SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non

Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử

dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan

trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng

chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng

động xã hội. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan

đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi

hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân.

Cùng với lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi

sống cơ thể. Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong

chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Sử dụng thực phẩm không an toàn

ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người tiêu dùng,

và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi, hạn chế sự phát

triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

pdf 15 trang Huy Quân 29/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ 
ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ 
SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở 
TRƯỜNG MẦM NON 
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử 
dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. 
Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan 
trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng 
chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng 
động xã hội. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan 
đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi 
hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân. 
Cùng với lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi 
sống cơ thể. Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong 
chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Sử dụng thực phẩm không an toàn 
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người tiêu dùng, 
và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi, hạn chế sự phát 
triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. 
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các 
nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. 
Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Tại các nước đang 
phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hơn 2,2 triệu người tử 
vong hàng năm do bị nhiểm độc thực phẩm (tiêu chảy), trong đó phần lớn 
là trẻ em. Theo ước tính của WHO, ở một số nước đang phát triển, tỷ lệ tử 
vong do ngộ độc thực phẩm chiếm 1/3 đến ½ tổng số trường hợp tử vong. 
Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm ở nước ta rất đáng báo động. 
Theo báo cáo tổng kết chương trình mục têu quốc gia về vệ sinh an toàn 
thực phẩm năm 2011 toàn quốc đã xảy ra 148 vụ ngộ độc thực phẩm với 
4.700 người mắc, 3663 người nhập viện và có 27 trường hợp tử vong. Ngộ 
độc thực phẩm xảy ra tập trung tại gia đình là 54,1% (80 vụ), bếp ăn tập thể 
là 19.6 % (29 vụ). Nguyên nhân do độc tố tự nhiên chiếm 40 vụ (27,0% số 
vụ), 16 vụ ngộ độc thực phẩm do hóa chất (10,8% số vụ), 41 vụ do vi sinh 
vật (27,7% số vụ) và 51 vụ (34,5% số vụ) chưa xác định rõ căn nguyên 
nhân bằng chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm. Ngộ độc thực phẩm xảy ra 
tại 45/63 tỉnh/ thành (71,4%). 
Năm 2011, tại Quảng Bình đã xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm với 
102 người mắc, trong đó có 01 người tử vong do chế biến và bảo quản thực 
phẩm không đúng quy định. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa 
bàn tỉnh có nhiều chuyển biến song quy trình chế biến thủ công không đảm 
bảo, việc sử dụng phụ gia, phẩm màu và các chất bảo quản ngoài danh mục 
 Bộ y tế cho phép trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm ngày càng 
tăng. 
Kết quả giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh 
Quảng Bình năm 2011 cho thấy tỷ lệ mẫu thực phẩm có các chỉ tiêu hóa lý 
vượt mức cho phép chiếm tỷ lệ 18,9%; mẫu thực phẩm bị nhiễm sinh vật 
chiếm 25,6%. Từ những số liệu trên cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực 
phẩm là hết sức cấp thiết đối với toàn dân nói chung và trẻ em nói riêng. 
 Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm 
non đã đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chương trình chăm 
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Việc đưa các nội dung giáo dục dinh 
dưỡng sức khỏe vào giảng dạy cho trẻ là một việc rất cần thiết, như vậy sẽ 
tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ tuổi mầm non đến 
tuổi học đường. Mặt khác ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau 
chóng tiếp thu những điều được dạy bảo. Tiến hành giáo dục dinh dưỡng, 
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong 
chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về 
vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác 
các cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Công tác này cũng 
cần được triển khai rộng tới các bậc phụ huynh và các ban ngành có liên 
quan; tuyên truyền cho họ các nội dung về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe. 
Qua đó họ sẽ tự nguyện phối kết hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc 
và nuôi dạy trẻ. 
 Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn 
yếu ớt sức đề kháng chưa cao, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an 
toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa 
thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. 
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Muốn có được những chủ nhân 
