SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán Lớp 4

Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi thấy rằng chất lượng môn toán ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn tồn tại học sinh yếu, kém về môn toán có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh yếu, kém đó chủ yếu là ở khối 4,5. Bởi vì lên lớp 4,5 kiến thức môn toán có thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Học sinh cần phải có sự tư duy trừu tượng để học môn toán.

Ở trường chúng tôi, khối lớp 4 là khối lớp có số học sinh học yếu, kém môn toán là nhiều nhất. Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở trường Tiểu học bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy học các em học sinh yếu, kém môn toán lên trình độ trung bình là một vấn đề không đơn giản. Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình phụ trách chuyên môn tôi xin trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4 ” nhằm góp phần ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh lớp 4 yếu, kém về môn Toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học nói chung.

 

pdf 21 trang Huy Quân 31/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán Lớp 4

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán Lớp 4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VINH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỤ 
ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM VỀ MÔN TOÁN LỚP 4 
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt 
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
Đơn vị: Trường Tiểu học Nghi Liên 
NĂM HỌC: 2011 – 2012 
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng 
trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần 
phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến 
thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Tuy nhiên, không 
phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm 
kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc 
biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù 
đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh yếu, kém về môn Toán. 
 Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi 
thấy rằng chất lượng môn toán ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh 
vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất 
vẫn còn tồn tại học sinh yếu, kém về môn toán có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học 
sinh yếu, kém đó chủ yếu là ở khối 4,5. Bởi vì lên lớp 4,5 kiến thức môn toán có 
thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Học sinh cần phải có sự tư duy trừu 
tượng để học môn toán. Ở trường chúng tôi, khối lớp 4 là khối lớp có số học sinh 
học yếu, kém môn toán là nhiều nhất. 
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở trường Tiểu học bản thân 
tôi nhận thấy: Việc dạy học các em học sinh yếu, kém môn toán lên trình độ 
trung bình là một vấn đề không đơn giản. 
Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinh 
nghiệm bản thân trong quá trình phụ trách chuyên môn tôi xin trao đổi và chia sẻ 
cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học 
sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4 ” nhằm góp phần ngăn ngừa và khắc phục tình 
trạng học sinh lớp 4 yếu, kém về môn Toán đồng thời góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học toán ở Tiểu học nói chung. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả công 
tác phụ đạo học sinh yếu,kém môn Toán lớp 4 và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục 
đào tạo của nhà trường. 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng môn Toán lớp 4. 
 - Tìm ra nguyên nhân tích cực của thực trạng đó. 
- Đề xuất hệ thống các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
1. Đối tượng: Học sinh Tiểu học (Lớp 4); giáo viên, phụ huynh HS và đồng 
nghiệp. 
2. Phạm vi, mức độ: Nghiên cứu về nội dung và các giải pháp nâng cao hiệu 
quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4. 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 - Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 
2. Phương pháp điều tra. 
- Tìm hiểu thực trạng việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4. 
Phương pháp thực nghiệm. 
 - Nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của đề tài. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG. 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1.1. Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập 
- Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển 
không bình thường về mặt năng lực nhận thức, học kém không theo kịp chương 
trình và các bạn trung bình trong lớp biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau: 
- Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt hoặc bị thui chột. 
- Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so với 
yêu cầu, kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo 
những mục đích, động cơ ngoài việc học tập. Kết quả học tập thất thường, yếu 
kém và không có độ tin cậy cao. 
- Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt 
động học tập. Từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có 
khi có những biểu hiện ghen tức bạn bè học khá, thù ghét những thầy cô giáo 
nghiêm khắc trong giáo dục, hay bỏ học, trốn tiết. 
1.2. Giáo dục học sinh yếu kém 
- Giáo dục học sinh yếu kém là quá trình tác động của những người làm 
công tác giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục. 
- Học sinh yếu kém là những em mà trong quá trình hình thành và phát triển 
nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí 
