SKKN Đa dạng hóa trong hoạt động mở đầu để tạo sự hứng thú với bộ môn Hóa học ở trường THPT Tân Kỳ 3

Thực trạng tổ chức dạy và học trong môn Hóa hiện nay.

Về phía giáo viên.

Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, cơ bản giáo viên trường THPT Tân Kỳ 3 nói chung và GV Hóa học nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em.

Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu, đôi khi còn qua loa, hình thức.

Việc thực hiện tiết dạy của một số giáo viên tổ chức hoạt động mở đầu thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài. Một số giáo viên có đầu tư vào tổ chức hoạt động mở đầu thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh nhưng có lặp đi lặp lại một số hình thức gây tâm lý nhàm chán trong học sinh.

Về phía học sinh

Trong những năm gần đây, hầu hết các em chọn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn KHXH. Theo thống kê của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021. Toàn tỉnh có 9.845 thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp KHTN trong tổng 33.480 thí sinh đăng ký (chiếm 29.4%). Riêng trường THPT Tân Kỳ 3 số thí sinh đăng kí dự thi tổ hợp KHTN là 54 trong tổng 387 thí sinh đăng kí (chiếm 14%). Chính vì vậy lượng học sinh quan tâm học tổ hợp các môn KHTN (trong đó có môn Hóa học) không nhiều. Tâm lý các em coi đây là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Hóa cả trên lớp cũng như ở nhà.

Để minh chứng cho thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát về việc thiết kế và thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động mở đầu cả GV và HS.

 

docx 51 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đa dạng hóa trong hoạt động mở đầu để tạo sự hứng thú với bộ môn Hóa học ở trường THPT Tân Kỳ 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đa dạng hóa trong hoạt động mở đầu để tạo sự hứng thú với bộ môn Hóa học ở trường THPT Tân Kỳ 3

SKKN Đa dạng hóa trong hoạt động mở đầu để tạo sự hứng thú với bộ môn Hóa học ở trường THPT Tân Kỳ 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐA DẠNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ TẠO SỰ HỨNG THÚ VỚI BỘ MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
===== & =====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐA DẠNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ TẠO SỰ HỨNG THÚ VỚI BỘ MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
Nhóm tác giả : Võ Thị Mai Ân
Phan Hương Lam Tổ bộ môn	: Tự nhiên
Năm học	: 2021 - 2022 Số điện thoại : 0944368115
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích và phạm vi nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Tính mới và đóng góp của đề tài	2
PHẦN II. NỘI DUNG	3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI	3
Cơ sở lí luận của đề tài	3
Quan niệm về hoạt động mở đầu	3
Vai trò của hoạt động mở đầu trong tiết học	3
Những nguyên tắc khi tổ chức hoạt động mở đầu	4
Cơ sở thực tiễn	5
Thực trạng tổ chức dạy và học trong môn Hóa hiện nay	5
Khảo sát	6
Phân tích số liệu khảo sát	7
CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN	9
Sử dụng thí nghiệm trực quan để tạo tình huống có vấn đề	10
Sử dụng câu chuyện kể (câu chuyện đã từng xảy ra) để tạo tình huống có vấn đề	12
Sử dụng tình huống thực tiễn để tạo ra tình huống có vấn đề	14
1.5. Sử dụng video, bài báo hot	17
Đặt vấn đề	19
Đặt vấn đề bằng thí nghiệm trực quan	19
Đặt vấn đề bằng cách sử dụng ca dao, tục ngữ	19
Đặt vấn đề bằng sử dụng kĩ thuật KWL	21
Tổ chức hoạt động mở đầu bằng trò chơi	32
Trò chơi bức tranh bí ẩn.	33
Trò chơi ô chữ	35
Trò chơi bingo	36
3.3. Xây nhà cho ong:	38
PHẦN III: KẾT QUẢ	41
Khảo sát định tính	41
Phương pháp điều tra quan sát	41
Phương pháp điều tra xã hội học	41
Khảo sát định lượng	41
Phân tích số liệu khảo sát	42
Ưu điểm	42
Hạn chế	42
Bài học kinh nghiệm	42
PHẦN IV: KẾT LUẬN	44
Kết luận	44
Kiến nghị:	44
TÀI LIỆU THAM KHẢO	45
DANH MỤC VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Viết đầy đủ
GDPT
:
Giáo dục phổ thông
GV
:
Giáo viên
HS
:
Học sinh
KHTN
:
Khoa học tự nhiên
KHXH
:
Khoa học xã hội
THCVĐ
:
Tạo tình huống có vấn đề
THPT
:
Trung học phổ thông
TN
:
Thí nghiệm

