SKKN Thiết kế bài giảng e-learning chương đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học Lớp 12

Để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động dạy học cần quan tâm đến cá nhân mỗi HS, bao gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi HS, để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi HS. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học cần đảm bảo 6 nguyên tắc sau:

- Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại. Việc giúp HS tiếp cận các nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại cùng với phương pháp tư duy và học tập tích cực chính là nhằm tạo cơ hội giúp họ rèn luyện kĩ năng, từng bước hình thành, phát triển năng lực giải quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn; có cơ hội hoà nhập, hội nhập quốc tế để cùng tồn tại, phát triển Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng bởi nội dung dạy học mà HS sở hữu sẽ được vận dụng thích ứng với bối cảnh hiện đại và không ngừng đổi mới.

- Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập. Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học tập, khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập là việc đảm bảo việc tạo ra hứng thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người học. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

- Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh. Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội để huy động và vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó người học hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực. Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS là một nguyên tắc không thể thiếu của dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực đòi hỏi từng môn học, hoạt động giáo dục phải khai thác, thực hiện một cách cụ thể, có đầu tư.

 

docx 51 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế bài giảng e-learning chương đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế bài giảng e-learning chương đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học Lớp 12

SKKN Thiết kế bài giảng e-learning chương đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học Lớp 12
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI GIÚP HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CÓ HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
Tác giả: Vũ Văn Thành
Tổ chuyên môn: KHTN
i
Nghệ An, tháng 4 năm 2021
MỤC LỤC
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..
iii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...
1
1. Lý do chọn đề tài.......
1
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu .
2
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài ..
3
PHẦN II. NỘI DUNG.
4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .
4
1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu ....
6
1.2. Cơ sở lý luân của đề tài..
9
1.2.1. Năng lực tự học
9
1.2.2. Bài giảng E-Learning...
8
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài..
10
1.4. Kết luận chương 1.
13
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E- LEARNING TRÊN NỀN TẢNG TÍCH HỢP POWERPOINT VỚI ISPRING

13
2.1. Xây dựng quy trình chung trong thiết kế bài giảng E-Learning..
13
2.2. Xác định phần mềm ứng dụng và kĩ thuật thao tác trong thiết kế bài giảng E-Learning ..

15
2.2.1. Sử dụng phần mềm biên tập âm thanh bài giảng
16
2.2.2. Sử dung phần mềm biên tập video bài giảng .
17
2.2.3. Sử dụng phần mềm iSpring Suite để thiết kế các bài tập và trò chơi tương tác trong bài giảng E-Learning từ bài giảng PowerPoint .

18
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING THUỘC CHƯƠNG “ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT TRONG
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN. .

22
3.1. Phân tích nội dung của chương “Đại cương về kim loại” hóa học 12 ..
22
3.2. Xây dựng các chủ đề ôn tập tương ứng với nội dung của chương 
22
3.3. Xây dựng các bài giảng E-Learning để đưa lên hệ thống học liệu dạy học trực tuyến trên lms.vnEdu.vn giúp HS tự học trong giai đoạn dạy học trực tuyến phòng chống Covid-19 .

23
3.3.1. Chủ đề 1: Dãy điện hóa của kim loại .
23
3.3.2. Chủ đề 2: Điện phân ..
27
3.3.3. Chủ đề 3: Điều chế kim loại ..
32
3.3.4. Chủ đề 4: Ăn mòn kim loại 
37
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...
41

4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm .
41
4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....
41
4.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ...
41
4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..
41
4.4.1. Phân tích định lượng ..
41
4.4.2. Phân tích định tính .....
44
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...
46
1. Kết luận ...
46
2. Kiến nghị ..
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
48

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
THPT
Trung học phổ thông
PPDH
Phương pháp dạy học
KTDH
Kĩ thuật dạy học
VĐH
Vấn đề hỏi (trong các bảng hỏi, bảng kiểm)
MĐ
Mức độ
SL
Số lượng
TL BTNT X BTKL
BT e BTĐT
QTVT
Tỷ lệ %
Bảo toàn nguyên tố X Bảo toàn khối lượng Bảo toàn e
Bảo toàn điện tích
Quy tắc vòng tròn

