Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tìm ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí bằng câu hỏi

 Nhà giáo dục học người Nga Dixcevextec có viết : “người thầy giáo bình thường mang chân lí đến cho học sinh, người thầy giáo giỏi dạy học sinh đi tìm chân lí”.

 Học văn cũng là học làm người,học tìm chân lí.Trong tác phẩm văn học, chân lí cuộc sống thể hiện rõ qua hình tượng nghệ thuật.Nhưng trong cuộc sống, chân lí cuộc đời lại muôn màu muôn vẻ.Muốn hiểu nó phải có vốn sống, có phương pháp tiếp cận đúng đắn.

 Nghị luận một tác phẩm văn học đã khó,nghị luận một tư tưởng đạo lí càng khó đối với người học sinh, mà đây cũng là dạng đề mà các em lớp 12 sẽ gặp trong các kì thi có môn văn sắp tới.Thực tế,hiện nay các em vẫn còn tỏ ra lúng túng khi làm thể loại này,do các em chưa có phương pháp nghị luận cụ thể,chưa biết cách tìm ‎ y ‎.

 Để giúp học sinh có phương pháp nghị luận,biết tìm ý nghị luận đúng,tôi chọn đề tài: Phương pháp tìm ý nghị luận về một tư tưởng, đạo lí bằng câu hỏi.

 

doc 8 trang Thảo Ly 17/08/2023 4160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tìm ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí bằng câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tìm ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí bằng câu hỏi

