SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Long Thới A

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn

vinh của đất nước.Giáo dục (GD) cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức

của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần

thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần bồi dưỡng và

hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh(HS), đặc biệt là Giáo dục Tiểu học,

đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn

pdf 15 trang Huy Quân 29/03/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Long Thới A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Long Thới A

SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh Lớp 2 Trường Tiểu học Long Thới A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, 
TỰ GIÁC CỦA HỌC SINH LỚP 2 
- TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG THỚI A 
 Chương I:PHẦN MỞ ĐẦU 
I.BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn 
vinh của đất nước.Giáo dục (GD) cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức 
của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần 
thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần bồi dưỡng và 
hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh(HS), đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, 
đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn. 
II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
-Với mục đích là giảng dạy sao cho các em không bị mất căn bản,luôn nắm 
được, hiểu được bài một cách sâu sắc.Các em biết phát huy hết năng lực và có 
tính bền vững với thời gian.Cùng với thực tế của lớp học hiện nay, tôi nghĩ rằng 
nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm thế nào hướng dẫn các em tự biết tiếp 
thu các kiến thức đã học, tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách toàn diện 
trong các tình huống xảy ra với bản thân. 
-Từ những thực tế của lớp và qua công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng 
muốn dạy các em trở thành những học sinh giỏi toàn diện, rất cần thiết người 
thầy phải rèn cho học sinh các kĩ năng học tập, một trong những kĩ năng đó 
chính là “Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh lớp 2” Trong việc học tập 
bài giảng của giáo viên tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn, học sinh 
hiểu nhiều hơn”. 
 II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 -Trong năm học này, tôi đã giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 36 em học 
sinh lớp : 2/1 ; trường Tiểu học Long Thới A, bên cạnh đó tôi còn học hỏi kinh 
nghiệm của một số anh chị em đồng nghiệp. 
 -Cụ thể tình hình lớp như sau: Lớp có tổng số học sinh: 36 em. Trong đó: 
13 nữ; 1 học sinh hòa nhập. 
 -Đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số bố mẹ ít quan tâm 
đến việc học hành của con cái, đồ dùng sách vở còn thiếu thốn. 
 III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 - Các em chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên không ham 
học. Với tư cách là một giáo viên dạy học tôi luôn băn khoăn là làm thế nào để 
phát huy tính tích cực , chủ động, tự giác của học sinh trong học tập. Đó chính 
là vấn đề nóng bỏng phải thực hiện nhanh và đúng cách để những thế hệ do 
chúng ta đào tạo là những người làm chủ tương lai, đất nước, biết xây dựng quê 
hương và đưa trình độ hiểu biết của toàn dân đi lên sánh được với các nước phát 
triển trên thế giới. Đặc biệt là giáo dục ở các vùng miền nông thôn. Qua đổi mới 
phương pháp dạy học sẽ giúp các em học sinh nông thôn mạnh dạn, tự tin hơn 
trước đám đông, biết cách tự đánh giá việc học của mình cũng như biết đánh giá 
kết quả học tập của các bạn khác. Từ đó các em có tính chủ động hơn trong học 
tập và biết phấn đấu thi đua nhau để việc học có kết quả cao hơn. 
V.ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
Sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi 
những con người năng động, sáng tạo, tự lực tự cường.Thế giới đã chuyển sang 
thời kì kinh tế tri thức, cho nên đầu tư vào chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quả 
 nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.Cũng chính vì lí do này nhu cầu học 
của người dân ngày càng nhiều,trình độ dân trí ngày một tăng, xã hội học tập 
đang hình thành và phát triển.Với nhu cầu đó GD đòi hỏi ngành GD phải đổi 
mới phương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người nhận thức sâu sắc, 
biết tự giác chủ động sáng tạo trong công việc. Nhìn lại việc học của con em ở 
địa phương, tôi thấy nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự 
rèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. 
Chương II: PHẦN NỘI DUNG 
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
Trong quá trình giảng dạy, để GD có hiệu quả và đạt chất lượng cao chúng 
ta cần biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi 
mới, phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học. Song để đi đến thành công 
GD đòi hỏi mọi người phải biết và không ngừng nổ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi 
mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc của mình. Đây là 
một công việc vừa mang tính GD vừa mang tính nghệ thuật. Do đó Đảng và Nhà 
nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là “Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu 
học”. Bộ GD đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động 
tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất 
cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 
đến lớp 5 .Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường 
tiểu học ở trong tình hình hiện nay. 
