Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học Tập làm văn Lớp 2

Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một tư tưởng tiến bộ vốn xuất hiện từ lâu trong lịch sử giáo dục và hiện vẫn đang được dư luận quan tâm, đánh giá cao. Dạy học theo phương pháp này khuyến khích được học sinh tự học và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân vào quá trình học tập.

Với các em học sinh lớp 2, đây là năm học thứ hai các em được học đọc, học viết, học làm tính. Việc học đối với các em không còn xa lạ và khó khăn như buổi đầu ở lớp 1, song cũng không phải nói là hoàn toàn thuận lợi và dễ dàng, nhất là đối với môn Tiếng Việt. Từ lớp 1 lên lớp 2 là cả một quá trình chuyển đổi giai đoạn lớn trong việc hình thành cách học để tiếp thu và lĩnh hội cũng như thực hành các kiến thức đã học. Từ chỗ các em chỉ học âm, học vần, học những bài tập đọc ngắn, viết âm, viết vần và viết một đoạn chính tả khi nghe cô giáo đọc, cũng có khi các em chỉ việc nhìn để tập chép ở lớp 1. Đến khi lên lớp 2, các em phải học những bài tập đọc dài với những tình tiết phức tạp hơn, rồi các em còn phải học thêm kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, đối với học sinh lớp 2, đây là một môn học hoàn toàn mới mẽ, xa lạ. Vì nếu ở lớp 1, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ của bạn bè, học sinh có thể luyện nói theo một chủ đề cho trước, những khó khăn mà các em gặp phải sẽ được cô giáo, bạn bè giúp em tháo gỡ. Còn lên lớp 2, khi học Tập làm văn, các em phải độc lập tư duy để viết thành một đoạn văn theo chủ đề, với những câu hỏi gợi ý của đề. Việc viết theo đoạn đã khó, lại còn có những yêu cầu chặt chẽ về dùng từ, câu văn, quy tắc chính tả Nếu những khó khăn này giáo viên không kịp thời động viên, tìm cách giúp học sinh tháo gỡ, hóa giải thì dẫn đến tâm lí e ngại, lo sợ khi đến giờ học Tập làm văn cho học sinh.

 

docx 8 trang Thảo Ly 18/08/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học Tập làm văn Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học Tập làm văn Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học Tập làm văn Lớp 2
Chuyên đề MÔN: TẬP LÀM VĂN
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC TẬP LÀM VĂN – LỚP 2”
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một tư tưởng tiến bộ vốn xuất hiện từ lâu trong lịch sử giáo dục và hiện vẫn đang được dư luận quan tâm, đánh giá cao. Dạy học theo phương pháp này khuyến khích được học sinh tự học và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân vào quá trình học tập.
Với các em học sinh lớp 2, đây là năm học thứ hai các em được học đọc, học viết, học làm tính. Việc học đối với các em không còn xa lạ và khó khăn như buổi đầu ở lớp 1, song cũng không phải nói là hoàn toàn thuận lợi và dễ dàng, nhất là đối với môn Tiếng Việt. Từ lớp 1 lên lớp 2 là cả một quá trình chuyển đổi giai đoạn lớn trong việc hình thành cách học để tiếp thu và lĩnh hội cũng như thực hành các kiến thức đã học. Từ chỗ các em chỉ học âm, học vần, học những bài tập đọc ngắn, viết âm, viết vần và viết một đoạn chính tả khi nghe cô giáo đọc, cũng có khi các em chỉ việc nhìn để tập chép ở lớp 1. Đến khi lên lớp 2, các em phải học những bài tập đọc dài với những tình tiết phức tạp hơn, rồi các em còn phải học thêm kiến thức về từ ngữ, ngữ phápĐặc biệt là phân môn Tập làm văn, đối với học sinh lớp 2, đây là một môn học hoàn toàn mới mẽ, xa lạ. Vì nếu ở lớp 1, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ của bạn bè, học sinh có thể luyện nói theo một chủ đề cho trước, những khó khăn mà các em gặp phải sẽ được cô giáo, bạn bè giúp em tháo gỡ. Còn lên lớp 2, khi học Tập làm văn, các em phải độc lập tư duy để viết thành một đoạn văn theo chủ đề, với những câu hỏi gợi ý của đề. Việc viết theo đoạn đã khó, lại còn có những yêu cầu chặt chẽ về dùng từ, câu văn, quy tắc chính tả Nếu những khó khăn này giáo viên không kịp thời động viên, tìm cách giúp học sinh tháo gỡ, hóa giải thì dẫn đến tâm lí e ngại, lo sợ khi đến giờ học Tập làm văn cho học sinh.
