SKKN Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông

Khi nói đến học thì chúng ta đều nghĩ tới học các kiến thức và kĩ năng. Đây là 2 mục đích quan trọng của việc học. Tuy nhiên cách để đến được “vạch đích” và cách để vận dụng những kiến thức kĩ năng đã đạt được sẽ là quan trọng hơn cả. Để đến được vạch đích, ngoài việc được các yếu tố khách quan tác động thì việc tự học tự chau dồi kiến thức là điều cần thiết nhất. Khả năng tự học của mỗi người khác nhau cũng như có những biểu hiện và mức độ khác nhau.

* Tự học hoàn toàn

Sách cũng là thầy bởi vì sách cũng là do những người có kiến thức kĩ năng viết ra. Đọc sách cũng là một cách để lĩnh hội kiến thức và đây là một hình thức tự học.

Dạy học là một ngoại lực tác động đến học sinh, giáo viên giảng giải uốn nắn chứ không học hộ cho học sinh được. Ngoại lực tác động và có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh thì cần có sự cộng hưởng của nội lực và sự cố gắng của học sinh - sự cố gắng này chính là tự học. Ch ng hạn như 2 học sinh cùng học một bài giảng của giáo viên nhưng kết quả học tập lại phụ thuộc vào sự cố gắng tự học của mỗi người bắt đầu ngay từ khi nghe giảng. Người nghe giảng một cách chăm chú, người nghe một cách lơ đãng là việc tự học đã khác nhau.

Vậy từ đó có thể hiểu tự học có thể xảy ra khi có thầy, có sách hoặc cả khi không có thầy, không có sách. Cách học này có kết quả tích cực nhưng lại mất nhiều thời gian nghiên cứu vì không có hệ thống và chiều sâu tư tưởng, ít kế thừa sự hiểu biết và kiến thức của những người đi trước. Để phát triển sự thông minh sáng tạo của học một biết mười học sinh cần phải học một cách có hệ thống với thầy rồi sau đó học với sách. Người học cần phải học có mục đích, có phương hướng, phân công, hợp tác, có tài liệu và trang thiết bị hỗ trợ.

Tự học hoàn toàn là điều kiện cần phải có được nếu một người muốn có thêm tri thức, muốn học suốt đời.

* Tự học có hướng dẫn

Tự học có hướng dẫn là hình thức hoạt động tự lực, tự tìm hiểu của học sinh để chiếm lĩnh tri thức và hình thành phát triển các kỹ năng tương ứng. Tự học có hướng dẫn được thực hiện dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên thông qua các tài liệu hướng dẫn tự học.

Việc tự học có hướng dẫn có thể được cụ thể hóa theo quy trình:

- Thu thập, tìm kiếm các kiến thức thông qua các hoạt động;

+ Tìm tư liệu qua thư viện hoặc mạng internet;

+ Tìm tài liệu, sách báo, đọc sách giáo khoa,

+ Quan sát;

+ Thí nghiệm;

+ Bài tập.

- Xử lý thông tin:

+ Phân tích, tổng hợp, khái quát lại kiến thức đã thu thập được;

+ Nhận xét, đánh giá tính chính xác của kiến thức đã thu thập được;

+ Phê phán;

+ Tự trình bày;

+ Ứng dụng;

+ Tóm tắt nội dung;

+ Lập bảng hoặc sơ đồ để hệ thống lại kiến thức.

- Tự kiểm tra, tự điều chình thông qua:

+ Câu trả lời, đáp án của bạn b ;

+ Cá nhân học sinh tự trả lời, tự đưa ra đáp án;

+ Tổng kết của GV.

