SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc

Âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho ta những giây phút thư giãn thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con người. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.

Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

pdf 25 trang Huy Quân 28/03/2025 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 
tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc 
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo 
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền 
Giáo viên Mẫu giáo bé 
1 
 1
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 3- 4 TUỔI TÍCH 
CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 1.1 Cơ sở lý luận 
 Âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc 
sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho ta những giây phút thư giãn 
thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con 
người. 
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã 
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được 
nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho 
nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm 
nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Th«ng qua 
¢m nh¹c, trÎ sÏ linh ho¹t, m¹nh d¹n, tù tin, th«ng minh h¬n. ¢m nh¹c cßn gióp 
trÎ ph¸t triÓn ng«n ng÷, ph¸t triÓn tai nghe vµ c¶m xóc cho trÎ. 
 1.2 C¬ së thùc tiÔn 
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ 
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn 
hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực 
cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách 
rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm 
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca 
hát, vận động, nghe hát, múa, trß chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi, 
giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, 
dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là 
bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu 
diễn ở mức độ đơn giản. 
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục thì việc đưa 
ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học ở trường Mầm non là điều hết sức 
cần thiết. Với môn Âm nhạc cũng vậy, đưa công nghệ thông tin vào môn học này 
sẽ làm cho giờ học của trẻ sôi nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi được tham 
gia hoạt động tập thể. 
Với mục đích mong muốn tổ chức cho trẻ học tốt hơn môn Âm nhạc, tôi đã 
mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Âm nhạc cho trẻ để giờ học 
đạt kết quả cao hơn. 
Xuất phát từ đặc điểm trên đã thưc sự thúc đẩy tôi chọn đề tài : “Một số 
biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” 
2 
 2
2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu tìm kiếm biện pháp nhằm phát huy khả năng âm nhạc cho trẻ 3 
- 4 tuổi từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin 
trong hoạt động âm nhạc của trường MN Hoa Hồng - Nghĩa Tân Cầu Giấy. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt 
động âm nhạc 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
1. Thuẩn lợi - khó khăn: 
 1. 1. Thuận lợi: 
- Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt 
động của lứa tuổi. 
- Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy 
vi tính, máy chiếu, đàn, ti vi, đầu đĩa phù hợp với trẻ. 
- Các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, có tố chất tốt 
về âm nhạc. 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho 
giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng 
công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ 
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và 
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình. 
1.2 Khó khăn : 
1.2.1: Về phía trẻ : 
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên tới trường nên chưa có nề nếp học tập . Tuy 
cùng độ tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đều. Một số trẻ nhút nhát và 
không đi học đều: Ngọc Hà, Khánh Chi, Xuân Khánh An, Hồng Minh, Đức 
Minh, Đức Khiêm. Một số trẻ tăng động : Khoa Nam, Nhật Nam cũng làm ảnh 
hưởng đến quá trình học 
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua 
“Thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu 
muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó tính 
ích kỉ càng có dịp phát triển. trẻ không chịu phái hợp các hoạt động với các bạn 
trong lớp 
Nhiều trẻ chưa hát rõ lời, hát đúng giai điệu. 
Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về kả năng âm nhạc của trẻ, kết quả 
thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm : 
3 
 3
Nội dung Số 
cháu 
Đầu năm 
(Tháng 9) 
Trẻ hứng thú trong giờ học 
44 
45% 
Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát 
30% 
Khả năng vận động theo nhạc 
35% 
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ 
40% 
 (Bảng khảo sát đầu năm – Tháng 9) 
1.2.2: Về phía giáo viên: 
Trong thực tế ở trường mầm non và tại các nhóm lớp trình độ của mối giáo viên 
là khác nhau mặt khác môn giáo dục âm nhạc còn tuỳ thuộc vào năng khiếu và 
sở trường của mỗi người vì vậy khi truyền đạt kiên thức về âm nhạc cho trẻ còn 
gặp hạn chế khi giáo viên không có hoặc khả năng còn kém trong môn âm nhạc 
Giáo viên còn chưa chú trọng kĩ năng ca hát cho trẻ, ép trẻ học hát theo kiểu 
học thuộc lòng, giáo viên chưa thực sự đầu tư chó trẻ hát về nghệ thuật 
Cô giáo còn chưa lựa chọn và cập nhật những tác phẩm hay và mới lạ cho trẻ 
để trẻ có hứng thú hơn khi học hát. 
 Bên cạnh đó giáo viên không phải là người chuyên nghiệp chỉ chuyên về giảng 
dạy âm nhạc nên không có sự đầu tư và lĩnh hỗi những kiến thức và cách sử 
dụhang các dụng cụ âm nhạc một cách thành thạo đó cũng là một hạn chế khi cô 
cần truyền đạt cho trẻ làn điệu: dân ca Băc Bộ, Nam Bộ, hát đối, hát sẩm .. hay 
giai điệu nào cần sự dụng kết hợp với cả những đạo cụ âm nhạc khó như: Đàn ghi 
ta, trống, kèn.... 
1.2.3 Về phía phụ huynh: 
Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học hanh của con em 
mình chỉ nghĩ đến trường là chỉ đảm bảo việc ăn, ngủ, không quan tâm đên 
việc học hành của con lại còn xem nhẹ các môn học phu nhất là âm nhạc 
không bao giờ giup trẻ ôn lại bài hay bồi dượng thêm khi ở nhà 
Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới 
góc độ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu 
giáo bé 3-4 tuổi học tốt giáo dục âm nhạc. 
2. BiÖn ph¸p: 
4 
 4
2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt 
động âm nhạc 
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. 
Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục 
một cách hiệu quả ở trường Mâm non. 
Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo bé, các cháu tuy còn nhỏ tuổi 
nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc 
cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo 
nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện 
để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và 
vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng 
tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụngdiện tích 
phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, 
đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. 
Sắp xếp đồ dung tạo môi trường âm nhạc cho trẻ 
- Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy 
chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. 
Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho 
trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng các nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa 
trang, nhảy múa tự do. 
5 
 5
- Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm 
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng 
đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. 
Một số loại băng nhạc thiếu nhi 
- Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động 
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê 
bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi 
trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. 
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc 
không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. 
Một số loại nhạc cụ âm nhạc 
- ĐÓ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi 
luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo 
điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. 
- Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, 
mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với 
nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay 
cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây 
hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình 
trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng 
đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 
6 
 6
2. 2. Biện pháp 2 : Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, 
linh hoạt 
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ rẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) khả năng 
chú ý, ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường 
dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, 
mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập 
trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan 
t

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_tich_cuc_th.pdf