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tìm ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí bằng câu hỏi
ĐỀ TÀI :
PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
BẰNG CÂU HỎI
 ******
A-PHẦN MỞ ĐẦU:
 1/Lí do chọn đề tài:
 Nhà giáo dục học người Nga Dixcevextec có viết : “người thầy giáo bình thường mang chân lí đến cho học sinh, người thầy giáo giỏi dạy học sinh đi tìm chân lí”.
 Học văn cũng là học làm người,học tìm chân lí.Trong tác phẩm văn học, chân lí cuộc sống thể hiện rõ qua hình tượng nghệ thuật.Nhưng trong cuộc sống, chân lí cuộc đời lại muôn màu muôn vẻ.Muốn hiểu nó phải có vốn sống, có phương pháp tiếp cận đúng đắn.
 Nghị luận một tác phẩm văn học đã khó,nghị luận một tư tưởng đạo lí càng khó đối với người học sinh, mà đây cũng là dạng đề mà các em lớp 12 sẽ gặp trong các kì thi có môn văn sắp tới.Thực tế,hiện nay các em vẫn còn tỏ ra lúng túng khi làm thể loại này,do các em chưa có phương pháp nghị luận cụ thể,chưa biết cách tìm ‎ y ‎.
 Để giúp học sinh có phương pháp nghị luận,biết tìm ý nghị luận đúng,tôi chọn đề tài: Phương pháp tìm ý nghị luận về một tư tưởng, đạo lí bằng câu hỏi.
 2/ Mục đích của đề tài:
 -Giúp học sinh có phương pháp nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong nhà trường,có phương pháp nhận xét,hiểu,biết đánh giá về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống đúng đắn.
- Giúp giáo viên dạy ngữ văn tìm được phương pháp cụ thể để giúp học sinh tìm ý khi dạy bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 3/ Đối tượng nghiên cứu:
 Các loại câu hỏi giúp học sinh lớp 12 tìm ý nghị luận về một tư tưởng, đạo lí .
 4/ Giới hạn của đề tài:
 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong nhà trường ở lớp 12 THPT.
 - Nội dung: câu hỏi để tìm ý nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong chương trình lớp 12.
B- NỘI DUNG:
 I- Thực trạng nghiên cứu:
 -Dù học sinh lớp 12 đã được học và rèn luyện bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở lớp 9,nhưng đến lớp 12 các em vẫn chưa biết cách tìm ý do các em chưa có phương pháp, chưa được luyện tập nhiều qua từng đề bài khác nhau, đặc biệt là vốn sống,vốn hiểu biết về cuộc sống xã hội của các em còn nhiều hạn chế.
 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là thể loại nghị luận mà học sinh sẽ gặp trong thi tốt nghiệp,cao đẳng, đại học.Có phương pháp tìm ý nghị luận,các em sẽ có được nội dung nghị luận đúng và phong phú .Thế nhưng,thực tế học sinh chưa có phương pháp cụ thể trong tìm ý;học sinh tìm ý chung chung hoặc chưa đủ,chưa chuẩn xác với đề.
II-Đề xuất giải quyết thực trạng: 
 Căn cứ vào yêu cầu, mục đích,đặc trưng,... nghị luận về một tư tưởng, đạo lí,căn cứ vào thực trạng trên, tôi đưa ra cách tìm ý nghị luận cụ thể bằng các hình thức câu hỏi:
Câu hỏi có tính giải thích .
 2- Câu hỏi có tính khẳng định.
 3- Câu hỏi có tính phủ định,phê phán.
 4- Câu hỏi có tính khái quát, đánh giá,rút kinh nghiệm.
III- Nội dung :
 1/ Câu hỏi có tính giải thích: 
 1.1) Tìm hiểu chung:
 Đây là dạng câu hỏi mà học sinh giải thích vấn đề nghị luận,dùng để xác định nội dung cần nghị luận.Hình thức câu hỏi: Thế nào là .?,Vấn đề cần nghị luận là vấn đề gì? nói cái gì? Nói điều gì?,ý nghĩa của vấn đề là gì?,.Muốn tìm hiểu được câu hỏi này, học sinh phải giải thích từ ngữ then chốt, từ đắt của tư tưởng đạo lí .Từ đó xác định nội dung cần nghị luận.
 1.2 ) Cách tìm ý : 
 - Ví dụ1 : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ( Trích : nhật kí Đặng Thùy Trâm ).
 * Cách làm: Học sinh trước tiên phải xá định được từ then chốt là “giông tố”;sau đó tự đặt câu hỏi : Giông tố là gì? Đặng Thùy Trâm muốn khẳng định hay muốn nói gì?.
 * Học sinh trả lời: 
 + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
 + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
 - Ví dụ2 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tình thương là hạnh phúc của con người.
 * Cách làm: Học sinh trước tiên phải xác định được từ then chốt là “tình thương,hạnh phúc”;sau đó tự đặt câu hỏi : tình thương,hạnh phúc là gì? Ý kiến khẳng định hay muốn nói gì?.
 * Học sinh trả lời : 
 ● Tình thương là tình yêu thương,chia sẻ,quan tâm giúp đỡ chân thành giữa người với người.
 ● Hạnh phúc là niềm vui sướng khi đạt thành ý nguyện.
 ● Câu nói khẳng định: Tình thương mang đến hạnh phúc ,là tình cảm quý giá của con người .
 - Ví dụ3 : Suy nghĩ về câu nói: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên.
 * Cách làm: Học sinh trước tiên phải xác định được câu nói có mấy vế,ý nghĩa của mỗi vế là gì ? sau đó tự đặt câu hỏi : Câu nói nói điều gì? khẳng định điều gì ? câu nói có ý nghĩa gì?.