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm của HS đối với hoạt động mở đầu	7
Biểu đồ 2: Sự hứng thú của HS đối với bộ môn	7
Biểu đồ 3. Sự hứng thú của HS với bộ môn	41
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực người học. Chương trình GDPT 2018 chú trọng dạy học phân hóa để phát huy tốt nhất tiềm năng, sở trường, phù hợp với sở thích, hứng thú của mỗi học sinh.
Vì vậy vấn đề vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Trong mỗi tiết học học sinh trải qua chuỗi các hoạt động học tập khác nhau. Mà trong đó hoạt động mở đầu có ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học. Nó sẽ tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động mở đầu là điều rất cần thiết để tạo nên sự hứng thú ban đầu và tạo tâm lý tốt cho các hoạt động kế tiếp.
Đặc biệt ở bộ môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Học sinh cảm thấy môn học quá khô khan, tiếp thu kiến thức khá khó khăn, thi cử lại càng khó. Cho nên HS ít có sự hứng thú với bộ môn. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây số lượng học sinh đăng ký thi tổ hợp KHTN (trong đó có môn Hóa) giảm. Năm học 2022 -2023 là năm đầu tiên học sinh THPT bắt đầu học chương trình GDPT 2018, môn Hóa trở thành môn học lựa chọn. Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú với bộ môn Hóa để lựa chọn học đó là điều mà rất nhiều giáo viên như chúng tôi đang trăn trở.
Trước những vấn đề trên hiện nay nhiều giáo viên tại trường chúng tôi đang giảng dạy đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú cho HS với bộ môn. Và đối với hoạt động mở đầu trong mỗi bài học một số GV đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm tạo hứng thú ban đầu như trò chơi, xem tranh ảnh, video... Tuy nhiên cứ lặp đi lặp lại một số hình thức rồi học sinh cũng sẽ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy cần tìm nhiều hình thức để mở đầu bài học đạt hiệu quả cao. Nên chúng tôi đã chọn đề tài “Đa dạng hóa trong hoạt động mở đầu để tạo sự hứng thú với bộ môn Hóa học ở trường THPT Tân Kỳ 3’’
Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích.
Đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu. Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú với bộ môn Hóa.
Phạm vi nghiên cứu.
Tổ chức được một số hoạt động mở đầu trong dạy học bộ môn Hóa học THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Phạm vi thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT đang giảng dạy (THPT Tân Kỳ 3).
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học hóa học.
Đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu.
Thiết kế các hoạt động mở đầu trong dạy học ...  lấy từ nhà trường trong năm học 2020 -2021 và năm học 2021 -2022.
Kết quả học lực
Năm học 2020 -2021
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11A3
7.89%
52.63%
31.58%
7.89%
11A8
7.89%
76.32%
15.79%
0
11A10
5.26%
84.21%
10.53%
0

