SKKN Phát triển năng lực đặc thù môn Hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh Lớp 10 THPT
Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Vì thế, để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra lực lượng lao động sẵn sàng thích nghi với với sự thay đổi của thời đại. Với nền tảng vững chắc này, người lao động sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế.
Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập sáng tạo, đặc biệt là các bài tập thực tiễn học sinh được mở rộng tri thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên chương trình hóa học hiện hành còn nhiều bấp cập, bài tập nặng nhiều về lý thuyết, tính toán, nhiều bài thực hành trùng lặp, không thực tế và xa vời thực tiễn. Nội dung hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn còn ít, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn hầu như không có. Tính giáo dục của môn hóa thông qua lượng bài tập thực tế trong sách giáo khoa cũng chưa thực sự nổi bật. Chủ yếu đưa ra mặt tích cực của các chất, các phản ứng còn về tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và giải pháp cho vấn đề này thì rất ít đề cập. Đặc biệt những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình. Chính vì vậy, những ứng dụng trong sách giáo khoa sẽ nhanh chóng lạc hậu. Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở nên kém hứng thú và khó thuyết phục học sinh, làm hạn chế khả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh Việt Nam so với bạn bè quốc tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực đặc thù môn Hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh Lớp 10 THPT
SỞ GIÁO DỤ VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---&--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT” Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Hóa học SỞ GIÁO DỤ VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU ---&--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT” Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Hóa học Họ và tên: Quách Hữu Khương – THPT Quỳnh Lưu 3 Vũ Thị Phương – THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ: Tự nhiên Năm thực hiện: 2021 - 2022 Điện thoại: 0988190016 – 036978696 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 2.1.1. Năng lực đặc thù môn hóa học 4 2.1.2. Bài tập sáng tạo 6 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 2.2.1. Thực trạng sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy và học môn hóa ở các trường THPT 7 2.2.2. Khảo sát nhu cầu, kĩ năng học tập học sinh khi tiếp cận bài tập sáng tạo trong quá trình học 7 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đề tài 11 2.3. SỬ DỤNG BÀI TẬP SÁNG TẠO CHƯƠNG HALOGEN - OXI - LƯU HUỲNH ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC 11 2.3.1. Nội dung, cấu trúc chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh 11 2.3.2. Xây dựng bài tập sáng tạo 11 2.3.2.1. Bài tập về sản xuất 13 2.3.2.2. Bài tập thực tiễn liên quan đến các vấn đề thời sự 19 2.3.2.3. Bài tập trải nghiệm thực tế 25 2.3.2.4. Bài tập cải tiến thí nghiệm 35 2.3.2.5. Bài tập thực hành điều chế các chất chương halogen – oxi lưu huỳnh 36 2.3.2.6. Xử lí hóa chất thí nghiệm an toàn 43 2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44 2.5. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI 47 PHẦN 3. KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Vì thế, để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra lực lượng lao động sẵn sàng thích nghi với với sự thay đổi của thời đại. Với nền tảng vững chắc này, người lao động sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập sáng tạo, đặc biệt là các bài tập thực tiễn học sinh được mở rộng tri thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên chương trình hóa học hiện hành còn nhiều bấp cập, bài tập nặng nhiều về lý thuyết, tính toán, nhiều bài thực hành trùng lặp, không thực tế và xa vời thực tiễn. Nội dung hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn còn ít, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn hầu như không có. Tính giáo dục của môn hóa thông qua lượng bài tập thực tế trong sách giáo khoa cũng chưa thực sự nổi bật. Chủ yếu đưa ra mặt tích cực của các chất, các phản ứngcòn về tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và giải pháp cho vấn đề này thì rất ít đề cập.. Đặc biệt những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình. Chính vì vậy, những ứng dụng trong sách giáo khoa sẽ nhanh chóng lạc hậu. Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở nên kém hứng thú và khó thuyết phục học sinh, làm hạn chế khả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh Việt Nam so với bạn bè quốc tế. Trong chương trình hóa học 10, với hệ thống chương halogen, oxi, lưu huỳnh có rất nhiều bài tập gắn với thực tiễn, sản xuất, môi trường nhưng chỉ được SGK nhắc đến sơ sài, thiếu logic khiến cho việc dạy và học trở nên nhàm chán. Việc thiết kế các bài tập sáng tạo gắn với năng lực đặc thù môn học ở những chương này thực sự cần thiết, giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập c ... thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2 là A. 25%. B. 20%. C. 75%. D. 80%. Câu 6: Cho 11,7 gam NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, dư với hiệu suất là 80% thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào lượng nước đủ để thu được dung dịch Y đặc. Cho dung dịch Y tác dụng với 12,25 gam KClO3 với hiệu suất là 90%, thu được khí Z. Thể tích khí Z thu được ở đktc là A. 1,7920 lít. B. 1,6128 lít. C. 1,2418 lít. D. 2,1280 lít. Câu 7: Cho x gam NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc,dư với hiệu suất là 75% thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào lượng nước đủ để thu được dung dịch Y đặc. Cho dung dịch Y tác dụng với 12,25 gam KClO3 với hiệu suất là 90%, thu được khí Z có thể tích là 1,512 lít. Giá trị của x là A. 2,925. B. 5,850. C. 11,700. D. 8,775 gam. Câu 8: Cho 7,8 gam canxi florua rắn tác dụng với axit sunfuric đặc, dư thu được HF. Hòa tan hoàn toàn 1,5 gam silic đioxit bằng lượng HF thu được thì thấy phản ứng vừa đủ (giả sử phản ứng chỉ tạo SiF4). Hiệu suất của phản ứng điều chế HF là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 80%. Câu 9: Từ một tấn muối ăn có chứa 10,5% tạp chất, người ta điều chế được 1250 lít dung dịch HCl 37% (D = 1,19 g/ml) bằng cách cho lượng muối ăn trên tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng (phương pháp Sunfat). Hiệu suất của quá trình điều chế trên gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 90,55%. B. 98,55%. C. 100%. D. 95%. Câu 10: Trong bình kín chứa 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2, Cl2 có tỷ khối so với H2 là 11,35. Đốt nóng bình để phản ứng xảy ra (hiệu suất phản ứng đạt 25%) thu được hỗn hợp khí. Cho toàn bộ lượng HCl trong Y vào 94,525 gam nước thu được dung dịch Z. Lấy 50 gam dung dịch Z cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị m gần nhất là A. 21,5 B. 9,75 C. 14,35 D. 10,8 Câu 11: Có 2 cốc đựng riêng biệt 100 gam nước (cốc 1) và 100 gam dung dịch HCl (cốc 2) và được đặt trên 2 đĩa cân như hình vẽ (2 đĩa cân ở vị trí bằng nhau). Cốc 1 Cốc 2 Thực hiện lần lượt các thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: Đốt cháy hết m gam bột sắt trong bình đựng khí clo dư thu được m1 gam muối khan X. + Thí nghiệm 2: Oxi hóa hoàn toàn a gam bột đồng bằng oxi dư thu được a1 gam oxit Y. + Thí nghiệm 3: Hòa tan hết toàn bộ X vào cốc 1 và hòa tan hết lượng oxit Y vào cốc 2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì 2 đĩa cân vẫn ở vị trí bằng nhau. (bỏ qua sự bay hơi nước). Tỉ lệ (m: a) có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,45. B. 0,88. C. 0,58. D. 0,36. Câu 12: Từ 120 gam FeS2 có thể điều chế được bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 98% ( D = 1,84 g/ml) biết hiệu suất của cả quá trình là 80%? A. 86,96 ml. B. 98,66 ml. C. 68,96 ml. D. 96,86 ml. Câu 13: Đi từ 150 gam quặng pirit sắt (chứa 70% FeS2) sẽ điều chế được H2SO4 (với hiệu suất 80%) có khối lượng là H2SO4 A. 147,4 gam. B. 156,8 gam. C. 137,2 gam. D. 253,2 gam. Câu 14: Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 người ta sản xuất được bao nhiêu tấn H2SO4 98%, biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 10%? ddH2SO4 98 A. 320 tấn. B. 360 tấn. C. 400 tấn. D. 420 tấn. Câu 15: Từ 800 tấn quặng pirit sắt chứa 25% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu m3 dung dịch H2SO4 93% (D=1,83), nếu hiệu suất quá trình là 95%? A. ≈ 547 m3. B. ≈ 1001 m3. C. ≈ 1200 m3. D. ≈ 1500 m3. Þ V = 547,035*10 ml Câu 16: Có một loại quặng pirit chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn axit sunfuric 98% thì lượng quặng pirit trên cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất điều chế H2SO4 là 90%. mq.pirit = 0,96* 0.9 = 69,44*10 (gam)=69,44 taán A. 69,44 tấn. B. 68,44 tấn. C. 67,44 tấn. D. 70,44 tấn. Câu 17: Cần bao nhiêu tấn quặng pirit sắt chứa 35,6% FeS2 để sản xuất 700 tấn H2SO4 70%, biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 40%? mq.pirit = 0,356* 0.4 = 2106*10 (gam)=2106 taán A. 1404,5 tấn. B. 2106 tấn. C. 1400,8 tấn. D. 4200,5 tấn. Câu 18: Từ 2 tấn quặng pirit sắt chứa 75% FeS2 nguyên chất còn lại là các tạp chất không chứa lưu huỳnh người ta đã điều chế được 2 tấn dung dịch H2SO4 98%. Hiệu suất của phản ứng điều chế là Þ H = 80% A. 70 %. B. 80 %. C. 90 %. D. 100 %. Câu 19: Một loại quặng có chứa 80% lưu huỳnh. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) được điều chế từ 3,2 tấn quặng trên? Biết hiệu suất của phản ứng điều chế là 80%. A. 3478,3 lít. B. 4380,8 lít. C. 6358,8 lít. D. 8963,8 lít. ddH2SO4 98*1,84 Câu 20: Có một loại quặng pirit chứa 75,5% FeS2 (còn lại là các tạp chất). Khối lượng quặng này để sản xuất 1 kg dung dịch H2SO4 63,7% là (biết rằng có 1,5% khối lượng SO2 bị hao hụt trong khi nung quặng) mq.pirit = 0,755* 0,985 = 524,42(gam) A. 396,00 gam. B. 524,42 gam. C. 298,93 gam. D. 613,78 gam. Câu 21: Từ 1 tấn quặng pirit chứa 72% FeS2; 18,4%CuFeS2 và 9,6% tạp chất không cháy có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml). Biết hiệu suất thu hồi lưu huỳnh đioxit khi đốt cháy đạt 95,5%; hiệu suất oxi hóa đạt 90% và lượng axit bị mất là 5%. A. 76580 lít. B. 34071 lít. C. 21464 lít. D. 10732 lít.
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_dac_thu_mon_hoa_hoc_thong_qua_bai_t.docx
- Quách Hữu Khương, Vũ thị Phương - THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Quỳnh Lưu 2 - Hóa học.pdf