Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4
Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng của học sinh Tiểu học. Có đọc được thì mới hiểu được nội dung, đọc là chiếc cầu nối của mọi tri thức, của mỗi môn học, từ đó văn hóa đọc của học sinh được phát triển trong quá trình học vấn phổ thông. Chính vì vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn những hạn chế nhất định. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỷ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn hữu hạn. Giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm. Do đó, những mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, bức thúc của bản thân về yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã chọn kinh nghiệm nhỏ của mình về đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” ở trường Tiểu học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 Phần Mở đầu Thực tiển và lý luận dạy học đã khẳng định không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, hiện đại nhất, tuy vậy sự kết hợp nhuần nhuyển sáng tạo giữa PPDH truyền thống với những yếu tố mới của PPDH hiện tại là việc làm hữu ích, thường nhật, có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Với cách nhìn khoa học, biện chứng về đổi mới phương pháp dạy học, từ thực tiển dạy học ở trường Tiểu học tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và trải nghiệm việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng việt lớp 4 nói riêng, nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin bằng việc rèn luyện theo tác tư duy, hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, nghe nói, đọc, viết. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng của học sinh Tiểu học. Có đọc được thì mới hiểu được nội dung, đọc là chiếc cầu nối của mọi tri thức, của mỗi môn học, từ đó văn hóa đọc của học sinh được phát triển trong quá trình học vấn phổ thông. Chính vì vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn những hạn chế nhất định. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỷ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn hữu hạn. Giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm. Do đó, những mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, bức thúc của bản thân về yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã chọn kinh nghiệm nhỏ của mình về đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” ở trường Tiểu học. Phần Nội dung A. Cơ sở khoa học: Học sinh Tiểu học khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển. Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo sở thích của mình. Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất, mọi điều trẻ đều nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô giáo trong nhà trường. Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu em đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đêm đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thu văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học. Nhân cách học sinh phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc nhiều vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe, nói, đọc, viết. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ học đã chi rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc Tiểu học. Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung ròi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các cấp độ khác nhau. B. cơ sở thực tiển Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp 4 bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được. Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau: - Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau: + Các lỗi phụ âm đầu: s/x, vần an/ăn;ân/anh ; sưa/ xưa; lăn /lan, sân / sanh. + Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết. + Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc. Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 4 như sau: Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4 đầu năm: Khối lớp Tổng số HS Số em đọc chưa đạt yêu cầu Số em đọc đạt trung bình Số em đọc đúng, rõ ràng Số em đọc diễn cảm tốt SL % SL % SL % SL % 4 30 2 6,6 10 33 10 33 8 27,4 Qua việc điều tra trên cho thấy tỷ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học sinh đọc trung bình còn nhiều, tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm khá giỏi chưa cao. C. các biện pháp: 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng: Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừ, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau: a) Luyện đọc đúng: - Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, khong phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nổi tiếng. - Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chổ với tâm thế sẵn sàng đọc nổi tiếp. - Để củng cố kỹ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng. + Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch. + Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kỷ năng đọc hiểu (việc tiềm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa. + Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp hướng dẫn hoặc nhắc nhở. Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kỹ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kỹ năng mới: đọc diễn cảm. b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm): - Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài... (bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu. - Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vẫn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản) khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh Tiểu học. c) Các hình thức luyện đọc: Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau: - Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp, theo nhóm). - Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần. - Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lơi nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc). 2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài: - Hướng dẫn học sinh tìm h
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_doc_dien_cam_cho.pdf