SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng Công nghệ Thông tin vào các môn học ở Lớp 4 đạt hiệu quả
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu rõ:“Đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.”. Vì thế để thực hiện tốt đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đạt kết quả, việc ứng dụng CNTT vào dạy học có một vai trò tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức học tập. Năm học 2008-2009 được chọn là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học”. Trong những năm gần đây thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, phòng GD&ĐT Định Quán nói chung và trường TH Nguyễn Đình Chiểu nói riêng đã có ngày càng nhiều GV biết áp dụng CNTT vào dạy học.
Nhưng bản thân tôi và nhiều GV khác gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế vì chưa biết cách sưu tầm các thông tin, tài liệu, hình ảnh và chưa có kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế dẫn đến các tiết dạy có UDCNTT còn sơ sài, đơn điệu chỉ mang tính hình thức, đối phó. Vì thế HS chưa thực sự hứng thú, không phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo trong các tiết học đó. Vì thế hiệu quả của các tiết học có UDCNTT chưa cao. Qua quá trình tìm tòi, học hỏi về kĩ năng thiết kế và sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và qua thực tế giảng dạy ở trường, qua các đợt hội giảng, chuyên đề các cấp. Tôi đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Từ những lí do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài cho SKKN (Sáng kiến kinh nghiệm) của mình là “Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT đạt hiệu quả”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng Công nghệ Thông tin vào các môn học ở Lớp 4 đạt hiệu quả

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIẢNG DẠY TIẾT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÁC MÔN HỌC Ở LỚP 4 ĐẠT HIỆU QUẢ Kính gửi: - Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm phòng GD&ĐT Định Quán. - Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm sở GD&ĐT Đồng Nai. - Họ và tên: Phạm Thị Hồng. - Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 44. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu rõ:“Đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.”. Vì thế để thực hiện tốt đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đạt kết quả, việc ứng dụng CNTT vào dạy học có một vai trò tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức học tập. Năm học 2008-2009 được chọn là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học”. Trong những năm gần đây thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, phòng GD&ĐT Định Quán nói chung và trường TH Nguyễn Đình Chiểu nói riêng đã có ngày càng nhiều GV biết áp dụng CNTT vào dạy học. Nhưng bản thân tôi và nhiều GV khác gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế vì chưa biết cách sưu tầm các thông tin, tài liệu, hình ảnh và chưa có kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế dẫn đến các tiết dạy có UDCNTT còn sơ sài, đơn điệu chỉ mang tính hình thức, đối phó. Vì thế HS chưa thực sự hứng thú, không phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo trong các tiết học đó. Vì thế hiệu quả của các tiết học có UDCNTT chưa cao. Qua quá trình tìm tòi, học hỏi về kĩ năng thiết kế và sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và qua thực tế giảng dạy ở trường, qua các đợt hội giảng, chuyên đề các cấp. Tôi đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Từ những lí do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài cho SKKN (Sáng kiến kinh nghiệm) của mình là “Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT đạt hiệu quả”. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT, của BGH nhà trường. - Bản thân GV tiếp tục áp dụng kinh nhiệm của năm học trước vào thực tế cho năm học này và phát huy được những ưu điểm đồng thời thấy được những mặt còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào tiết học. - Bản thân GV yêu thích và tự tìm tòi, học hỏi cách thiết kế giáo án điện tử. - Đa số HS đều thích thú, tiếp thu bài khá tốt khi học một tiết học ứng dụng CNTT. 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất nhà trường chưa đầy đủ, còn thiếu phòng dành riêng cho việc dạy học giáo án điện tử. - Kĩ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử của GV chưa nhiều. 3. Số liệu thống kê: Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện một số tiết dạy ở các môn học như: Tiếng Việt, Lịch Sử, Địa Lí, Khoa Học, Đạo Đức..có UDCNTT một cách đơn giản, sơ sài. Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với 23 HS lớp tôi như sau: 1. Em cảm thấy thế nào khi được học bằng chương trình PowerPoint: a) Rất thích thú. b) Không thích lắm. c) Bình thường. 2. Học xong tiết học bằng chương trình PowerPoint, em tiếp thu bài học: a) Rất nhanh, dễ hiểu, khắc sâu kiến thức. b) Dễ hiểu bài hơn tiết học truyền thống. c) Bình thường như tiết học truyền thống. 3. Qua tiết học có ứng dụng CNTT em thấy: a) Tiết học lôi cuốn, sinh động và hấp dẫn. b) Tiết học lôi cuốn nhưng chưa sinh động. c) Bình thường như tiết học truyền thống. 