SKKN Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm Văn học ở chương trình Ngữ Văn 12

Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tuy nhiên trong môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của thầy cô; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như quan điểm, thái độ của học sinh. Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; Giờ đọc văn vì không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên buồn tẻ, nặng nề không hứng thú.

pdf 22 trang Huy Quân 28/03/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm Văn học ở chương trình Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm Văn học ở chương trình Ngữ Văn 12

SKKN Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiều tác phẩm Văn học ở chương trình Ngữ Văn 12
Së gi¸o dôc & ®µo t¹o Lao Cai 
Tr­êng THPT sè 2 B¸t X¸t 
__________________________________ 
 ÁP DỤNG PPDH TÍCH CỰC NHẰM GIÚP HỌC SINH 
 PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ ĐỌC – HIỀU 
 TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 
 Môn: Ngữ văn 
 Tên tác giả: Dương Quỳnh Hương 
 Giáo viên môn: Ngữ văn 
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 
 Tài liệu kèm theo: không 
N¨m häc 2011 - 2012 
 Trang 
1. Lý do chọn đề tài . 1 
2. Mục đích nghiên cứu... .2 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. .. ..2 
4. Giả thiết khoa học 2 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu... 3 
6. Phương pháp nghiên cứu. .3 
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
A. Cơ sở của đề tài........4 
I/ Cơ sở lí luận.........................................................................................4 
II/ Cơ sở thực tiễn..........................................................4 
B. Kết quả nghiên cứu thực tiễn...5 
I/ Vài nét về khách thể nghiên cứu ..5 
II/ Thực nghiệm sư phạm..5 
1. Mục đích thực nghiệm..5 
2. Biện pháp cụ thể .. 5 
3. Minh họa đọc – hiểu tác phẩm.13 
III/ Kết quả thực hiện...17 
 Danh mục tài liệu tham khảo 19 
PHẦN I 
 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
1/ Lí do chọn đề tài. 
Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo 
phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, 
truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và 
vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương 
pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt 
những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên trong 
môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ 
không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ 
không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh 
dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao 
chép lại cảm thụ của thầy cô; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt 
vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như 
quan điểm, thái độ của học sinh. Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của 
giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; 
Giờ đọc văn vì không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên 
buồn tẻ, nặng nề không hứng thú. 
Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc 
làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn 
đang mất dần sức hút đối với học sinh. 
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng 
từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ 
thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, 
sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. 
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là 
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy 
học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng 
vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực 
tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. 
Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao 
đổi kinh nghiệm của bản thân về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực 
nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn 
học ở chương trình Ngữ văn 12. 
2/ Mục đích nghiên cứu : 
 Mục đích nghiên cứu đề tài này là góp phần rèn luyện tính sáng tạo cho 
các em học sinh. Đồng thời giúp các em tiếp cận tri thức một cách hiệu quả 
nhất. 
3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 
+ Khách thể: Học sinh lớp 12A1 Trường THPT số 2 Bát Xát. 
+ Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm 
giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở 
chương trình ngữ văn 12. 
4/ Giả thiết khoa học. 
 Một thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục ở các trường THPT hiện nay 
chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo. Do khả năng nhận thức của cha mẹ học sinh 
còn hạn chế, chưa chú trọng đến việc học hành của con cái, nên chưa có ý thức 
nhắc nhở, động viên con em mình đến trường, chưa làm cho con em mình thấy 
được giá trị của việc học; do các thầy cô giáo áp dụng các phương pháp dạy 
học chưa phù hợp, chưa tạo ra được sức hút để học sinh đến trường. Nếu có sự 
phối kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, nếu các thầy cô giáo thực hiện tốt 
việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực thì chất lượng dạy - học sẽ được nâng 
cao lên rõ rệt. Đặc biệt là trường THPT số 2 Bát Xát. 
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu. 
- Đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện đổi mới chương trình SGK và 