 

docx 56 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông

SKKN Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đã từ rất lâu, học theo kiểu lớp “học truyền thống” đã hằn sâu trong lòng mỗi người, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Đó là kiểu học sinh đến trường, lắng nghe thầy cô giảng bài rồi về nhà làm bài tập. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, cách dạy và học của giáo viên, học sinh cũng có sự thay đổi đáng kể. Từ chỗ chỉ có sách giáo khoa, đã xuất hiện sách tham khảo, sách báo khoa học, rồi đến máy tính, điện thoại có mạng internetCách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Để đáp ứng được một nguồn nhân lực dồi dào bắt kịp với sự phát triển của ngành công nghiệp hiện đại, ngành giáo dục luôn phải tiếp nhận những cái mới, cải tiến từng bước cho phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, Học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài buộc ngành giáo dục, nhà trường, giáo viên và học sinh phải tìm biện pháp khắc phục khó khăn và nâng cao chất lượng học tập. Việc dạy học trực tuyến đặt vai tò tự học của học sinh lên hàng đầu. Để học sinh không cảm thấy buồn chán, mệt mỏi với kiểu học truyền thống, mỗi thầy cô giáo cần lựa chọn các phương pháp phù hợp để nâng cao ý thức tự giác, tự học của học sinh.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy mô hình lớp học đảo ngược là mô hình phù hợp nhất với tình tình hiện nay và xu thế trong tương lai.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học (TH) của học sinh trung học phổ thông (THPT).
Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy chương Nhóm Halogen thông qua mô hình lớp học đảo ngược?
Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mô hình lớp học đảo ngược trong dạy Hóa học chương Nhóm Halogen lớp 10 nhằm phát triền năng lực tự học của học sinh THPT.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học và học chương Nhóm Halogen Hóa học lớp 10.
Phạm vi nghiên cứu
Chương Nhóm Halogen trong chương trình học hiện hành môn Hóa học 10.
Thực nghiệm sư phạm tiến hành nghiên cứu tại trường trung học phổ thông THPT Nghi Lộc 2 và Trường THPT Nguyễn Duy Trinh. ( Huyện Nghi Lộc- Tỉnh Nghệ An).
Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng mô hình lớp học đảo ngược phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch bài dạy hợp lý , hiệu quả trong quá trình dạy học Hóa học thì sẽ phát triển được năng lực tự học cho HS THPT.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Phân tích số liệu khảo sát thực trạng sử dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học trong dạy học chương Nhóm Halogen
Xây dựng các kế hoạch dạy học dựa trên mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học trong dạy học chương Nhóm Halogen.
Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học cho HS thông qua mô hình lớp học đảo ngược.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả năng ứng dụng thực tế và hiệu quả của mô hình đã đưa ra.
Phân tích, xử lý thống kê số liệu thực nghiệm sư phạm (TNSP).
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,... các thông tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
+ Nghiên cứu lý luận về tự học, bồi dưỡng NLTH
+ Nghiên cứu video quay lại bài giảng E- learning trên mạng internet, tài liệu, sách giáo khoa Hóa học 10 và các tài liệu tham khảo nội dung kiến thức chương nhóm Halogen.
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức – kĩ năng, chương trình.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng tự học của HSvà ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Hóa học ở trường THPT.
+ Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh.
+ Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học sinh (giáo án, vở ghi bài, phiếu học tập,...).
+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cũng như quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất quy trình vận dụng dạy học Chương Nhóm Halogen.
Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề hình thành và phát triển năng lực (NL) và năng lực tự học (NLTH) cho HS THPT, làm rõ khái niệm, vai trò đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược.
Xác định được các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự ... g cho học sinh phương pháp học đi đôi với hành, đồng thời xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn để từ đó chủ động nâng cao tính tự giác trong học tập.
+ Tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khóa gắn lý thuyết vào thực tiễn trong các dịp lễ, hội, hoặc xen kẽ trong các tiết chào cờ để học sinh có cơ hội phát triển các kỹ năng cũng như các năng lực cơ bản, khắc phục tính nhút nhát, thụ động của HS...
