SKKN Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm Văn học
Hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói chung và tiết kể chuyện nói riêng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Thông qua hoạt động văn học đặc biệt là tiết kể chuyện, chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm sống từ văn học đến với cuộc sống, với thế giới xung quanh, với con người giúp trẻ nhận biết được cái hay cái đẹp, biết yêu cái tốt, ghét thói hư tật xấu, biết kể lại một số câu chuyện có nội dung gần gủi với cuộc sống đời thường.
Đây cũng chính là phương tiện cần thiết để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Điều đó làm tôi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, cách làm hay để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một lĩnh vực mà qua đó tôi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách tốt nhất có hiệu quả nhất. Đó là lý do tôi chon đề tài "Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm văn học".
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm Văn học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ 5 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC THÔNG QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mở đầu Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng dặn: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Lời dạy của Bác đã thấm sâu vào tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam chúng ta qua nhiều thế hệ. Bởi vậy sự nghiệp trồng người được Đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là bậc học Mầm non là nền tảng là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển một con người toàn diện. Vì thế trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương laị của đất nước của xã hội. Non sông Việt Nam có lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có phồn vinh hay không điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới trong xã hội mới. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi rất hiểu vai trò của mình trong sự nghiệp “trồng người”, tôi nguyện đem hết khả năng, năng lực và tâm huyết của mình để giáo dục trẻ và giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói chung và tiết kể chuyện nói riêng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Thông qua hoạt động văn học đặc biệt là tiết kể chuyện, chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm sống từ văn học đến với cuộc sống, với thế giới xung quanh, với con người giúp trẻ nhận biết được cái hay cái đẹp, biết yêu cái tốt, ghét thói hư tật xấu, biết kể lại một số câu chuyện có nội dung gần gủi với cuộc sống đời thườngĐây cũng chính là phương tiện cần thiết để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Điều đó làm tôi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, cách làm hay để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một lĩnh vực mà qua đó tôi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách tốt nhất có hiệu quả nhất. Đó là lý do tôi chon đề tài "Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm văn học". B. nội dung I. Cơ sở khoa học: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người, thông qua ngôn ngữ con người có thể hiểu nhau, trao đổi với nhau những thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Hoạt động văn học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Với nhiều thể loại như thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ, ca dao, chuyện kểđã thực sự lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động khác một cách tích cực, có hiệu quả và có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục trẻ nên người. Văn học đến với trẻ từ những lời ru của bà, của mẹ đến những câu chuyện kể của cô là một chặng đường phát triển không ngừng về nhận thức, trí tuệ cung như là sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ. Một giờ dạy hay không chỉ dừng lại ở chổ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà người giáo viên Mầm non cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ những hiểu biết của mình, giúp trẻ nhập vai cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để đánh giá nhân vật, biết kể lại câu chuyện một cách mạch lạc, biết đọc thơ diễn cảm II. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua, việc cho trẻ làm quen với văn học là một chuyên đề đã được Bộ GD, Sở GD - ĐT Quảng Bình, Phòng GD - ĐT Lệ Thủy triển khai rộng rãi về các trường học, đến tận từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được tăng trưởng đáng kể, môi trường trong và ngoài lớp phong phú lôi cuốn trẻ học tập. Từ đó chất lượng trên trẻ được tăng lên rõ rệt, nhiều trẻ tỏ ra có năng khiếu kể chuyện diễn cảm, nhiều cháu còn kể chuyện sáng tạo rất hấp dẫn. Trẻ biết nhập vai vào các nhân vật, thể hiện đúng các tình tiết của câu chuyệnSong để duy trì và nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học, nhất là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Vì vậy, trong qua trình thực hiện, đòi hỏi bản thân tôi phải linh hoạt, sáng tạo có những đổi mới trong giảng dạy để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. III. Thực trạng tình hình. Năm học 2009- 2010 tôi có quyết định của PGD chuyển công tác