tương lai của đất nước khoẻ mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng ngay từ khi 
còn nhỏ đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi mầm non thì bữa ăn của trẻ tại 
trường mầm non phải được xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn 
thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu 
giúp trẻ phát triển tốt giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng. 
 Từ những quan điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất 
lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non 
cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên dinh dưỡng còn 
nhiều hạn chế trong công tác chế biến món ăn, chọn mua thực phẩm, thực 
hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh 
dụng cụ sử dụng ăn uống trong bếp ăn bán trú nhà trường. Nên tôi đã chọn 
 đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục 
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non”. 
* Điểm mới: 
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không 
để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Bảo vệ 
và nâng cao sức khỏe thông qua việc “Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn 
thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non. 
Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác giáo dục vệ sinh 
dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực 
phẩm trong trường mầm non. 
 Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong 
cộng đồng. 
Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non. 
1.2. PHẠM VI ÁP DỤNG: 
 Đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo 
dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non. Tại 
trường mầm non chúng tôi với số lượng 10 nhóm lớp/280 trẻ. 
2. PHẦN NỘI DUNG 
 2.1.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
*Quy mô trường lớp 
 Toàn trường có 10 lớp/280 trẻ 
 Trong đó: Nhà trẻ: 4 nhóm/75 trẻ; Mẫu giáo: 6 lớp/205 trẻ. 
*Cơ sở trang thiết bị 
Toàn trường có 10 phòng học đảm bảo kiên cố, 2 phòng chức năng 
khác. Có 100% công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Có 2 cụm với 2 bếp 
ăn 1 chiều đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ 
cho việc nấu ăn, chế biến thực phẩm cho trẻ. 
*Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
Tổng số: 28 đ/c (Ban giám hiệu: 03, giáo viên: 22, nhân viên: 03). 
100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn 22/28 đ/c; 
tỷ lệ 78,6% 
 Tổng số học sinh được tổ chức nấu ăn bán trú tại trường là 10 lớp/ 
280 trẻ, với mức ăn là 9.000đ/ ngày/ trẻ. 
 * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: 
 Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả 
cho thấy như sau: 
Độ tuổi 
Tổn
g 
số 
trẻ 
Cân nặng Chiều cao 
Cân nặng 
bình 
thường 
Suy dinh 
dưỡng 
độ 1 
Suy 
dinh 
dưỡng 
độ 2 
Cao bình 
thường 
Thấp còi 
độ 1 
Thấp 
còi 
 độ 2 
Sl Tỷ lệ 
% 
Sl Tỷ lệ 
% 
Sl Tỷ 
lệ 
% 
Sl Tỷ lệ 
% 
Sl Tỷ lệ 
% 
S
l 
Tỷ 
lệ 
% 
Nhà trẻ 75 67 89,3 7 9,3 68 90,6 7 9,3 
Mẫugiáo 205 184 89,7 21 10,2 1 0,5 182 88,8 23 11,2 
Cộng: 280 251 89,6 28 10,0 1 0,4 250 89,3 30 10,7 
Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó 
khăn sau: 
Về thuận lợi: 
Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của 
Đảng ủy, UBND, HĐND, HĐGD xã và sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn 
của Phòng Giáo dục-Đào tạo Lệ Thủy. 
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, đủ phòng học, phòng chức 
năng, bếp ăn đảm bảo và các trang thiết bị phục vụ bếp ăn và phục vụ các 
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, tân huyết, yêu nghề, 
mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay 
nghề, có nhiều biện pháp trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ. Đời sống tương đối ổn định. 
Khó khăn: 
Trong năm học có sự thay đổi cán bộ quản lý, 01 đồng chí hiệu 
trưởng và 01 đồng chí P.hiệu trưởng mới chuyển đến nên có phần bở ngỡ 
trong công tác. 
Đội ngũ trẻ nên có nhiều đồng chí trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con 
nhỏ (trong năm có 5 đồng chí nghỉ sinh) nên có phần ảnh hưởng đến công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Nhà trường chưa có nhân viên dinh dưỡng, 02 bếp mới chỉ có 02 
giáo viên xuống bếp. 01 bếp thì được nhà trường phân công nhân viên y tế 
xuống tiếp phẩm phụ bếp còn 01 bếp thì cắt cử giáo viên các lớp thay phiên 
nhau tiếp phẩm phụ bếp nên có phần ảnh hưởng đến công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ. 
 Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo 
dục, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban nghành đoàn thể ở địa phương, sự 
nổ lực của bản thân trong quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục vệ 
sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Để đạt được điều này, chúng tôi đã 
tập trung vào một số biện pháp sau: 
 2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: 
Biện pháp1. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện 
nghiêm túc chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh 
dưỡng an toàn thực phẩm” trong trường mầm non. 
Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh 
an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng Giáo dục 
và Đào tạo và của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng và 
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 
Làm tốt công tác phân công phân nhiệm, thực hiện có hiệu quả việc 
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đề ra c

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang_cao_chat_luong_gi.pdf