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh để khuyến khích các em tự học và thực hành trong giờ học Tập làm văn.
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và lãnh đạo nhà trường.
Thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ: Tranh, đèn chiếu, máy vi tính.
Phòng học thoáng mát, sạch đẹp, bàn ghế đầy đủ và tiện lợi cho học sinh trong học tập.
2/ Khó khăn:
Đa số các em sống vùng nông thôn, Cha mẹ bận việc làm ăn. Vì vậy ít quan tâm đến việc học của các em.
Đại đa số các em còn rụt rè, e ngại, chưa có sự mạnh dạn tự tin khi phát biểu ý kiến.
Cơ sở vật chất còn khó khăn.
THỰC TRẠNG VIỆC DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 2
Học sinh lớp hai bắt đầu học Tập làm văn ngay từ tuần học đầu tiên của năm học với bài “Tự giới thiệu. Câu và bài”. Đây là tiết học Tập làm văn đầu tiên, các em mới đầu rất hào hứng sôi nổi với môn học mới, nhưng rồi đến lúc thực hành thì mới thực sự biết được sự khó khăn của học sinh. Học sinh diễn đạt chưa thật chính xác do còn bỡ ngỡ bởi yêu cầu quá mới mẽ đối với học sinh. Việc lựa chọn từ không phù hợp dẫn tới sai nội dung, sai ý nghĩa của câu văn, đoạn văn. Hầu hết học sinh lúng túng, bỡ ngỡ trong diễn đạt thành câu văn trọn vẹn. Vì vậy, việc hào hứng lúc đầu được nhanh chóng thay thế cho sự e ngại, chán nản và không thích học.
Từ tuần 2 đến tuần 34, học sinh lần lượt học thêm các thể loại bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi; kể về người thân; kể về gia đình, chia vui, chia buồn, kể
ngắn về vật nuôi,... Học sinh khá lúng túng trong cách diễn đạt, từ ngữ sử dụng
nghèo nàn, có khi không phù hợp, còn dựa vào bài tập đọc hoặc phụ thuộc vào gợi ý của giáo viên hơi nhiều. Chỉ một số học sinh được làm việc. Giáo viên không kiểm soát được hết lỗi của học sinh để sửa chữa kịp thời cũng như không kiểm soát hết được sự tham gia vào bài học của học sinh (trường hợp làm bài miệng...)
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MỘT GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 2
Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi đã thực hiện nội dung các bước lên lớp như sau:
Kiểm tra bài cũ
Trong kiểm tra bài cũ của giờ Tập làm văn thường có hai nội dung, giáo viên tùy theo bài học trước để lựa chọn nội dung kiểm tra cho phù hợp và phát huy được hiệu quả. Có thể kiểm tra nội dung bài học trước, cũng có thể là nhận xét bài làm trước mà giáo viên đã nhận xét. Trong đó tập trung vào ưu điểm nổi bật và một số lỗi về câu, từ, chính tả.
Hình thức kiểm tra cần nhẹ nhàng và tổ chức thay đổi thường xuyên (có thể tổ chức dưới hình thức Rung chuông vàng, Ai nhanh hơn,). Có thể kiểm tra vào đầu buổi, cũng có thể kiểm tra lồng ghép vào bài mới nếu nội dung bài mới có liên quan với kiến thức cũ.