Đối với học sinh:
+ Cần trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ học tập như laptop, điện thoại, mạng internet
+ Hình thành năng lực tự học ở nhà.
+ Hình thành năng lực tự mình giải quyết vấn đề liên quan.
+ Tăng cường hợp tác nhóm, tương tác với thầy cô.
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đổi mới giáo dục hiện nay. Chúng tôi mong rằng với một số đề xuất kiến nghị trong đề tài này sẽ phần nào hữu ích trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí khoa học và công nghệ: áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến tại trường Đại học Hùng Vương( Đỗ Tùng- Hoàng Công Kiên 26/6/2020)
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Phạm Ngọc Anh ( Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020)
Nguyễn Chính (2016), “Dạy học theo mô hình Flipped Classroom”, Báo Tia Sáng- Bộ Khoa học Công Nghệ, ngày 4/4/2016.
Nguyễn Đình Côi (dịch), Rubakin N.A (1982), Tự học như thế nào?, NXB Thanh niên, Hà Nội.
Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2016), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm oxi – Hóa học 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2015), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Lê Thị Phượng, Bùi Phương Anh (2017), Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh , Tạp chí Quản lý giáo dục, tập 9, số 10.
Lê Đình Trung (chủ biên) – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB đại học Sư Phạm Hà Nội.
Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Đường dẫn đến Phiếu khảo sát của học sinh: https://docs.google.com/forms/d/1kRFvqWhXIbKiNR5Cj4sy5bpdLgG9PNN3 A2yLPQnB_QU/edit.
Đường dẫn đến giáo án powerpoint: https://docs.google.com/presentation/d/1HF2N2XSYLim_v9rijnQI- 53vC_dtie1w/edit#slide=id.p2
Đường dẫn đến Padlet: https://padlet.com/trinhthithanhhao890/ef1iel6ukahv3van https://padlet.com/trinhthithanhhao890/jjvffaal9md4xkxm
51
DANH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT.
- GV: giáo viên
HS: Học sinh
-THPT: Trung học phổ thông
NLTH: Năng lực tự học
PHT: Phiếu học tập
CNTT: Công nghệ thông tin.
TH: Tự học.
PPDH: Phương pháp dạy học.
Đối chứng: ĐC
Thực nghiệm: TN.
52
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Câu hỏi nghiên cứu
1
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1
5. Phạm vi nghiên cứu
2
6. Giả thuyết khoa học
2
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
8. Phương pháp nghiên cứu
2
9. Đóng góp mới của đề tài
3
PHẦN II. NỘI DUNG
4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
4
1.1. Lí luận về năng lực và năng lực tự học
4
1.2. Phát triển năng lực tự học của học sinh THPT
6
1.3. Lý luận về mô hình lớp học đảo ngược
9
1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua
mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học ở Trường THPT
13
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH
 ỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC. PHÂN T CH CHƢƠNG NH M HALOGEN.
19
2.1 Phân tích chương Halogen.
19
2.2.Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học theo mô hình lớp học đảo
ngược
21
2.3.Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để phát
triển năng lực tự học cho học sinh qua chương Nhóm HALOGEN
21
2.4.Thiết kế một số bài giảng sử dụng mô hình lớp học đảo ngược
22
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
45
3.1. Phương pháp
45
3.2. Đối tượng
45
3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
45
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
46
PHẦN III. KẾT LUẬN
48
1. Kết quả quá trình nghiên cứu
48
2. Kết luận
48
3 . Kiến nghị
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
50

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
¸p dông m« h×nh líp häc ®¶o ng•îc trong d¹y häc ch•¬ng NhÓm Halogen (HÓa häc 10) nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc tù häc
cho häc sinh phæ th«ng”
m«n: HÓA HäC
Nhóm tác giả:
Trình Thị Thanh Hảo Số ĐT: 0983 614 496
Đơn vị: Trƣờng THPT Nguyễn Duy Trinh
Nguyễn Thị Hoa Cúc Số ĐT: 0982 807 810
Đơn vị: Trƣờng THPT Nghi L c 2 Tổ b môn: Khoa học tự nhiên
Năm thực hiện: 2021 - 2022
53
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
¸p dông m« h×nh líp häc ®¶o ng•îc trong d¹y häc ch•¬ng NhÓm Halogen (HÓa häc 10) nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc tù häc
cho häc sinh phæ th«ng”
m«n: HÓA HäC
Năm thực hiện: 2021 - 2022
54

File đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_trong_day_hoc_chuong.docx
  • pdfTrình Thị Thanh Hảo -THPT Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Hoa Cúc -THPT Nghi Lộc 2- Hóa học.pdf