật qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích nhân vật trong

tác phẩm tự sự. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong một số tác phẩm tự sự trong

trường phổ thông như: "Đời thừa " của Nam Cao, " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

pdf 10 trang Huy Quân 29/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật

SKKN Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TÌM HIỂU NHÂN VẬT 
TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ 
TỪ KHÍA CẠNH NỘI TÂM 
NHÂN VẬT 
 A/ Đặt vấn đề. 
 Như chúng ta đã biết tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn trong chương trình 
văn học ở trường phổ thông .Việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm tự sự một cách đúng 
đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh. Có 
nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm tự sự: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân 
vật ... Nhưng có lẽ trong tác phẩm tự sự thì nhân vật là một thành phần trung tâm của 
tác phẩm, là yếu tố quyết định tạo thành cốt truyện, là nơi để tác giả gửi gắm những tư 
tưởng chủ đề. Nhân vật trong tác phẩm tự sự thường được khắc hoạ qua những khía 
cạnh như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành động ... ở đề tài này người 
viết chỉ đề cập đến một khía cạnh khám phá nhân vật đó là : Từ nội tâm nhân vật, 
tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự. Bởi vì, nhân vật trong tác phẩm tự sự hầu 
hết đều được các tác giả khắc hoạ rõ nét yếu tố nội tâm từ đó nhân vật được khắc hoạ 
sâu sắc . 
B/ Lý do chọn đề tài. 
 Trong trường THPT học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm tự sự. 
Đặc biệt là khó khăn trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh 
thường thể hiện nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được nhân vật. 
Mà trong tác phẩm tự sự thì nhân vật thường thể hiện chủ đề của tác phẩm. Hơn nữa 
trong khai thác nhân vật học sinh thường khó khăn trong việc tìm hiểu thể hiện nội 
tâm nhân vật. Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một vài cách tìm hiểu nhân vật 
trong tác phẩm tự sự qua nội tâm nhân vật. Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể 
nội tâm nhân vật qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích nhân vật trong 
tác phẩm tự sự. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong một số tác phẩm tự sự trong 
trường phổ thông như: "Đời thừa " của Nam Cao, " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. 
C/ Phạm vi đề tài. 
 Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp: Tìm hiểu nội tâm một số nhân 
vật trong tác phẩm tự sự ở chương trình văn học lớp 11 và lớp 12. 
D/ Phương pháp nghiên cứu. 
 - Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự giáo viên hướng dẫn học sinh 
tìm hiểu tính cách nhân vật trong giờ học tác phẩm tự sự và trong giờ làm văn phân 
tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: 
 - Từ đó hướng dẫn học sinh thực nghiệm cụ thể về tính cách nhân vật trong hai tác 
phẩm tự sự: "Đời thừa " của Nam Cao, " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. 
E/ Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần. 
 - Phần I: Giới thiệu chung. 
 - Phần II: (Trọng tâm) gồm 4 chương. 
 + Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 
 + Chương II: Nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự và việc hướng học sinh tìm 
hiểu nội tâm nhân vật. 
 + Chương III: Thực nghiệm. 
 + Chương IV: Trắc nghiệm kiểm chứng đề tài 
- Phần III: Kết luận. 
Phần nội dung 
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 
 Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật trong một số tác phẩm tự 
sự ở trường phổ thông ta cần hiểu rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận xoay quanh thể 
loại tự sự. 
I/ Tác phẩm tự sự - và đặc điểm của tác phẩm tự sự. 
 1- Khái niệm về tác phẩm tự sự. 
 Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong: "Từ điển thuật ngữ văn 
học" (NXB ĐHQGHN- 1997) thì tự sự được hiểu là : "Phương thức tái hiện đời sống 
bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại 
tác phẩm văn học" (SĐD- trong 317) . 
Theo "Từ điển tiếng Việt": "Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách 
kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt truyện, tương đối hoàn chỉnh". 
Trong lý luận văn học thì :"Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong 
quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một 
người kể chuyện nào đó". 
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương:"Tự sự là kể chuyện, 
trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự tập trung chủ 
yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài". 
Từ các hướng nghiên cứu trên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về thể loại 
tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách 
khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết ... có 
đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người 
kể chuyện nào đó. 
2- Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự bao gồm: 
- Cốt truyện. 
- Nhân vật. 
- Ngôn ngữ. 
3- Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
- Nhân vật: Thường là con người, có thể là sự vật, loài vật ... 
- Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự: Thường được thể hiện qua các khía cạnh: 
Lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ ... 
