SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi

Sự nghiệp trồng người đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó ngành Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò then chốt, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối chính sách ưu tiên cho giáo dục phát triển. Và trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt của toàn xã hội bởi xã hội đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bậc học này với sự phát triển của con em mình nói riêng và với toàn xã hội nói chung “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” để có một ngày mai tươi sáng, thì ngay từ hôm nay, trẻ em cần phải được chăm sóc và giáo dục để phát triển một cách toàn diện.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì vậy mà mục đích của giáo dục Mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích cực cho trẻ.

pdf 26 trang Huy Quân 28/03/2025 3121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài 
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích 
cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi 
Tên tác giả: Vũ Thị Kim Oanh 
 1
MỤC LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 2 
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2 
1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 2 
1.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 3 
1 Thực trạng của vân đề: ..................................................................................... 3 
1.1. Trẻ sinh non tháng hoặc sức khỏe yếu .......................................................... 3 
1.2. Cảm giác sợ hãi .............................................................................................. 3 
1.3. Kỹ năng nói kém ............................................................................................. 3 
1.4. Trẻ bị tress ...................................................................................................... 3 
2 Thuận lợi – khó khăn ....................................................................................... 4 
2.1. Thuận lợi : ..................................................................................................... 4 
2.2. Khó khăn : ..................................................................................................... 4 
2.2.1. Về phía trẻ ................................................................................................... 4 
2.2.2. Về phía giáo viên: ........................................................................................ 4 
2.2.3 Về phía phụ huynh ....................................................................................... 5 
3. Biện pháp .......................................................................................................... 5 
3.1. Biện pháp 1. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt 
động tích cực. ........................................................................................................... 5 
3.2. Biện pháp 2: Luôn thay đổi, làm mới hình thức tổ chức hoạt động học ....... 8 
3.3. Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa .......... 13 
3.4. Biện pháp 4: Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy những thế mạnh ở 
mỗi cá nhân trẻ.................................................................................................... 18 
3.5. Biện pháp 5: Trẻ em thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi 
đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” 
vào thứ sáu cuối tuần. ........................................................................................... 20 
3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ ......................................................................................................................... 21 
III. KẾT QUẢ: ................................................................................................... 22 
IV. KẾT LUẬN ................................................................................................. 24 
1. Bài học kinh nghiệm: ................................................................................... 24 
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 25 
 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG CÁC 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 3 - 4 TUỔI 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 1.1 Cơ sở lý luận 
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy: 
“Vì lợi ích mười năm trồng cây 
Vì lợi ích trăm năm trồng người” 
Sự nghiệp trồng người đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó ngành 
Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò then chốt, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã có 
những đường lối chính sách ưu tiên cho giáo dục phát triển. Và trong những năm 
gần đây, giáo dục mầm non ngày càng nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt 
của toàn xã hội bởi xã hội đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bậc học 
này với sự phát triển của con em mình nói riêng và với toàn xã hội nói chung “Trẻ 
em hôm nay, thế giới ngày mai” để có một ngày mai tươi sáng, thì ngay từ hôm 
nay, trẻ em cần phải được chăm sóc và giáo dục để phát triển một cách toàn diện. 
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc 
biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì 
vậy mà mục đích của giáo dục Mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở 
đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, 
nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu 
thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, 
thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái 
đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí 
thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích cực cho trẻ. 
Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua 
nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và 
chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ Mầm Non (0-6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con 
người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời 
kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách 
mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng 
chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc 
điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù 
hợp cho tất cả các môn học để phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một 
trong những mục tiêu quan trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới. 
 Vậy ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế 
nào để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động và phải có những chiến lược nuôi 
dưỡng, bồi đắp như thế nào, để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách, sớm 
giúp trẻ thành công? Vì thế việc rèn luyện cho trẻ có được một tính cách mạnh 
dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tham gia vào 
các hoạt động tập thể. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tự tin trước đám đông và tự xử 
lý các tình huống. Trẻ mạnh dạn khiến cha mẹ yên tâm và là tố chất thiết yếu cho 
những thành công của trẻ trong tương lai. 
 3
1.2 Cơ sở thực tiễn 
 Trong thực tế khi đưa con tới trường, cha mẹ đều mong muốn con mình 
được phát triển một cách toàn diện, mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông. Đó là 
mong muốn chính đáng và cũng là mục tiêu của phương pháp dạy học mới của 
ngành mầm non. Không chỉ dạy trẻ kiến thức mà dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ biết 
cách xử lý chủ động trong các tình huống. 
Trên thực tế, số lượng trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng nhiều, 
đa số trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, số lượng trẻ tự 
kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng nhiều, điều đó đặt ra cho các cô giáo mầm 
non, nhất là các cô giáo dạy lứa tuổi mẫu giáo bé một nhiệm vụ nữa là làm thế nào 
giúp các bé mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè và người lớn? Để trả lời câu 
hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động 
giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện và tự khẳng định mình trong giao tiếp 
với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. 
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhËn thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên 
cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp 
kiến thức mµ phải làm sao để trẻ nói nên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ 
thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau 
cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, 
mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp nh»m 
phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3- 4 tuổi” 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 
1 Thực trạng của vân đề: 
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát, kém tự tin, chưa phát huy được 
tính tích cực, cơ bản có một số nguyên nhân sau: 
1.1. Trẻ sinh non tháng hoặc sức khỏe yếu 
Qua nhiều tài liệu mà tôi đã đuợc đọc cũng như qua thực tế chăm sóc – 
giáo dục trẻ, tôi nhận thấy những trẻ sinh non hoặc sức khoẻ yếu, hay đau ốm 
cũng thường kém mạnh dạn và ít hứng thú với những hoạt động mới, khả năng 
hòa đồng cũng chậm hơn những trẻ khác. 
1.2. Cảm giác sợ hãi 
Lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh 
nghiệm mới và tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí 
tưởng tượng của trẻ rất phong phú. 
1.3. Kỹ năng nói kém 
Các nhà nghiên cứu đã kết luận, kỹ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự 
nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Đứa trẻ không thể tự tin và thể hiện nhu 
cầu mong muốn của mình với người lớn. 
1.4. Trẻ bị tress 
Mọi người thường nghĩ rằng trẻ con đầy niềm vui và vô tư. Thật ra, trẻ dù 
nhỏ nhưng cũng những mối lo lắng và đôi khi bị tress, có thể do những nguyên 
nhân từ bên ngoài, từ gia đình, bè bạn hay ở lớp học, hoặc từ chính cơ thể trẻ. Có 
thể nhận ra trẻ bị tress qua những biểu hiện hàng ngày, những thay đổi hành vi 
trong thời gian ngắn, chẳng hạn như mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, hay thậm chí 
 4
là tè dầm. Một số trẻ lại bị những ảnh hưởng về thể chất như nhức đầu hoặc một 
căn bệnh nào đó. Tress có thể làm trẻ lãnh đạm hoặc hung dữ hơn, nhưng đôi khi 
cũng lãnh đạm và nhút nhát hơn. 
Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được bảo 
bọc quá kỹ khiến trẻ đánh mất s

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_cac.pdf