4. Em có thích học thường xuyên bằng chương trình PowerPoint: a) Rất thích. b) Không thích lắm. c) Bình thường. BẢNG THỐNG KÊ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HS: Câu Chọn a Chọn b Chọn c 1 3 em (13%) 10 em (43,5%) 10 em (43,5%) 2 2 em (8,7%) 12 em (52,2%) 9 em (31,1%) 3 5 em (21,3%) 9 em (31,1%) 9 em (31,1%) 4 4 em (17,4%) 8 em (34,8%) 11em (47,8%) III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Ngày 30/9/2008 Bộ GD&ĐT có chỉ thị số 55/2008 CT-BGDĐT về việc: “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu CNTT đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Để con người Việt Nam nhanh chóng tiếp cận nền khoa học hiện đại tiên tiến của thế giới và để mỗi HS nắm bắt được kho tàng kiến thức của nhân loại thì việc ứng dụng CNTT là một điều hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là việc thiết kế và thực hiện giảng dạy những tiết giáo án điện tử đạt hiệu quả. Đối với HS lớp 4 nói riêng và HS tiểu học nói riêng thì việc hình thành kiến thức bằng phương pháp trực quan sinh động sẽ đem lại hiệu quả cao. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho HS lớp 4 nói riêng và HS tiểu học nói chung là một điều cần thiết và hết sức quan trọng. Với sự phát triển của CNTT như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho GV ứng dụng chương trình PowerPoint vào việc thiết kế giáo án điện tử. Trong thực tế hiện nay, một số GV thiết kế và giảng dạy tiết học Ứng dụng CNTT còn mang tính hình thức, sơ sài, GV chưa chú trọng khai thác hết những lợi thế và hiệu quả mà một tiết dạy bằng CNTT có thể mang lại. Quá trình lĩnh hội kiến thức của HS là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Vì vậy mỗi GV cần phải quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT đạt hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức đó là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a) Xây dựng nội dung của đề tài. Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, đem lại hiệu quả khá cao. Song để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy thì việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với người GV là khâu thiết kế và thực dạy trên lớp. Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định rõ yêu cầu của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, tiếp đến là xây dựng hoạt động cụ thể trong tiết dạy. Để HS nắm được kiến thức trọng tâm của bài trong từng hoạt động tôi tìm những hình ảnh minh họa, đoạn video để minh họa cho kiến thức đó. Trong năm học đầu khi UDCNTT trong dạy học tôi chưa biết khai thác hết những lợi thế và hiệu quả mà một tiết dạy có UDCNTT có thể mang lại. Từ thực tế trên tôi đã rút ra một những giải pháp giúp mình thiết kế một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao như sau: b) Về cách thiết kế. - GV phải có kiến thức cơ bản về trình độ tin học, có kĩ năng sử dụng máy tính, soạn thảo văn bản. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint ( để thiết kế bài giảng). - GV phải có tư duy sáng tạo, nhạy bén và tính thẫm mĩ. Đặc biệt GV cần có niềm say mê với việc thiết kế, biết khai thác các tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với yêu cầu của bài dạy. Trước đây khi dạy tôi chỉ sử dụng những hình ảnh trong SGK, nhưng qua kinh nghiệm có được tôi đã lên mạng chọn lọc những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học giúp HS hiểu rõ hơn nội dung bài học. + Ví dụ 1: Môn Địa Lí lớp 4: bài “Biển, đảo và quần đảo”. Tôi đã khai thác rất nhiều hình ảnh về biển đảo, quần đảo trên mạng, lựa chọn nhiều hình ảnh đẹp, mang tính chất điển hình cho các vùng miền như: Vùng biển phía Bắc tôi chọn hình ảnh quần đảo Cát Bà, Miền Trung là đảo Phú Quý (Bình Thuận), vùng biển phía Nam là đảo Phú Quốc. Quần đảo Cát Bà Đảo Phú Quý + Ví dụ 2: Với môn Tập Đọc bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy, ngoài hình ảnh minh họa trong SGK, tôi đã lên mạng tìm hiểu và chọn hình ảnh minh họa chú bé Ga- vrốt và cung cấp thông tin để giới thiệu thêm về nhân vật chính trong bài cho HS hiểu rõ hơn. Hình ảnh minh họa chú bé Ga-vrốt trong bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy. - Đối với HS tiểu học GV không nên lạm dụng nhiều hình động, âm thanh trong một Slide. Chỉ tạo hiệu ứng âm thanh khi thực sự cần thiết vì hiệu ứng âm thanh chỉ là công cụ giúp GV làm rõ thêm thông tin chứ không thay GV thể hiện thông tin. - Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Không nên sử dụng hình nền quá sặc sỡ, màu mè trong các Slide có nội dung bài học. - Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI- Helve) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi trình chiếu. - Về size chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một Slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được. - GV phải biết cách truy cập Internet và thu nhận các nguồn tư liệu trên mạng một cách có chọn lọc. Tuy nhiên không phải hình ảnh nào lấy từ mạng Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta, GV phải biết cách xử lý màu sắc, cắt xén hình ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lí. + Ví dụ 1: Khi soạn môn tập đọc bài: Ăng – co Vát, GV có thể lên mạng tìm được nhiều hình ảnh khác nhau về Ăng – co Vát nhưng chỉ nên chọn hình ảnh về khu đền chính, Ăng –co Vát lúc hoàng hôn và lược đồ chỉ vị trí của Ăng –co Vát. Khu đền chính của Ăng-co Vát + Ví dụ 2: Khi thiết kế môn Tập Đọc, bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy. Để phần giới thiệu bài hấp dẫn hơn tôi dùng phần mềm Sound Forge để cắt một đoạn của bài hát: Anh Kim Đồng ( khoảng 20 giây) cho HS nghe và yêu cầu HS kể một số tấm gương thiếu niên dũng cảm trong chiến đấu của nước ta. Sau đó GV liên hệ
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_thiet_ke_va_giang_day_tiet_ung_dung.pdf