II/ ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật 
trong tác phẩm tự sự trong trường THPT . 
 1- Trong giờ giảng văn tác phẩm tự sự. 
 Vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm hiệu quả nhất trong giờ 
học. Trong tác phẩm tự sự tác phẩm nào cũng có nhân vật và nhân vật bao giờ cũng 
thể hiện chủ đề tác phẩm cho nên tìm hiểu tác phẩm là tìm hiểu nhân vật. Nhưng tìm 
hiểu nhân vật như thế nào để đạt đựơc hiệu quả cao nhất.Trong khi tiếp cận tác phẩm 
văn học chúng ta tìm hiểu nhân vật qua nhiều yếu tố như ngoại hình, nội tâm, hành 
động, ngôn ngữ...Như vậy tìm hiểu nội tâm nhân vật để khái quát về nhân vật không 
phải là một con đường duy nhất. Tuy nhiên nội tâm có vai trò hết sức quan trọng vì 
ngoại hình và hành động của nhân vật không phải bao gìơ cũng bộc lộ rõ về nhân vật 
.Ta lấy một ví dụ: Khi tiếp xúc nhân vật Cadimôđô của VicToHuygô trong tác phẩm: 
"Nhà thờ Đức bà Pari" ai cũng thấy anh ta là một người có ngoại hình xấu xí nhưng 
lại có một tâm hồn cực kỳ cao đẹp. Như vậy: " nhìn mặt không thể bắt hình dong 
được". 
Vậy nên vấn đề hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự ở 
trường THPT qua giờ dạy tác phẩm có ý nghĩa hết sức to lớn. 
2- Trong giờ làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự 
 Nhà văn sáng tạo ra nhân vật văn học để nhận thức về: Con người, xã hội, để thể 
hiện tư tưởng thái độ của mình đối với con người, xã hội.Hiểu đúng nhân vật trong tác 
phẩm chính là để tiếp nhận đúng nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm đó. Để 
hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật qua đó toát lên được nội tâm nhân vật trong 
giờ làm văn chúng ta có thể thực hiện các thao tác sau: 
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm , nhân vật, như: Nhân 
vật thuộc tác phẩm nào? Thuộc thời đại nào ? Của tác giả nào? Như thế mới hiểu sâu 
về nhân vật. 
- Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật qua chi tiết cụ thể như: 
+ Hình dáng: 
+ Nội tâm. 
+ Quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác. 
+ Hoàn cảnh, môi trường sống. 
+ Ngôn ngữ nhân vật. 
 Trong các yếu tố trên thì nội tâm thể hiện một cách sâu sắc nhất nhân vật. Khi hướng 
dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật cần lưu ý mỗi nhân vật có nôị tâm riêng, 
cho nên khi tìm hiểu cần có cách khám phá riêng, đặt nội tâm nhân vật trong hoàn 
cảnh cụ thể để khai thác. 
- Thao tác 3: Những kết luận về nội tâm nhân vật: Nhân vật là loại người nào, đại 
diện cho vấn đề gì về tư tưởng của tác phẩm, đóng góp về mặt nhận thức và giáo dục 
thẩm mỹ cho người đọc như thế nào? Nhân vật đã có nội tâm rõ, điển hình chưa ... 
Cần có những dẫn chứng về nội tâm cụ thể để kết luận về nhân vật mang tính thuyết 
phục cao. 
Chương II: Nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự với việc 
hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật. 
 I/ Nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
 1- Khái niệm: Theo từ điển thuật ngữ văn học thì: nội tâm nhân vật là những tâm tư 
tình cảm bên trong của nhân vật. 
2 - Vai trò của nội tâm nhân vật. 
- Nội tâm nhân vật sẽ có vai trò rất lớn trong việc thể hiện một cách toàn diện về nhân 
vật. Qua nội tâm nhân vật độc giả sẽ hiểu được diễn biến tâm lí nhân vật từ đó sẽ hiểu 
được tính cách nhân vật. 
II/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật thông qua nội tâm nhân vật. 
1- Lựa chọn nhân vật để phân tích . 
Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng phong phú. Dựa trên phương diện kết cấu 
và ý thức hệ có thể chia nhân vật ra thành các loại sau: Nhân vật chính, nhân vật phụ, 
nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện ... các nhân vật sẽ góp 
phần thể hiện tư tưởng chủ đề và nội dung của tác phẩm. 
Tuy nhiên trong giờ học ở trường phổ thông chúng ta không có đủ thời gian để hướng 
dẫn học sinh phân tích hết các nhân vật được nên chúng ta phải lựa chọn các nhân vật 
để phân tích. Ví dụ trong "Đời thừa" của Nam Cao xuất hiện rất nhiều nhân vật nhưng 
chỉ có nhân vật nhà văn Hộ thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Cho nên khi phân tích tác 
phẩm này cần chú ý khai thác kĩ hai nhân vật Hộ. Hay trong "Vợ chồng Aphủ " của Tô 
Hoài cũng xuất hiện nhiều nhân vật nhưng nhân vật Mị mới là hình tượng điển hình 
cần phân tích. 
2- Xác định nội tâm nhân vật. 
 Nội tâm nhân vật được thể hiện trong nhiều thời điểm, có thể trong quá khứ, hiện tại 
hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 
Trong tác phẩm " Đời thừa" nhân vật Hộ bộc lộ nội tâm trong những hoàn cảnh đời 
thường của cuộc sống mưu sinh, trong mối quan hệ với bạn văn chương, gia đình. 
Trong tác phẩm " Vợ chồng Aphủ" nội tâm của Mị được bộc lọ khá rõ qua hai thời 
điểm đó là trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu Aphủ. 
Như vậy qua hai tác phẩm trên chúng ta sẽ tập trung khai thác nội tâm hai nhân vật 
Hộ và Mị để tìm hiểu toàn diện về nhân vật. 
Chương III: Thực nghiệm 
A/ Trong giờ dạy tác phẩm tự sự. 
I/ Tác phẩm " Đời thừa" của Nam Cao. 
 Văn học Việt Nam 1930 - 1945 có rất nhiều biến động. Có thể nói nhân dân Việt 
Nam phải chịu một cổ ba tròng áp bức bóc lột: Phong kiến, thực dân, phát xít. Nhân 
dân rơi vào hoàn cảnh sống đầy rẫy những khó khăn, quẫn bách mà điển hình ở hai 
giai cấp là: Người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Nhà văn Na

File đính kèm:

  • pdfskkn_tim_hieu_nhan_vat_trong_tac_pham_tu_su_tu_khia_canh_noi.pdf