Bài mới
Giới thiệu bài
Việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì vậy giáo viên không được xem nhẹ bước này. Nếu giáo viên có cách giới thiệu bài hấp dẫn, hay sẽ tạo được không khí hào hứng, phấn khởi để chuẩn bị học tập tốt. Nếu không thì sẽ có kết quả ngược lại. Học sinh sẽ không có sự chuẩn bị nên không khí học tập trầm lắng, thụ động.
Dạy bài mới
Bước 1: Phân tích đề bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung yêu cầu của đề bài, trọng tâm bài.
Ví dụ loại bài “trả lời câu hỏi” - Giáo viên phải xác định được: Trọng tâm của bài là gì? Nội dung của các câu hỏi trả lời về vấn đề gì?
Bước 2: Hướng dẫn tìm ý
Bước 3: Phân nhóm (mỗi nhóm 7, 8 em + 1 nhóm trưởng có khả năng bao quát, có tính tổ chức cao + 1 thư ký ghi tốt)
Bước 4: Thảo luận (nhóm): Giáo viên phát câu hỏi cho nhóm trưởng, giấy cho thư ký.
+ Nhóm trưởng đọc to từng câu hỏi cho nhóm nghe, sau đó chỉ định bạn phát biểu hoặc toàn nhóm thảo luận. Thư ký ghi lại ý kiến của nhóm, nhóm trưởng chỉ định các thành viên lần lượt trả lời hoặc nhắc lại ý đã thảo luận. Như vậy, mỗi câu hỏi đưa ra được các thành viên trong nhóm trả lời 1- 2 lần, nhiều em đã thuộc bài ngay trên lớp.
+ Thảo luận xong, thư ký đọc lại toàn bài cho nhóm nghe.
+ Sau khoảng 10 phút thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài trên bảng (Giáo vên hoặc lớp phó học tập lần lượt đọc từng câu hỏi, xin ý kiến các nhóm thảo luận, khái quát thành ý kiến chung và ghi bảng, học sinh nhắc lại)
Bước 5: Củng cố - Tổng kết (1-2 học sinh đọc lại toàn bài rồi xoá bảng)
Bước 6: Học sinh nhớ lại và ghi vào vở
Với quy trình tiết dạy trên, học sinh đã thực sự giữ vai trò tích cực chủ động, biến yêu cầu của thầy thành yêu cầu nhận thức bên trong. Yêu cầu này quyết định chất lượng, phát triển nhận thức của học sinh.
Quá trình nhận thức của học sinh diễn ra ở hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Học ở nhóm - Những hoạt động của cá nhân được sự hỗ trợ của cả nhóm, ở đó học sinh được hỏi han, trao đổi, thảo luận với nhau và ý kiến của mỗi người sẽ được hoàn chỉnh hơn dưới sự giúp đỡ của bạn bè, của giáo viên. Học sinh được rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ qua trình bày, diễn đạt.
+ Giai đoạn 2: Học ở lớp - Những ý kiến của cả nhóm sẽ được trao đổi rộng rãi hơn để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại thời điểm này, giáo viên sẽ thể hiện rõ vai trò "trọng tài" giúp các em phân biệt đúng, sai, hợp lý và chưa hợp lý. Nên làm theo hoặc không nên làm theo cách này hay cách kia
* Ví dụ 1 (Dạy loại bài: Trả lời câu hỏi)
Sau khi phân tích đề và hướng dẫn tìm ý, tôi đã phân chia nhóm và hướng dẫn thảo luận như sau: (Học sinh được thảo luận cả 4 câu hỏi trong sách Tiếng Việt 2).
Nhóm trưởng đọc câu hỏi cho nhóm nghe, học sinh thảo luận nhóm hai để trả lời cho hai câu hỏi. Các em thảo luận khá sôi nổi và nêu được ý chính.
+ Câu 1: Cô giáo lớp 1 của em tên là Thanh Chung.
+ Câu 2: Cô rất yêu thương học sinh và chăm lo cho chúng em từng li, từng tí.
Hai câu hỏi sau trừu tượng hơn. Một số em trả lời được, một số em trả lời còn thiếu ý.
