SKKN Thông qua hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật có làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4/3 Trường Tiểu học Phú Cường
Vẻ đẹp của một bài văn hay không chỉ ở ý nghĩa nội dung , thể hiện vẻ đẹp của Tiếng Việt mà còn được thể hiện thông qua việc bộc lộ cảm xúc . Vì vậy muốn viết được bài văn hay trước hết học sinh phải có hứng thú làm văn. Hứng thú học tập có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo trong tất cả các môn học nói chung và trong phân môn Tập làm văn đặc biệt là thể loại văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng.
Có nhiều hình thức giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập trong việc làm văn miêu tả này và đã được các giáo viên lớp 4 áp dụng vào công tác giảng dạy như cho học sinh quan sát tranh, ảnh phóng to , vật thật Tuy nhiên việc sử dụng tranh , ảnh ,vật thật chưa mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh ,dẫu biết rằng hình ảnh trực quan có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Giải pháp của tôi là lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật một cách đều đặn trong tiết dạy Tập làm văn - thể loại văn miêu tả ở lớp 4 để làm tăng hứng thú học tập của các em đối với thể loại văn miêu tả này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thông qua hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật có làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4/3 Trường Tiểu học Phú Cường

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VÀ SỬ DỤNG VẬT THẬT CÓ LÀM TĂNG HỨNG THÚ LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG KHÔNG ? MỤC LỤC Stt Nội dung Trang 1 Tóm tắt 1 2 Giới thiệu 2-4 3 Khách thể nghiên cứu 4 4 Thiết kế nghiên cứu 4 5 Quy trình nghiên cứu 4-5 6 Đo lường và thu thập dữ liệu 5 7 Phân tích dữ liệu và kết quả 6 8 Bàn luận 6 9 Vận dụng giải pháp của đề tài 6 10 Kết luận và khuyến nghị 6-7 11 Tài liệu tham khảo 7 12 Phụ lục 8-35 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Vẻ đẹp của một bài văn hay không chỉ ở ý nghĩa nội dung , thể hiện vẻ đẹp của Tiếng Việt mà còn được thể hiện thông qua việc bộc lộ cảm xúc . Vì vậy muốn viết được bài văn hay trước hết học sinh phải có hứng thú làm văn . Hứng thú học tập có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo trong tất cả các môn học nói chung và trong phân môn Tập làm văn đặc biệt là thể loại văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng .Có nhiều hình thức giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập trong việc làm văn miêu tả này và đã được các giáo viên lớp 4 áp dụng vào công tác giảng dạy như cho học sinh quan sát tranh, ảnh phóng to , vật thật Tuy nhiên việc sử dụng tranh , ảnh ,vật thật chưa mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh ,dẫu biết rằng hình ảnh trực quan có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh . Giải pháp của tôi là lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật một cách đều đặn trong tiết dạy Tập làm văn - thể loại văn miêu tả ở lớp 4 để làm tăng hứng thú học tập của các em đối với thể loại văn miêu tả này . Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm thực nghiệm duy nhất là các học sinh của lớp 4/3 trường Tiểu học Phú Cường . Tôi tiến hành khảo sát hứng thú học tập của các em trước tác động sau đó tác động và khảo sát sau tác động lại lần nữa. Quá trình tác động được thực hiện trong các tiết dạy Tập làm văn tuần 14( Tiết 27 ,28 ) và tuần 15( tiết 29 ,30 ) của chương trình dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng tích cực đến hứng thú học tập của học sinh trong môn học này. Giá trị trung bình điểm khảo sát hứng thú của học sinh trước tác động là 21.92 và sau tác động là 27.69. Kết quả kiểm chứng ttest là 0,0036<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình qua khảo sát trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm. Điều này nói lên rằng việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật trong giảng dạy thể loại văn miêu tả của phân môn Tập làm văn giúp học sinh lớp 4/3 nâng cao hứng thú học tập trong việc làm văn miêu tả này . GIỚI THIỆU Hứng thú của học sinh trong việc làm văn miêu tả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học bộ môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng .Vì ở lớp 4, văn miêu tả là thể loại chính trong phân môn Tập làm văn , nó xuyên suốt từ học kì I đến cuối học kì II . Qua tìm hiểu ở đồng nghiệp và qua việc giảng dạy lớp 4 ở những năm trước , tôi nhận thấy rằng phần lớn học sinh chưa ham thích học phân môn Tập làm văn ,cụ thể là văn miêu tả. HS miêu tả sự vật một cách chung chung , chưa rõ ràng ,chi tiết các đặc điểm của sự vật .HS chưa ham thích quan sát các sự vật khi miêu tả . Tiết học Tập làm văn thường nặng nề mang tính gượng ép.Các chuyên đề nhằm làm tăng hứng thú cho học sinh khi làm văn miêu tả cũng chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu . Để thay đổi hiện trạng này , tôi đã đưa ra nhiều biện pháp và đã áp dụng vào tiết dạy Tập làm văn miêu tả ở những năm trước như: 1. Cho quan sát tranh , ảnh phóng to 2. Cho quan sát vật thật . 3. Động viên khuyến khích HS có câu văn miêu tả hay 4. Hướng dẫn HS miêu tả sự vật bằng những hình ảnh so sánh , nhân hóa 5.Cho HS sưu tầm những bài văn miêu tả hay và đọc cho nhau nghe trước lớp 6. GV sưu tầm những bài văn miêu tả hay và đọc cho HS nghe Tuy nhiên , tôi nhận thấy rằng các biện pháp trên tuy có mang lại hứng thú cho HS khi học phân môn Tập làm văn nói chung , thể loại văn miêu tả nói riêng nhưng hiệu quả chưa cao . Vì thế, ngoài việc áp dụng những biện pháp trên ,tôi đã áp dụng thêm một biện pháp mới vào việc dạy thể loại văn miêu tả cho HS .Giải pháp của tôi là lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy thể loại văn miêu tả một cách đều đặn nhằm kích thích hứng thú làm văn miêu tả cho các em một cách toàn diện hơn . Giải pháp thay thế: lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy thể loại văn miêu tả một cách đều đặn nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi làm văn miêu tả ở lớp 4 .Vì theo tôi nghĩ, thông qua phương tiện tạo hình như đường nét , màu sắc , bố cục , và qua vật thật các em biết thể hiện cảm xúc ,tình cảm thẩm mĩ đối với các nhân vật , sự vật , hiện tượng mà mình miêu tả .Những trải nghiệm xúc cảm khơi dậy ở các em ý muốn diễn tả các hiện tượng sự vật bằng ngôn ngữ .Khi miêu tả sự vật hiện tượng các em không chỉ miêu tả một cách thụ động , mà còn bằng cả cảm xúc tích cực , bằng sự hứng khởi và làm nảy sinh yếu tố sáng tạo . Vấn đề sử dụng vật thật ( hình ảnh trực quan) là vấn đề không mới nó đã được nói nhiều trong phương pháp dạy học tích cực và nó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu mang lại sự hứng thú cho HS trong học tập. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng được cho một số bài mà thôi. Vấn đề lồng ghép hoạt động tạo hình vào tiết dạy,theo tôi được biết đó là một vấn đề mới .Nó chính là bộ môn tạo hình mới được triển khai trong khóa học Đại học liên thông K7 mà tôi vừa theo học của trường Đại học Sư phạm Huế vừa qua. * Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chỉ các loại hình cùng chung một ngôn ngữ biểu đạt như : Hội họa , Điêu khắc , Kiến trúc , Trang trí , Đồ họa . Nghệ thuật tạo hình sử dụng các hệ thống ngôn ngữ như đường nét , hình khối , hình mảng , màu sắc để tạo nên các tác phẩm như bức tranh , pho tượng , công trình kiến trúc , trang trí làm đẹp cho cuộc sống môi trường . Nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay Mĩ thuật . Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra những sản phẩm phản ảnh sự vật , hiện tượng của thế giới xung quanh ,nó có ý nghĩa đối với sự phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng đối với trẻ .Trong hoạt động tạo hình giúp các em quan sát bằng mắt và tiếp theo là sự tri giác toàn diện bằng nhiều giác quan khác nhau . Để thực hiện được sự vật, các em phải có khái niệm rõ về nó , nhận ra đặc điểm nào là đặc trưng của đối tượng cần mô tả .Các em phải học cách quan sát , phải biết phân tích , đánh giá , so sánh vật này với vật khác và ghi nhớ để tái tạo lại trong các sản phẩm một cách tự nhiên và phải dùng ngôn ngữ để miêu tả . Với sự giúp đỡ của giáo viên , các em được thực hành ngôn ngữ mạch lạc , học cách diễn ý một cách rõ ràng , diễn cảm . Học sinh muốn miêu tả tốt phải quan sát sự vật từ tổng thể đến chi tiết,vì vậy mục đích của việc lồng ghép hoạt động tạo hình này nhằm giúp các em hình dung , quan sát sự vật một cách tổng thể rồi đến các chi tiết của sự vật được miêu tả qua sản phẩm tạo ra. Các kiến thức trên cho thấy rằng biện pháp lồng ghép hoạt động tạo hình trong tiết dạy mang lại tác dụng rất lớn trong việc dạy thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4 Lồng ghép hoạt động tạo hình vào trong tiết dạy là phương pháp hỗ trợ giúp HS học tốt hơn vì thế chúng ta chỉ lồng ghép vào một hoạt động của tiết dạy ( với tiết dạy thể loại văn miêu tả ,hoạt động tạo hình chủ yếu được lồng ghép vào bài tập thực hành làm văn của HS ) Ví dụ : - Bài : Thế nào là miêu tả ( tiết 27 ) tôi lồng ghép hoạt động tạo hình vào bài tập 2 phần luyện tập ( bài tập 2 yêu cầu HS viết 1 hoặc 2 câu văn miêu tả hình ảnh mình thích trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa ) + Cách tổ chức : Tôi cho HS nêu hình ảnh mình thích , phát giấy A4 và yêu cầu HS vẽ thật nhanh hình ảnh mình thích trong bài thơ Mưa ( chỉ vẽ phác họa đơn sơ )và viết 1 hoặc 2 câu văn miêu tả thật hay hình ảnh đó phía dưới hình . - Bài : Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ( tiết 42 ) tôi lồng ghép hoạt động tạo hình vào bài tập 2 phần luyện tập (bài tập 2 yêu cầu HS miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học ) + Cách tổ chức : Tôi cho HS nêu tên một cây ăn quả mình thích ,phát giấy A4 cùng với các mảnh ghép của một cây ăn quả mà HS thích theo nhóm ( nhóm cùng sở thích mà tôi đã thống kê tiết trước ) và yêu cầu HS ghép thật nhanh các mảnh của hình vẽ sao cho hoàn chỉnh vào giấy A4. Sau đó , các nhóm trưng bày sản phẩm và HS dựa vào hình vẽ để lập dàn ý miêu tả cây mình thích . Hoạt động tạo hình không nhất thiết các em phải thực hiện trong tiết học mà các em có thể thực hiện ở nhà với sự hướng dẫn của giáo viên.Ở lớp , nếu nội dung bài học của tiết sau có lồng ghép hoạt động tạo hình thì cuối tiết trước, tôi hướng dẫn rất kĩ các em phần chuẩn bị ở nhà cho tiết sau ( được minh họa trong kế hoạch bài dạy phần Phụ lục ) ,đồng thời hỗ trợ các đồ dùng cần thiết cho các em trong hoạt động tiếp nối ở nhà ,để tiết sau không mất nhiều thời gian .Phương pháp hỗ trợ cho cho lồng ghép hoạt động tạo hình trong tiết học mà tôi thường sử dụng là phương pháp quan sát và phương pháp hỏi đáp . Như vậy , việc lồng ghép hoạt động tạo hình trong tiết dạy thể loại văn miêu tả ở lớp 4 sẽ mang lại kết quả như thế nào trong việc tạo hứng thú cho học sinh của lớp 4 nói chung ,của học sinh lớp tôi phụ trách nói riêng khi làm văn miêu tả ? Đó chính là vấn đề mà tôi cần nghiên cứu . Vấn đề nghiên cứu: Thông qua hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật có làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4/3 trường tiểu học Phú Cường không ? Giả thuyết nghiên cứu : Có. Việc lồng ghép hoạt động tạo hình và sử dụng vật thật vào tiết dạy thể loại văn miêu tả một cách đều đặn sẽ làm tăng hứng thú làm văn miêu tả cho học sinh lớp
File đính kèm:
skkn_thong_qua_hoat_dong_tao_hinh_va_su_dung_vat_that_co_lam.pdf