 * Học sinh trả lời :
 ● Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người.
 ●Ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng để lãng phí thời gian
 - Ví dụ4 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90).
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Câu nói nói điều gì? khẳng định điều gì ? câu nói có ý nghĩa gì?.
 * Học sinh trả lời :
 ● Về nội dung trực tiếp,câu nói nêu hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
 ● Về thực chất ,ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
 - Ví dụ5 :Trả lời câu hỏi: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn:”
 * Cách làm: Học sinh trước tiên phải xác định được từ then chốt là “Sống đẹp”;sau đó tự đặt câu hỏi : Sống đẹp là gì? hay Thế nào là sống đẹp? Tố Hữu khẳng định hay muốn nói gì?.
 * Học sinh trả lời :
 ●Sống đẹp là sống tốt,sống có ý nghĩa,có mục đích cao cả,biết hi sinh,cống hiến, biết hướng tới chân,thiện,mĩ.
 ● Tố Hữu muốn đặt vấn đề về sống đẹp là sống như thế nào.
2 / Câu hỏi có tính khẳng định:
 2.1) Tìm hiểu chung:
 Đây là dạng câu hỏi mà học sinh dùng để tìm ý khẳng định những biểu hiện đúng,mặt đúng của vấn đề cần nghị luận. Hình thức câu hỏi: những biểu hiện đúng,mặt đúng của vấn đề cần nghị luận là những biểu hiện nào ?, Vấn đề đúng ở chỗ nào? ,
2.2) Cách tìm ý : 
 - Ví dụ1 : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ( Trích : nhật kí Đặng Thùy Trâm ).
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Câu nói đúng ở điều gì ? đúng như thế nào?,
 * Học sinh trả lời :
 + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
 + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
 - Ví dụ2 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tình thương là hạnh phúc của con người.
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Tình thương mang đến điều tốt đẹp nào?, mang đến cho con người được những gì? con người có được những hạnh phúc nào khi được yêu thương?, khi yêu thương con người có hạnh phúc không?,
 * Học sinh trả lời :
 ♥ Tình thương mang đến hạnh phúc cho người nhận nó: 
 + Giúp định hướng cuộc sống;
 + Là động lực động viên để vươn lên;
 + Là cứu cánh nâng đỡ con người;
 ♥ Trao tình thương cho người cũng tạo hạnh phúc cho mình.
 - Ví dụ3 : Suy nghĩ về câu nói: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên.
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : có được thời gian-dù ngắn,con người làm được và được có những gì?,nếu không có thời gian mỗi ngày kia,con người làm được gì không?,
 * Học sinh trả lời :
 ♥ Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc ...
 ♥ Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
 ♥ Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn
 - Ví dụ4 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90).
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Lòng tự tự tin giúp con người những gì? khi mất tự tin,con người mất đi những gì?,
 * Học sinh trả lời :
 ♥ Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.
 ♥ Khi mất tự tin:
 + Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan...
 + Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.
- Ví dụ5 :Trả lời câu hỏi: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn:”
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi: sống đẹp có nững biểu hiện cụ thể nào?,sống đẹp giúp con người được những gì ?,
 * Học sinh trả lời :
 ♥ Những biểu hiện sống đẹp: 
 + Lí tưởng sống đúng đắn 
 + Tâm hồn,tình cảm lành mạnh, nhân hậu. Ca ngợi những tấm gương sống đẹp.
 + Trí tuệ mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt. 
 + Hành động tích cực,lương thiện.
 ♥ Sống đẹp giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội,
3 / Câu hỏi có tính phủ định,phê phán: 
 3.1 ) Tìm hiểu chung:
 Đây là dạng câu hỏi mà học sinh dùng để tìm ý phủ định, phê phán những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Hình thức câu hỏi: những biểu hiện sai lệch nào của vấn đề nghị luận cần phê phán? 
 3.2 ) Cách tìm ý: 
 - Ví dụ1 : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ( Trích : nhật kí Đặng Thùy Trâm ).
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Cần phê phán những biểu hiện nào trái với quan niệm sống bản lĩnh,nghị lực trên?
 * Học sinh trả lời: Phê phán cách sống thiếu nghị lực,bản lĩnh, đánh mất niềm tin ở bản thân.
 - Ví dụ2 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tình thương là hạnh phúc của con người.
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Cần phê phán những biểu hiện nào ?
 * Học sinh trả lời: Phê phán những cách sống ích kỉ,giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn về tình thương, hoặc có tình thương giả tạo, vụ lợi.