tuệ, đạo đức cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường - gia đình - xã hội 
cũng như sự nỗ lực của chính các em. Vì vậy, giáo dục học sinh yếu kém trước 
hết là quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho người học; hướng dẫn các em 
có phương pháp học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, 
niềm tin trong học tập. 
2. THỰC TRẠNG. 
 Để tìm hiểu thực trạng tôi đã đối chiếu kết quả dạy học môn Toán của mấy 
năm gần đây, dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, khảo sát chất lượng học 
sinh, tìm hiểu học sinh yếu, kém môn Toán. 
2.1 Thực trạng chất lượng môn toán lớp 4. 
Ở tuần học thứ 2 năm học 2011-2012 tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành 
khảo sát chất lượng môn Toán khối lớp 4. 
Đề khảo sát môn Toán (Thời gian làm bài: 40 phút) 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
a) 47085 + 1750 b) 75897 – 18756 c) 437 4 d) 50585 : 
5 
Bài 2: Tìm X, biết; 
a) 75405 + x = 94186 b) x - 1325 = 29100 c) 575 : x = 5 g) 7 x = 
1799 
Bài 3: Điền đáp số vào chỗ trống của mỗi bài toán sau: 
a) Một hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài gấp 3lần chiều rộng. Chu vi 
hình chữ nhật đó là:............................................... 
b) Diện tích hình vuông có cạnh 8cm là: ................................................ 
Bài 4: Một tổ công nhân trong 5 ngày làm được 375 sản phẩm. Hỏi với mức làm 
như thế thì trong 9 ngày tổ công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm? 
 Hướng dẫn chấm bài kiểm tra: 
Bài 1 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm. 
Bài 2 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm. 
Bài 3 (4điểm): Mỗi ý đúng cho 2 điểm. 
Bài 4 (2điểm): Bài giải thực hiện đúng yêu cầu trình bày đầy đủ cho 2 điểm 
*) Kết quả khảo sát: 
Tổng 
số HS 
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Điểm dưới 5 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
79 18 22.8% 21 26.6% 29 36.7% 11 13.9% 
 Với đề khảo sát chất lượng như trên, qua kết quả làm bài của học sinh thì 
11 em học sinh có điểm yếu các em còn vướng phải các lỗi sau: Còn chậm trong 
thực hành tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương; Cộng, trừ, nhân, chia có nhớ 
còn chậm, quên không nhớ; Còn lẫn lộn, quên cách tìm thành phần chưa biết của 
phép tính; Kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu. 
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém môn Toán . 
 *) Về phía học sinh: Như chúng ta đã biết, sự yếu kém về môn Toán của 
học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung 
thường có các đặc điểm sau đây: 
 - Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng; Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ 
năng chậm; 
 - Phương pháp học tập chưa tốt; Năng lực tư duy yếu; Có thái độ thờ ơ với 
học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin. 
 - Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. 
 - Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong 
học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. 
 - Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, 
vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. 
 - Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. 
 - Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy 
khả năng của mình. 
 - Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, 
trừ, nhân, chia). 
 - Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức. 
*) Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến 
đối tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa 
sút của học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày 
càng lớn hơn. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh Khá, Giỏi, thích tổ chức các 
hoạt động học tập trên lớp với những học sinh khá, giỏi để tránh xử lí các tình 
huống phức tạp mất thời gian; Một số giáo viên tổ chức các hoạt động học tập 
chưa tốt còn để học sinh khá giỏi nói leo, nói hộ học sinh yếu. Giáo viên chưa 
quan tâm đến tất cả HS trong lớp còn để học sinh yếu ngoài lề các tiết học, GV 
chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp như 
vậy các em học yếu không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình và đã ngại học lại 
thêm tính ì, ngại suy nghĩ, ngại vận động; Chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên 
nhân vì sao học sinh học kém để phân loại đối tượng; giảng dạy mang tính dàn 
trải chưa có biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, năng lực tổ 
chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế, chưa động viên tuyên dương kịp 
thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ. 
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia 
đình học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ 
học sinh học tập. Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém về môn 
Toán. 
*) Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến 
việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường. Bên cạnh 
đó phụ huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải 
Toán ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng. Mặt khác, một số 
phụ huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo 
cho con em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì 
vậy các em đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số phụ 
huynh đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ. Các em trong đối 
tượng này thì bị thiếu thốn tình cảm của bố mẹ nên khi học thường không chú 
tâm vào việc học tập. 
Từ những thực trạng 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_phu_dao_hoc.pdf