Lớp
Kết quả học lực (học kì 1)
Năm học 2021 -2022
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12A3
16.21%
62.16%
21,63%
0
12A8
23.36%
63.16%
13.48%
0
12A10
11.11%
80.56%
8.33%
0
Phân tích số liệu khảo sát
Ưu điểm
Hình thức mở đầu: Đa dạng về hình thức tổ chức thu hút được sự chú ý và sự tham gia của học sinh; thông qua việc các em được tham gia trực tiếp vào hoạt động, được học tập tích cực và kích thích sự sáng tạo bằng các tình huống “có vấn đề” giúp các em chú ý hơn vào bài học, học tập một cách chủ động và tích cực hơn trong tiết học. Và kết quả học tập của các em đã được cải thiện.
Hạn chế
Trong số các hoạt động mở đầu đã xây dựng, dù ít nhưng vẫn có HS hoạt động ít tích cực trong tiết học, quá trình thực hiện cần tiếp tục điều chỉnh hoạt động đa dạng và hấp dẫn hơn để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh.
Bài học kinh nghiệm
Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Để tiết học mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức thì việc đổi mới phương pháp của người giáo viên đứng lớp có vai trò quan trọng hàng đầu.
Mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy cần tự học hỏi, tự tìm tòi và sáng tạo để đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập cho học sinh.
Một tiết học có thực sự tích cực và thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh hay không thì phải bắt đầu ngay từ hoạt động đầu tiên: hoạt động mở đầu. Nếu ngay từ mở đầu mà không thu hút được sự quan tâm và không phát huy được tính tích cực của học sinh thì ở các hoạt động sau sẽ rất khó để đưa các em vào guồng của một thiết học phát huy tính tích cực của họcsinh.
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ nhiều của các
phương tiện học tập trực quan. Do đó GV ngoài các nội dung đã được bồi dưỡng ở module 9 thì cần tăng cường học tập và nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học mới khác nữa để tiết học có hiệu quả tốt nhất.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài: Hoạt động mở đầu (quan niệm, vai trò, nguyên tắc tổ chức).
Điều tra thực trạng tổ chức hoạt động mở đầu tại trường THPT Tân Kỳ 3.
Đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học.
Đưa ra các ví dụ minh họa cho các giải pháp tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học.
Tiến hành thực nghiệm tại các lớp chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy.
Với việc vận dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động mở đầu trong giờ học Hóa học THPT cùng với quá trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy đề tài có hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Hóa học. Từ kết quả và ý nghĩa của đề tài, tôi nhận thấy giải pháp đưa ra vận dụng tốt ở các lớp chúng tôi thực hiện giảng dạy. Có thể nhân rộng mô hình này đến tất cả các GV bộ môn Hóa học bằng các buổi họp nhóm trao đổi kinh nghiệm dạy học tạo nên nguồn học liệu phong phú. Còn đối với bộ môn khác thì tổ chức những buổi tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm. Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các môn học. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên cũng như của nhà trường đồng thời cũng giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, trong việc tìm hiểu kiến thức, và đó cũng là tiền đề cần thiết để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinhTHPT.
Kiến nghị:
Đối với nhà trường:
Cần tăng cường tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ GV trong trường về đổi mới phương pháp dạy học tích cực.
Cần có những buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm dạy học như thế nào đạt hiệu quả cao giữa cácbộ môn với nhau để tạo nên sự đa dạng phong phú.
Đối với HS:
Cần được xây dựng kĩ năng để tạo nên sự chủ động học tập ở HS.
Đối với GV:
GV cần học tập và nghiên cứu để tìm ra thật nhiều hình thức tổ chức hoạt động mở đầu tạo sự hứng thú với bài học. Từ đó tạo sự hứng thú đối với bộ môn. Từng bước, từng bước nâng cao vị thế của bộ môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hóa học 10, 11, 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hóa học 10, 11, 12, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hóa học 9, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vật lý, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Nxb Giáo dục, HàNội.
Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
Trịnh Văn Biểu (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Trịnh Văn Biểu (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docxskkn_da_dang_hoa_trong_hoat_dong_mo_dau_de_tao_su_hung_thu_v.docx
  • pdfVõ Thị Mai Ân,Phan Thị Hương Lam-THPT Tân Kỳ 3-Hóa học.pdf