+ Câu 3: Câu này có nhiều học sinh lúng túng. Bạn khá giỏi sẽ giúp đỡ bạn yếu kém hoàn chỉnh câu trả lời này.
+ Câu 4: Tình cảm của em đối với thầy cô giáo như thế nào? Học sinh trả lời khá đúng. Phần giáo viên giúp đỡ, gợi ý cho học sinh thấy được mỗi học sinh đều phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô giáo đã dạy các em thành con ngoan trò giỏi. Cố gắng học tập tốt cũng là thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.
Sau khi học sinh thảo luận xong (10 phút) giáo viên hướng dẫn các em làm bài tại lớp theo trình tự:
Giáo viên đọc từng câu hỏi, xin ý kiến các nhóm và khái quát thành bài văn.
Gọi 1 - 2 học sinh đọc lại bài. Lớp đọc thầm để nhớ bài và tự viết vào vở (ở lớp hoặc ở nhà).
Loại bài quan sát tranh, trả lời có phương pháp và quy trình lên lớp tương tự loại bài trả lời câu hỏi (thay bước tìm ý bằng bước tìm hiểu tranh)
Loại bài dùng từ đặt câu cũng được thảo luận theo nhóm. ở loại bài này, các câu do học sinh nêu ra thường đơn điệu thiếu hình ảnh, vì thế giáo viên là người "trọng tài khoa học " giúp học sinh giải quyết vấn đề và sắp xếp các câu thành một đoạn văn ngắn.
Những bài không có phần "suy nghĩ trước khi đặt câu”, giáo viên cần đặt câu hỏi để gợi mở, giúp học sinh đặt câu. Câu hỏi của giáo viên đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, hướng vào nội dung của bài văn và phải nảy ra được từ cần đặt câu.
*Ví dụ 2 (Khi dạy bài Kể về người thân).
Đề bài: Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị , em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em.
Giáo viên gợi ý, nếu học sinh lúng túng, không làm được:
KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một học kì thực hiện dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh lớp 22 do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy đã tiến bộ rất nhiều về tất cả các môn học nói chung và môn Tập làm văn nói riêng. Hầu hết các em đến giờ Tập làm văn đều học tập tự tin, không còn e ngại. Trong khi thảo luận nhóm đã không còn học sinh ngồi im lặng. Chất lượng nhiều bài viết đã có nhiều tiến bộ.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên đây là một số việc tôi đã làm để dạy môn Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thực tế giảng dạy, tôi thấy các em rất hào hứng với hình thức học tập này. Thông qua các tiết tập làm văn, học tập dưới hình thức thảo luận và nhóm đã nêu ở trên, vốn tiếng Việt của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Dạy học là một nghệ thuật, đặc biệt đối với bậc học tiểu học là bậc học phương pháp. Vì vậy, để việc dạy học đem lại kết quả cụ thể, học sinh đọc viết và thực hành tốt, yêu thích môn học thì đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự đầu tư về thời gian, trí tuệ. Phải thực sự chuyên tâm với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Khi lên lớp, người giáo viên phải xác định rõ: Không phải dạy hoặc làm những gì mà giáo viên thích, giáo viên thấy dễ dàng cho mình, hoặc bộc lộ sự hiểu biết của mình trước học sinh, mà phải dạy và nói những điều học sinh cần biết, hướng dẫn học sinh cách làm để các em làm được, dạy Tập làm văn ở lớp 2 cũng như vậy.
Tóm lại, muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn khác nói chung trong chương trình tiểu học thì bản thân người giáo viên phải yêu thích môn học mà mình đang dạy và có những kiến thức cơ bản cần thiết để hỗ trợ học sinh. Đồng thời phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập một cách hợp lí cho học sinh. Ngoài ra, người giáo viên cần phải luôn có ý thức trau dồi thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các đồng nghiệp, từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Hòa Tịnh, ngày 18 tháng 1 năm 2016
DUYỆT	Người viết
Nguyễn Thị Cành
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
.
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
..
..

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.docx
  • pdfchuyen-de-tap-lam-van.pdf