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động hóa người học.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa Học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm khơi dậy và phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, hình thành cho HS năng lực tự học, tư duy tích cực độc lập sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Xuất phát từ mục tiêu của dạy học trực tuyến tại Thông tư 09/2021/TT- BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các công văn chỉ đạo về xây dựng nội dung, hình thức dạy học trong điều kiện dạy và học trực tuyến nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.
Tại điều 3 của thông tư 09/2021/TT-BGDĐT nêu rõ mục tiêu như sau:
Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc chuyển đổi số và dạy học trực tuyến là một trong những hình thức tổ chức dạy học tuy mới nhưng là tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng xây dựng và sử dụng học liệu dạy học trực tuyến trên nền tảng lms.vnEdu.vn tại các trường Phổ thông trên địa Thành thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung.
Thông qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi xác định được là hầu hết học liệu của giáo viên các trường đưa lên hệ thống quản lí dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn hiện nay đều chỉ là những học liệu thô như: vi ... c tập. Điều này chứng tỏ tính ưu việt rất rõ về khả năng kích thích tinh thần ham muốn tự học tập, khám phá và hoàn thành tốt nhất bài học của mình trên hệ thống quản lí dạy học lms.vnedu.vn của học liệu E-Learning chuẩn Scorm so với các loại học liệu thông thường như file Word, PDF, PowerPoint hay video thông thường (vì trên các loại học liệu này dù đưa lên hệ thống LMS có cài đặt yêu cầu HS phải xem hết học liệu mới hoàn thành thì HS vẫn có thể không học, không đọc nội dung slide mà chỉ cần Next slide để qua bài).
Hình 14: minh chứng về số liệu thống kê tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ học tập trên hệ học liệu SCORM về bài giảng E-Learning của đề tài
Hình 15: minh chứng về số liệu thống kê tiến trình hoàn thành nhiệm vụ học tập trên hệ học liệu SCORM về bài giảng E-Learning của đề tài
Như vậy, thông qua bài giảng E-Learning có cài đặt các điều kiện hoàn thành tại các bài tập tương tác và điều kiện hoàn thành theo thống kê quả hệ thống quản lí dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn là hoàn toàn khách quan. Qua đó kích thích bằng các ràng buộc để người học phải tham gia và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập có ràng buộc, khắc phục được những hạn chế mà học liệu bài giảng PowerPoint không thể kiểm soát được.
Đồng thời, thông qua hệ thống quản lí dạy học lms.vnEdu.vn nếu GV sử dụng bài giảng E-Learning chuẩn SCORM thì việc kiểm soát tiến trình học của HS sẽ thường xuyên và tiện lời, thông qua đó, GV tương tác với HS để thường xuyên nhắc nhở những em chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết quả sau:
Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế bài giảng E-Learning trong dạy học chủ đề ôn tập “Đại cương về kim loại” môn Hóa Học 12 nói riêng và môn Hóa Học nói chung:
Xác đinh được vai trò của bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.
Điều tra xác định được thực trạng việc sử dụng học liệu và bài giảng E- Learning trong dạy học trực tuyến ở các trường THPT, trong đó chỉ ra được các thuận lợi, khó khăn của GV trong việc thiết kế và sử dụng bài giảng E-Learning vào dạy học trực tuyến hiện nay.
Đã xây dựng được quy trình thiết kế một bài giảng E-Learning đạt chất lượng tốt, sử dụng vào dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. Đồng thời chỉ ra một số kĩ thuật thiết kế, vận dụng phần mềm phù hợp để thiết kế bài giảng E-Learning nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho GV.
Việc thiết kế và sử dụng các bài giảng E-Learning chuẩn SCORM vào dạy học trực tuyến không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng học tập mà còn khắc phục được những hạn chế trong việc sử dụng các loại học liệu truyền thống (fili Word, PDF, PowerPoint, video) không có khả năng kiểm soát được yêu cầu đối với người học, từ đó tạo nên thái độ hời hợt trong học tập.
Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, bước đầu đánh giá được việc sử dụng bài giảng E-Learning vào dạy học trực tuyến không chỉ góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS mà quan trọng hơn cả là ràng buộc yêu cầu tự học cho HS qua đó khẳng định tính tất yếu khi sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến để dễ dàng kiểm soát việc học tập của HS.
Những đóng góp của đề tài về lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục và trong việc vận dụng vào thực tiễn với mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhất là trong dạy học trực tuyến phòng chống đại dịch Covid-19 nói riêng và ứng phó các tình huống thiên tai nói chung trong cuộc sống hiện tại.
Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
Việc thiết kế và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực tự học cho người học là rất cần thiết và cần được phổ biến rộng rãi.
Trong quá trình thiết kế bài giảng E-Learning, người GV cần năng động,
linh hoạt hơn trong vận dụng các phần mềm và kĩ thuật soạn giảng phù hợp để nâng cao hiệu quả, tính linh hoạt của bài giảng.
Với những thành tựu đã đạt được ở đề tài này, chúng tôi đề xuất đến các nhà lãnh đạo cần khai thông, mở nút thắt cho các GV trong việc phổ biến, tập huấn, hỗ trợ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến ở tất cả các bộ môn để mang lại hiệu quả cao và đồng bộ.
Những đóng góp của đề tài có hướng ứng dụng trong giáo dục phổ thông mới và hướng phát triển tiếp theo của đề tài với dạy học ở tất cả các bộ môn. Vì vậy cần triển khai rộng rãi và cần tổ chức các Hội thi, Hội thảo tra đổi chuyên môn về thiết kế bài giảng E-Learning để khuyến khích GV tham gia trở thành một phong trào. Qua đó góp phần xây dựng một kho dữ liệu giáo dục phong phú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Hóa học 12
Sách giáo viên Hóa học 12
Chuẩn kiến thức, kĩ năng Hóa học 12
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện dạy học trực tuyến.
Các video liên quan hướng dẫn sử dụng phần mềm tạo bài giảng E-Learning.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_bai_giang_e_learning_chuong_dai_cuong_ve_kim_l.docx
  • pdfVũ Văn Thành - THPT Hà Huy tập - Lĩnh vực Hóa học.pdf