phương pháp dạy học. 
- Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các 
giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh. 
- Thực hiện biện pháp tác động nhằm cải tạo thực trạng để nâng cao 
chất lượng dạy và học. 
6/ Phương pháp nghiên cứu. 
 Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên 
cứu sau: 
 - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc sách và tài liệu tham khảo 
có liên quan đến đề tài, để khái quát những vấn đề, làm cơ sở cho vệc nghiên 
cứu thực tiễn. 
 - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 + Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát theo dõi học sinh hoạt động 
trong tất cả các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học. 
 + Phương pháp An két: Xây dựng một hệ thống câu hỏi ghi trên phiếu bài 
tập, tìm hiểu mức độ nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân của các em để có 
những biện pháp khắc phục. 
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm những biện pháp 
nhằm rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong thời gian một học 
kì và so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả thực trạng ban đầu chưa thực 
nghiệm, để đánh giá kết quả của thực nghiệm có thành công hay không. 
 + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này sử dụng 
trong mỗi tiết học thông qua kết quả của việc áp dụng PPDH tích cực. 
 + Phương pháp trò truyện: Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên trò 
truyện gần gũi với học sinh, trong giờ học hay ngoài giờ học, nhằm tạo cho 
học sinh tính tự tin, bạo dạn. Để thăm dò mức độ biểu hiện của từng học sinh, 
từ đó lập kế hoạch hướng dẫn rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học 
sinh. 
 PHẦN II 
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 A- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI. 
I. Cơ sở lý luận: 
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và 
nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua 
còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và 
yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền 
thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học. 
2. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội 
dung phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát 
huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng 
năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 
9 - 1998) 
II. Cơ sở thực tiễn: 
1. Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay 
thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học 
theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít 
có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. 
2. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc 
phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh. 
3. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác 
phẩm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng 
tạo do đó dẫn đến tình trạng mù kiến thức. 
4. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, 
ít chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu 
quả cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương. 
 B- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 
I/ Vài nét khách thể nghiên cứu. 
 Trường THPT số 2 Bát Xát là một trường vùng cao mới được thành lập, 
điều kiện thiết yếu để phục vụ cho dạy của giáo viên và học của học sinh còn 
nhiều thiếu thốn. Đây lại là nơi tập trung đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số 
có trình độ dân trí thấp với nếp sống lạc hậu từ bao đời nay. Điều này đã ảnh 
hưởng không nhỏ tới việc dạy học của giáo viên và việc học tập của học sinh, 
nhất là trong điều kiện kinh tế và việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy 
học hiện nay. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và lòng yêu nghề, chúng tôi đã dồn 
tâm huyết của mình vào công việc mà ngành đã giao cho với mong muốn làm 
cho các em học sinh vùng cao có vốn sống và vốn kiến thức nhất định, để các 
em vững bước vào cuộc sống sau này. Để làm được điều đó thì phải phát huy 
được tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo điều kiện để các em được hoạt 
động, từ đó tạo sự ham muốn được đến lớp mà biện pháp hữu hiệu nhất là phải 
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì thế, GV cần phải linh 
hoạt hơn trong quá trình thực hiện đổi mới bằng các biện pháp khác nhau. 
II/ Thực nghiệm sư phạm. 
1. Mục đích thực nghiệm: 
 Như ta đã biết, dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao đòi hỏi 
người thầy phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học và với thực 
tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy trong 
nhà trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ gặp rất nhiều khó 
khăn. Nhưng với trách nhiệm của một người thầy, tôi đã mạnh dạn áp dụng 
PPDH tích cực vào trong dạy học với đối tượng là học sinh lớp 12A1 trường 
THPT số 2 Bát Xát. Mục đích của việc áp dụng thực nghiệm này là: Rèn luyện 
tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận 
tri thức một cách nhanh nhất. 
2. Biện pháp cụ thể: 
Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá 
trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Th

File đính kèm:

  • pdfskkn_ap_dung_ppdh_tich_cuc_nham_giup_hoc_sinh_phat_huy_tinh.pdf