đến trường Mầm Non Lâm Thuỷ, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách lớp đổi mới 5 tuổi ở bản Xà Khía. Vào đầu năm học khi mới nhận lớp tôi thật bỡ ngỡ vì đây là những giây phút đầu tiên mà tôi bắt đầu tiếp xúc với các cháu, thật khó khăn cho bản thân khi mà các cháu phát âm ra những từ, những câu mà tôi không hiểu được Đặc biệt cháu ở đây không học qua nhà trẻ, qúa trình nhận thức của các cháu có phần hạn chế. Vì thế đòi hỏi bản thân tôi phải hết sức nổ lực phấn đấu để việc dạy và học của các cháu đạt kết quả tốt hơn. Tuy công việc của nhà trường, của lớp rất nhiều nhưng bản thân tôi rất nhiệt tình học hỏi, tìm tòi, tự rèn luyện trau dồi nghiệp vụ, tự phấn đấu vươn lên trong công tác. Nhờ sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường nên bản thân tôi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trường Mầm non Lâm Thuỷ là một trong những trường đặc biệt khó khăn của vùng Lệ Thuỷ. ở đây đa số con em là người dân tộc Vân Kiều. Nhất là trong năm học này, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường rất vui mừng được huyện nhà và PGD công nhận trường đạt trường hạng1. Và năm này cũng là năm đầu tiên nhà trường thực hiện chương trình đổi mới giáo dục. Vì vậy bản thân là giáo viên dạy trong trường, tôi xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, cùng với chị em phấn đấu để trường đạt được kết quả cao không phụ lòng tin tưởng của cấp trên, mà trước hết là việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Khi thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi khó khăn sau: 1.Thuận lợi: Bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng sư phạm và cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho việc làm quen văn học như tranh ảnh, máy vi tính, băng đĩa kể chuyện đọc thơ , sân khấu rối và nhiều đồ dùng khác đảm bảo cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ. Bản thân cũng được Nhà trường tạo điều kiện cho đi dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nên từ đó đã tích lũy một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Điều may mắn nhất là tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu thương quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, bản thân tôi cũng có những thế mạnh của mình là ham tìm tòi học hỏi thích khám phá những cái hay cái lạ, say sưa nghiên cứu bài soạn, sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, có ý thức phấn đấu vươn lên, nhanh nhẹn hoạt bát trong mọi lỉnh vực, có năng khiếu kể chuyện, đọc thơ có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Bản thân luôn cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi, làm tấm gương sáng cho trẻ noi theo. 2. Khó khăn Trường Mầm non Lâm Thuỷ là một trường đặc biệt khó khăn của vùng lệ Thuỷ, ngay từ những ngày đầu mới lên trường tôi đã tự nhủ với bản thân mình phải làm một điều gì đó có ý nghĩa đối với các trẻ ở đây vì trẻ ở đây đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi so với trẻ ở đồng bằng, thiệt thòi về vật chất lẫn tinh thần. Con em ở đây hầu hết là dân tộc Vân Kiều cuộc sống còn nhiều vất vả, lam lũ và thiếu thốn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được coi trọng nhất là việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc và sử dụng ngôn ngử tiếng việt thành thạo lại càng khó hơn. Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt được tâm lý, trình độ nhận thức của trẻ chất lượng môn học cho thấy: *Tình hình hoàn cảnh của lớp: Sĩ số lớp có 18 cháu, nhưng lại có 2 cháu khuyết tật. Đó là cháu Trần Thị ánh Nguyệt bị bệnh đao, cháu Hồ Văn Nho giảm thiểu năng trí tuệ. Đặc biệt là có nhiều trẻ nói chớt, nói lắp, phát âm chưa rõ lời và sử dụng tiếng việt chưa thành thạo. Đa số gia đình các cháu chưa có phương tiện thông tin đại chúng như (tivi, chưa có đài...) Đặc biệt hơn nữa là 18 cháu đều thuộc gia đình hộ nghèo * Trình độ nhận thức của trẻ: Trẻ hiểu được chuyện cô kể lần 1: 30% từ TB trở lên Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện cô kể lần 2: 50% Trẻ kể lại được câu chuyện rõ ràng, mạch lạc đạt tỷ lệ 40% Trẻ đọc thơ diễn cảm, đúng chính tả đạt tỷ lệ 62%. Một khó khăn nữa là tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm có cháu sinh cuối năm nên trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều. Nhiều trẻ còn nhút nhát , chưa tự tin, phát âm tiếng việt chưa chuẩn. Trong các giờ học văn học chưa hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô. Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy nên tôi rất băn khoăn lo lắng suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp “ Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm văn học” IV.Biện pháp thực hiện: 1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình, nhận thức của trẻ. Để cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ một vài câu chuyện ngắn, tương đối dễ sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có ai? Hoặc cho trẻ kể chuyện về gia đình trẻ Trong qua trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ. Gia đình là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình, những trẻ được sống với ông bà n
File đính kèm:
skkn_lam_the_nao_de_giup_tre_5_tuoi_phat_trien_ngon_ngu_mach.pdf