SKKN Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong nhà Trường Mầm non
Trường Mầm non là đơn vị cơ sở của bậc học giáo dục Mầm non, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Chúng ta biết ở lứa tuổi này, trạng thái cơ thể trẻ chưa ổn định, các cơ quan đang dần dần hoàn thiện, vì vậy cần có sự hỗ trợ, chăm sóc trẻ, nuôi trẻ một cách khoa học, hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay, tại các cơ sở giáo dục MN, nhất là cơ sở giáo dục tư nhân, đã xuất hiện một số trường hợp giáo viên, chủ trường có hiện tượng xâm phạm đến thân thể trẻ, mà báo đài đã đưa tin.
Do vậy, trong những năm học qua, cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo; “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Năm học 2008-2009 là năm đầu tiên thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Phong trào này được sự đồng thuận của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện. Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ thị 40/CTBTBGD&ĐT về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
Ngay từ đầu năm học 2008-2009, với vai trò của người hiệu trưởng, Tôi đã đầu tư xây dựng kế hoạch, triển khai toàn trường thực hiện, với suy nghĩ: “Làm sao ngôi trường phải thật sự an toàn về vật chất và tinh thần cho trẻ”. Cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của Người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên từng lĩnh vực: Thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, làm nền tảng cho trẻ học tốt phổ thông sau này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong nhà Trường Mầm non

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC” TRONG NHÀ TRƯỜNG MẦM NON PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ: I/ Cơ sở chọn đề tài: 1/ Cơ sở lý luận: Trường Mầm non là đơn vị cơ sở của bậc học giáo dục Mầm non, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Chúng ta biết ở lứa tuổi này, trạng thái cơ thể trẻ chưa ổn định, các cơ quan đang dần dần hoàn thiện, vì vậy cần có sự hỗ trợ, chăm sóc trẻ, nuôi trẻ một cách khoa học, hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay, tại các cơ sở giáo dục MN, nhất là cơ sở giáo dục tư nhân, đã xuất hiện một số trường hợp giáo viên, chủ trường có hiện tượng xâm phạm đến thân thể trẻ, mà báo đài đã đưa tin. Do vậy, trong những năm học qua, cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo; “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Năm học 2008-2009 là năm đầu tiên thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Phong trào này được sự đồng thuận của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện. Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ thị 40/CT- BTBGD&ĐT về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Ngay từ đầu năm học 2008-2009, với vai trò của người hiệu trưởng, Tôi đã đầu tư xây dựng kế hoạch, triển khai toàn trường thực hiện, với suy nghĩ: “Làm sao ngôi trường phải thật sự an toàn về vật chất và tinh thần cho trẻ”. Cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của Người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên từng lĩnh vực: Thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, làm nền tảng cho trẻ học tốt phổ thông sau này. 2/ Cơ sở pháp lý: Đảng và nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến thế hệ trẻ em, nhất là bảo vệ quyền trẻ em, được học tập, vui chơi, bảo vệ sức khỏe, được đến trường, hưởng những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em” với phương châm “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì vậy hàng loạt các chỉ thị, văn bản đã được triển khai, như: - Luật giáo dục sửa đổi năm 2005, thay thế Luật giáo dục ban hành năm 1998; - Công văn số 766/BLĐTBXH-BVCSTE về việc triển khai “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2010; - Chỉ thị 40/CT-BTBGD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; - Đối với ngành có văn bản 90&91/SGD&ĐT-GDMN triển khai hướng dẫn và kế hoạch “Xây dựng trưởng học thân thiện - Học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013, và các văn bản chỉ đạo của ngành triển khai thực hiện cụ thể cho từng năm học . 3/ Thực trạng nhà trường: Trường MN 16/4 Ninh Thuận được xây dựng xong vào năm 2002 và đưa vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đến nay được 8 năm, trường có 8 phòng học, có vệ sinh khép kín, có sân chơi rộng rãi, thoáng mát. Đội ngũ CB-GV-NV: có 31 đ/c, đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham dự lớp ĐHMN từ xa, dự kiến đến tháng 10/2010 sẽ có 100% tốt nghiệp. PHHS có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ, thường xuyên kết hợp với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dạy con, nhiệt tình tham gia đóng góp xây dựng khi nhà trường cần, không có tư tưởng ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường như trước đây Bên cạnh những thuận lợi, song nhà trường cũng có những khó khăn nhất định: Trước khi thực hiện phong trào này, CSVC nhà trường xuống cấp, khu vệ sinh trẻ không đảm bảo, nền nhà hư hỏng nặng không đảm bảo an toàn cho trẻ. Tình hình học sinh đông, bình quân 45 trẻ/lớp, kế hoạch trên giao số lượng cao 350 trẻ, trong khi đó CSVC chỉ có 8 phòng, do vậy việc chăm sóc trẻ không sao tránh khỏi những khó khăn, nhất là quản lý an toàn cho trẻ Nhận thức của đội ngũ về xây dựng phong trào này còn hạn chế, thêm vào đó chế độ trực trưa của giáo viên chi trả không kịp thời, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, chưa thật sự phấn khởi công tác nhất là giờ trực trưa. Ngân sách trên cấp không kịp thời, nhà trường mất nhiều thời gian tham mưu xin kinh phí thiếu lý do tiền học phí thu không đủ chi trả các chế độ theo lương. Việc cho trẻ đi