II.THỰC TRẠNG : 
-Xuất phát từ kết quả học tập của lớp: 
 Môn Giỏi Khá TB Yếu 
 SL % SL % SL % SL % 
Tiếng Việt 18 51 13 37 2 5.5 2 5.5 
Toán 23 66 9 25.7 1 2.8 2 5.5 
-Đa số các em còn thụ động, ít phát biểu (chiếm 50%). Một số em không 
biết cách diễn đạt, các em thường lúng túng thậm chí có em còn không nói gì cả 
(chiếm 10%). 
 1.Tình trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài: 
 a.Tình trạng chung: Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và 
dân trí ở các vùng nông thôn nói riêng đang còn rất thấp so với các nước phát 
triển và đang phát triển trên thế giới.Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? 
Để nâng cao trình độ nhận thức của người dân thì những người đứng trong ngành 
giáo dục phải có trách nhiệm khá nặng nề, mà muốn giải quyết được vấn đề thì 
đòi hỏi phải đổi mới chương trình SGK, đổi mới PPDH cũng như hình thức tổ 
chức dạy học để phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. 
 b.Tình hình địa phương: Long Thới là một xã nông thôn tuy có các điều 
kiện khá thuận tiện so với một số xã khác .Song trình độ dân trí ở đây còn thấp, 
điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn...Nên sự quan tâm đến việc học tập 
của con em trên địa bàn của một số gia đình còn nhiều hạn chế. 
 c.Tình hình trường, lớp: Long Thới A là một ngôi trường được thành lập 
tương đối lâu có hai khung gồm 14 lớp . Tuy nhiên tình hình học sinh đầu năm 
đến trường còn nhiều hạn chế như : ĐDHT và sách vở của một số em còn thiếu 
 thốn , thiếu sự quan tâm của phụ huynh do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải đi 
làm xa gởi con ở với ông bà, ý thức học tập chưa cao, một số HS còn rụt rè, 
thiếu tự tin trước đám đông... 
 2.Tính thuyết phục của đề tài: 
 -Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi 
hỏi ở học sinh một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác,sáng tạo trong 
học tập. Qúa trình dạy học này gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt 
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ 
thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Bằng 
hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không 
ai có thể làm thay được. 
 - Như vậy, dạy học phải xây dựng trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực 
của học sinh ở các trình độ khác nhau nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được 
những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ 
năng lực của các em.Vai trò của giáo viên là truyền đạt tri thức, là người hướng 
dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập. Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và 
sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác động bên ngoài của giáo viên, biểu lộ 
trong việc trình bày tài liệu chương trình và tổ chức công tác học tập của học 
sinh với sự căng thẳng trí tuệ “bên trong” của các em mới tạo được cơ sở của sự 
học tập có hiệu quả. Tính tích cực nhận thức của bản thân các em càng cao thì sự 
cân bằng năng lượng sinh hoá cơ sở tư duy sẽ càng phong phú và những kiến 
thức được lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ hơn và vững chắc hơn. 
III.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
 a.Đối với việc học ở nhà: 
 -Cho học sinh lập thời gian biểu học ở nhà, ghi rõ từng công việc cụ thể 
gắn liền với thời gian cụ thể. 
 -Tổ chức họp phụ huynh từng kì để trao đổi vấn đề học tập của các em 
đồng thời thông qua hội cha mẹ học sinh, kết hợp với cha mẹ học sinh để thăm 
dò quản lí việc học tập của các em. 
 -Thường xuyên đến thăm gia đình học sinh, đặc biệt là những em cá biệt, 
những em yếu kém để phối hợp giáo dục có hiệu quả, phải có thông tin thường 
xuyên giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm. 
 -Phát huy các phong trào học theo nhóm nhỏ (đôi bạn cùng ,bạn chung 
đường.) 
 b.Đối với việc học ở lớp: 
 -Đến thư viện của trường mượn : Sách, đồ dùng học tập cho những học 
sinh còn thiếu. 
 -Duy trì nề nếp kiểm tra bài cũ,kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT, chữa bài tập 
thường xuyên với thông qua tổ trưởng, lớp trưởng,giáo viên hoặc cán sự lớp theo 
dõi kiểm tra. 
 -Có hình thức nhắc nhở, khen thưởng cụ thể nhằm động viên, khuyến 
khích kịp thời những em chăm học và nhắc nhở những em lười học và không chú 
ý trong giờ học. 
 -Câu hỏi kiểm tra ngắn gọn, sát nội dung bài học và phù hợp với ba đối 
tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình để học sinh nắm bài được tốt. 
 -Thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động và thảo luận theo nhóm, 
tổ chức trò chơi hoặc sắm vai tuỳ theo môn học, bài học. 
 -Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách nêu gương và thi đua giữa các tổ, 
nhóm hoặc giữa các cá nhân... 
 -Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu vào các buổi nghĩ trong 
tuần,các tiết học ở buổi thứ hai. 
 -Thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực cụ thể từng môn. 
 *Đối với môn toán: 
 +Khi hướng dẫn HS trả lời bài cũ: GV yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, nắm 
vững kiến thức trọng tâm, trả lời hoặc làm bài tập có liên quan đến kiến thức đã 
học, hoàn thành bài với phép tính dễ hiểu với bước giải nhanh nhất. 
 +Khi hướng dẫn học bài mới ở nhà: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập ở 
nhà trước, đọc và tập làm một số bài tập trong sách giáo khoa. 
 +Khi đến lớp: GV sử dụng nhiều phương pháp như:Trực quan, đàm 
thoại , thuyết trình, thực hành. Bởi vì học sinh tiểu học, tư duy của các em là trực 
quan sinh động đến tư duy trừu tượng

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_tu_giac_cua_hoc_sinh_lop_2_truon.pdf