 - Ví dụ3 : Suy nghĩ về câu nói: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Cần phê phán những biểu hiện nào ?
 * Học sinh trả lời:Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày
 -Ví dụ4 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Cần phê phán những biểu hiện nào ?
 * Học sinh trả lời: Phê phán cách sống không có niềm tin hoặc đánh mất niềm tin.
- Ví dụ5 :Trả lời câu hỏi: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn:”
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Cần phê phán những biểu hiện nào ?
 * Học sinh trả lời: Phê phán những lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm, thiếu ý chí,
4/ Câu hỏi có tính khái quát, đánh giá,rút kinh nghiệm:
4.1 ) Tìm hiểu chung: 
 Đây là dạng câu hỏi mà học sinh dùng để nêu ý nghĩa,rút ra bài học nhận thức và hành động thực tiễn về tư tưởng,đạo lí.Hình thức câu hỏi: Vấn đề nghị luận có ý gì? Em rút ra bài học gì ? Cần có hành động như thế nào..?.
4.2 ) Cách tìm ý :
 - Ví dụ1 : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ( Trích : nhật kí Đặng Thùy Trâm ).
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Từ câu nói trên ta rút ra được bài học gì ? Cần có hành động như thế nào..?.
 * Học sinh trả lời: 
 + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
 + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.
 - Ví dụ2 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tình thương là hạnh phúc của con người.
 * Cách làm:Học sinh tự đặt câu hỏi:Ý kiến trên khợi dậy trong ta nhận thức,hành động gì?
 * Học sinh trả lời: 
 ♣ Tình thương làm cho người gần người hơn,cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân bản hơn.
 ♣ Con người luôn khao khát được yêu thương và luôn tìm kiếm hạnh phúc. Tình thương tiềm ẩm sức mạnh kì diệu.Hãy vì hạnh phúc của người,của mình mà trao tặng tình thương.
 - Ví dụ3 : Suy nghĩ về câu nói: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Câu nói đã giúp ta phải nhận thức và phải hành động như thế nào?.
 * Học sinh trả lời: 
 ♣ Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. 
 ♣ Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống. 
 -Ví dụ4 : Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : câu nói khợi dậy trong ta nhận thức,hành động gì?
 * Học sinh trả lời: 
 ♣ Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.
 ♣ Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.
 - Ví dụ5 :Trả lời câu hỏi: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn:”
 * Cách làm: Học sinh tự đặt câu hỏi : Câu hỏi đã giúp ta phải có nhận thức và phải hành động như thế nào?.
 * Học sinh trả lời: Cần sống sao cho “đẹp”; cần thường xuyên học tập,rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách ,hướng tới cái đẹp toàn vẹn.
5/ Tính khả thi của đề tài :
 Năm học 2009-2010,giảng dạy thể loại này,ứng dụng phương pháp trên,tôi thấy có hiệu quả :
Thời điểm khảo sát
Lớp 12.1
Lớp 12.4
Kiểm tra đầu năm
55,4 %
40.6 %
Bài viết số 1
79,4 %
57,5 %
Thi học kì I
95,7 %
60,3 %
Thi học kì II
100 %
86,5 %
III- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 1/ Kết luận: 
 Sử dụng đúng,khoa học phương pháp tìm ý,người giáo viên sẽ giúp học sinh tìm ý dễ dàng, sáng tạo;phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh; học sinh tìm được ý ,tránh được lỗi lạc ý.
 2/ Kiến nghị: 
 - Đối với giáo viên: Cần giúp học sinh có phương pháp tìm ý cụ thể,khoa học,phù hợp cho từng loại đề trong soạn giảng.
 - Đối với BGH: Cần tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian rèn luyện kĩ năng tìm ý nghị luận cho học sinh qua nhiều tiết dạy bám sát.
 Châu Thành ngày 29 tháng 9 năm 2010
 Người viết:
 HỨA THỊ TUYẾT VÂN
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1-Sách giáo khoa ngữ văn lớp 12,tập 2- NXB giáo dục ( chương trình chuẩn).
2-Sách giáo viên ngữ văn lớp 12,tập 2- NXB giáo dục ( chương trình chuẩn).
 MỤC LỤC
Số thứ tự
 Tên
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 PHẦN MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
 Mục đích của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
 Giới hạn của đề tài
 NỘI DUNG
Thực trạng nghiên cứu
Đề xuất giải quyết thực trạng
 Nội dung
 Vài nét về các câu hỏi 
 Luyện tập
 Tính khả thi của đề tài 
 Kết luận và kiến nghị
1
1
1
1
1
1
2
3à7
7-8
8
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
 ( Trường THPT Vũ Đình Liệu ) 
 Tổ phó chuyên môn 
 NGUYỄN HỮU THÀNH
 Châu Thành , ngày tháng năm 
 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
 ( Trường THPT Vũ Đình Liệu )

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tim_y_nghi_luan_ve_mot_tu.doc