tham quan các di tích lịch sử còn khó khăn về kinh phí , phương tiện đi lại, trẻ còn nhỏ chưa có ý thức, nếu nhà trường tổ chức không tốt sẽ không mang lại kết quả. Để hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đạt hiệu quả, trong quá trình thực hiện nhà trường đã có một số biện pháp như sau: II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/Xây dựng Môi trường luôn xanh - sạch - đẹp - an toàn được tăng cường: Ông bà ta có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”, mái trường, lớp học cũng như là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Bởi lẽ thời gian lớn trẻ ở cả ngày, được học tập, vui chơi, sinh hoạt. Nếu chúng ta không quan tâm xây dựng CSVC, trang thiết bị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trường MN 16/4 được xây dựng trên khuôn viên đất , trước đây là ao rau muống , do vậy xung quanh trường toàn là đất cát sâu 2-3m , không thể trồng cây xanh, tạo bóng mát cho trẻ sinh hoạt, vui chơi. Đề tạo cho trẻ được học dưới mái trường thân thiện “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”, tạo cảm giác gần gũi, an toàn phù hợp với tâm sinh lý trẻ, khuyến khích trẻ hứng thú tham gia hoạt động, khám phá thiên nhiên, sinh hoạt vui chơi tập thể. Nhà trường đã vận động kinh phí của các nhà hảo tâm, cơ quan hữu quan, PHHS, đổ đất phù sa để trồng cây xanh, huy động mỗi PHHS ủng hộ một chậu hoa nhỏ tạo thành góc thiên nhiên cho trẻ tham quan, học tập, chăm sóc. Mỗi CB-GV-NV trồng một cây xanh tạo bóng mát cho trẻ vui chơi, tận dụng hai gầm cầu thang, làm phòng xem tranh ảnh của cô và trẻ tự làm, các lang cang cầu thang vừa làm rào chắn đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa để cây cảnh cho trẻ chăm sóc tưới nước, nhặt lá úa vàng, nhằm giáo dục trẻ ý thức giữ gìn, chăm sóc, biết bảo vệ cây, bảo vệ môi trường Sân tròn vừa làm chổ ăn, vừa làm chổ tập thể dục, học tập cho trẻ. Coi trọng việc nhận thức của đội ngũ về việc làm ĐDĐC cho trẻ, giáo viên luôn vận động PHHS đóng góp những phế phẩm, phế liệu như bìa lịch, hộp sữa, vớ hỏng, những đồ chơi hỏng, vỏ sò để cô và trẻ làm ĐDĐC. Nhà trường thường xuyên phát động phong trào, làm ĐDDH bằng nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nhờ vậy các lớp có số đồ chơi tự tạo rất phong phú, trẻ rất thích đến trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2/ Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành hữu quan, hội PHHS cùng chăm lo” xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” Nhà trường nghĩ rằng: Ngành học MN cần phải dựa nhiều vào sức dân, muốn làm tốt phong trào này, người hiệu trưởng là người luôn đi đầu trong việc tham mưu, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, vận động từ nhiều nguồn kinh phí đầu tư, tu bổ cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh giữa nhân dân với địa phương. Để tuyên truyền đạt kết quả, nhà trường tranh thủ vào các ngày lễ: như khai giảng năm học, lễ 20/11, tổng kết năm học, hội họp.. nhà trường cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để tuyên truyền. Nhà trường chuẩn bị cho trẻ tập những tiết mục văn nghệ ngắn gọn, vui tươi, hấp dẫn, trong thành phần tham dự, ngoài đối tượng chính là cô và trẻ, nhà trường còn mời thêm BCHHPHHS, PHHS, các cơ quan hữu quan, các nhà tài trợ đóng trên địa bàn phường nơi trường đóng, không nhằm mục đích để mọi người cùng hiểu biết được một mặt trong nội dung hoạt động của nhà trường, tranh thủ những dịp này, nhà trường tuyên truyền nội dung chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN mới. Điều quan trọng là PHHS thấy được kết quả chăm sóc của trẻ như trẻ được tăng cân, ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, nắm được những kiến thức cơ bản cô giáo truyền đạt trên từng lĩnh vực, hình thành cho trẻ những kỹ năng sống..giúp cho trẻ phát triển toàn diện để trẻ học tập tốt phổ thông sau này. PH thấy được việc làm có ý nghĩa của nhà trường, của GV, kết quả chăm sóc trẻ có hiệu quả, PH tin tưởng yên tâm, từ đó PH sẳn sàng chia sẽ những khó khăn cùng với nhà trường, vui vẻ ủng hộ những gì khi nhà trường cần. 3/ Tổ chức xây dựng, chỉ đạo kế hoạch một cách sáng tạo , phù hợp với tình hình thực tế ở trường: Sau khi nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo về “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, nhà trường báo cáo tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, PHHS, các đoàn thể chính trị trong nhà trường, những vấn đề, nội dung quan trọng cần thực hiện trong từng năm và từng giai đoạn. Nhà trường xây dựng một kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng năm học, từng tháng thực hiện có hiệu quả. Tổ chức hội nghị CCVC đầu năm, đại diện các tổ chức chính trị trong nhà trường, các tổ, khối, HTHPHHS cùng ký cam kết, thành lập ban chỉ đạo, gồm có 7 đ/c, trong đó đ/c hiệu trưởng làm trưởng ban, cuối năm học các thành viên trong ban chỉ đạo đi kiểm tra và đánh giá theo thang điểm được qui định. Các thành viên trong ban chỉ đạo được phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể như sau: *Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung, ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, gồm có 7 thành viên, đại diện Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, UBNDP Thanh Sơn, HTHPHHS, các tổ trưởng tổ khối chuyên môn trong trường. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm học, từng tháng, chủ động tham mưu xây dựng CSVC, đánh giá tổng kết phong trào có động viên khen thưởng kịp thời Ngoài ra người hiệu trưởng phải có uy tín, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong việc tham mưu thực hiện
File đính kèm:
skkn_lam_the_nao_thuc_hien_tot_phong_trao_thi_dua_xay_dung_t.pdf