SKKN Công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở Trường Mầm non Liên Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Giáo dục - đào tạo là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp

cách mạng văn hóa dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ X

khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là một

trong những nhân tố quyết định sự nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Muốn tiến hành tốt thì phải đầu tư phát triển giáo

dục - đào tạo. Phát huy mọi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của việc

phát triển nhanh và bền vững.

Trách nhiệm này đầu tiên đặt lên vai của ngành giáo dục, đòi hỏi cần

có sự nghiên cứu tìm tòi, thiết kế nội dung chương trình, đặc biệt là đổi mới

chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo

dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã

hội mà còn đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và trí tuệ để đón

đầu sự phát triển của xã hội.

pdf 52 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở Trường Mầm non Liên Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở Trường Mầm non Liên Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

SKKN Công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở Trường Mầm non Liên Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO LẬP KẾ HOẠCH 
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO 
DỤC MẦM NON MỚI CHO TRẺ MẪU 
GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON LIÊN 
THỦY, THUỘC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH 
QUẢNG BÌNH 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
Giáo dục - đào tạo là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp 
cách mạng văn hóa dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ X 
khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là một 
trong những nhân tố quyết định sự nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước. Muốn tiến hành tốt thì phải đầu tư phát triển giáo 
dục - đào tạo. Phát huy mọi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của việc 
phát triển nhanh và bền vững. 
Trách nhiệm này đầu tiên đặt lên vai của ngành giáo dục, đòi hỏi cần 
có sự nghiên cứu tìm tòi, thiết kế nội dung chương trình, đặc biệt là đổi mới 
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo 
dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã 
hội mà còn đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và trí tuệ để đón 
đầu sự phát triển của xã hội. 
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và phát triển 
của trẻ em trong những năm gần đây có những thay đổi đòi hỏi cần có 
chương trình giáo dục phù hợp. Đổi mới chương trình giáo dục trẻ là việc 
cần làm thường xuyên để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển chung của 
xã hội. Đổi mới đồng bộ các thành tố của chương trình ( mục tiêu, nội 
dung, phương pháp và hình thức tổ chức, các điều kiện thực hiện, đánh giá 
). Xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận phát triển 
và tiếp cận tích hợp, giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. 
Nhân dân ta vốn có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” luôn đề cao 
nghề dạy học. Vì thế là một người cán bộ quản lý đứng trước một ngành 
học tôi nhận thức được trách nhiệm của chính bản thân mình. Phải suy nghỉ 
đầu tư vào chỉ đạo thực hiện chương trình mới hiện hành cho giáo viên, tạo 
mọi điều kiện để từng giáo viên phấn đấu học tập rèn luyện trở thành người 
 chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, cách mạng của giai cấp 
công nhân, tinh hoa văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng cho trẻ những phẩm 
chất cao quý và những năng lực sáng tạo của con người lao động mới xã 
hội chủ nghĩa. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp 
giáo dục, góp phần quyết định sự thành công trong đổi mới giáo dục. 
Chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hóa, có 
trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, 
có lòng yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ như chính con em mình. Cô giáo 
luôn là tấm gương bốn mặt cho trẻ noi theo, được tin yêu, tôn trọng và thực 
sự người mẹ thứ hai của các cháu. 
Việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới là vấn đề 
cần thiết, cần được quan tâm trong đội ngũ giáo viên hiện nay, nhận thức 
được vấn đề này tôi đã nghiên cứu, tham khảo, xây dựng kế hoạch, nội 
dung và phương pháp cụ thể dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non mới. 
 Với những lý do nêu trên, việc đổi mới chương trình chăm sóc giáo 
dục trẻ mầm non là hết sức cần thiết và cấp bách, đáp ứng xu thế đổi mới 
Giáo dục nói chung, đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn đầu chuẩn bị nguồn 
nhân lực có chất lượng phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, phục vụ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. 
Chính vì thế tôi đã chọn: Công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm 
non Liên Thủy, thuộc Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình 
PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sỡ khoa học 
Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. 
( Trích thơ Bác Hồ) 
 Bác Hồ của chúng ta có một mong muốn là tất cả trẻ em Việt Nam 
phải được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng từ lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo. 
Người đã chăm lo đến từng bữa ăn giấc ngủ cho các cháu. Hiểu được lời 
nói của Bác bản thân là người cán bộ quản lý, chỉ đạo đứng trước một bậc 
học tôi hiểu rỏ trách nhiệm của mình cần phải làm gì ? để góp phần vào 
mục tiêu giáo dục mầm non. Nhằm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 5 - 6 tuổi 
đạt chất lượng tốt và việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non 
cho đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả. 
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc 
dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, tình cảm, thẫm mĩ của trẻ 
em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các 
cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của 
nhà nước. 
Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục 
mầm non, hổ trợ cơ sỡ vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồng thời đẩy 
mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ 
chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non. 
Xây dựng sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mỡ rộng và nâng cao công tác tuyên truyền, phổ 
biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của 
trẻ, nhằm phối hợp đa dạng hóa nhiều phương thức chăm sóc giáo dục trẻ 
em. 
Chương trình được xây dựng là chương trình khung, bao gồm những 
nội dung cơ bản cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sỡ cho việc 
lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với kinh nghiệm sống, 
khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương, vùng miền. 
 II. Cơ sỡ thực tiễn: 
 Nội dung chủ yếu và những điểm mới của chương trình giáo dục 
mầm non: 
Những vấn đề chung, bao gồm các nội dung: Mục tiêu giáo dục mầm non: 
Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình: Yêu cầu về nội dung, 
phương pháp giáo dục, đánh giá trẻ: Cấu trúc chương trình: Quy định và 
hướng dẫn thực hiện chương trình. 
Chương trình giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo được cấu trúc thành một 
văn bản chương trình khung với tên: Chương trình giáo dục mầm non. 
Chương trình Giáo dục mầm non quốc gia mang tính chất khung. 
+ Nội dung chương trình gồm những nội dung cốt lõi, cơ bản phù 
hợp theo từng độ tuổi. 
+ Chương trình có độ mở, cho phép linh hoạt nhằm tăng cường tính 
chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể 
phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của 
địa phương. 
+ Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo 
dục; đánh giá sự phát triển của trẻ được đưa vào như một thành tố của 
chương trình. 
+ Kết quả mong đợi được đưa vào chương trình nhằm định hướng 
cho giáo viên tổ chức hướng dẫn có hiệu quả các hoạt động giáo dục, phát 
triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẫm mĩ, chuẩn bị tốt 
cho trẻ khi vào ở trường phổ thông. 
- Mục tiêu: 
+ Mục tiêu được xây dựng cho trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo 
theo các lĩnh vực phát triển của trẻ, nhằm hướng đến phát triển trẻ toàn 
diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẫm mĩ. 
 + Chú trọng hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực 
chung của con người. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những 
kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng 
đồng, xã hội. 
+ Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đoạn sau. 
Nội dung giáo dục mẫu giáo: Được xây dựng theo các lĩnh vực phát 
triển của trẻ: 4 lĩnh vực ( phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển 
ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội và thẫm mĩ ) 
- Phương pháp giáo dục: 
+ Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa 
dạng phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của 
trẻ. 
+ Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm khám phá, bằng vận 
động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức 
+ Chú trọng tổ chức hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi 
+ Chú trọng đến việc trẻ học: “ Như thế nào” hơn là “ học cái gì”, coi 
trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động; học một cách tích cực qua tìm 
hiểu, trải nghiệm; học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa 
trẻ với trẻ. 
+ Coi trọng môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động 
Tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát 
triển phù hợp với từng cá nhân trẻ. Xây dựng các khu vực hoạt động, tận 
dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa phương, sữ dụng các nguyên 
vật liệu sẵn có ( nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu tái sử dụng ) 
+ Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa người lớn với trẻ và trẻ với 
trẻ, phối hợp các phương pháp hợp lý nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động, 
 tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”. Coi trọng 
tiếp cận cá nhân trong chăm sóc- giáo dục trẻ 
- Đánh giá sự phát triển của trẻ: Có sự phối hợp nhiều phương pháp, 
hình thức đánh giá. Chú trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, trên cơ sở 
đó, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động 
giáo dục tiếp theo ( nội dung, phương pháp ) cho phù hợp với thực tế và với 
trẻ. Coi trọng đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày. 
 III. Thực trạng của đề tài 
 Trường mầm non Liên Thủy là một xã vùng giữa của Huyện Lệ 
Thủy, là một xã đồng bằng nằm sát thị trấn Kiến Giang, Đa số gia đình 
sống làm nghề nông nghiệp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng 
với nhu cầu về học tập là rất cần thiết cho người dân. Đứng trước điều kiện 
hoàn cảnh kinh tế của địa phương, là người quản lý chỉ đạo, cần lập kế 
hoạch cụ thể chỉ đạo theo từng điểm trường. 
 Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường hiện có: 28 người, trong đó có 4 
người trong biên chế, giáo viên trực tiếp đứng lớp 100% đạt chuẩn và trên 
chuẩn. 
Trình độ: Đại học: 1/28; Cao đẳng: 16/28; Trung cấp 11/28 
Tổng số cháu: 330 cháu/ 10 lớp, trong đó có 1 lớp nhà trẻ ( 2 nhóm ). 
Thực hiện theo 3 loại chương trình: 
Chương trình chỉnh lý: 1 nhóm trẻ 19-24 tháng. 
Chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục 3-5 tuổi: 5 lớp 
Chương trình giáo dục mầm non mới: 5 lớp mẫu giáo 3-5 tuổi và 1 nhóm 
trẻ 24-36 tháng. Trong đó có 189 cháu thực hiện chương trình giáo dục 
mầm non. 
 Những năm qua nhà trường luô

File đính kèm:

  • pdfskkn_cong_tac_chi_dao_lap_ke_hoach_thuc_hien_chuong_trinh_gi.pdf