Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn Lớp 12

Chính vì thế, trong những năm qua bộ GD và ĐT đã quán triệt chặt chẽ về việc

thực hiện “quy chế 40 và quyết định 51 sửa đổi trong việc đánh giá học lực của học

sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: Nói không với

bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo

đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ

đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng của học sinh. Theo đó, số lượng

học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so với nhiều năm trước đây. Đây là thực

trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải

thiện nó trên tinh thần không chạy theo thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng

thực của hoạt động dạy học và giáo dục.

Với trường THPT Sông Ray, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là

nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh thần đánh

giá đúng thực chất năng lực của các em. Trên thực tế, những khó khăn khách quan và

chủ quan của trường đã góp phần làm cho số lượng học sinh yếu kém cao hơn hẳn so

với nhiều trường THPT của Tỉnh. Đặc biệt với môn Ngữ văn – môn học được học

sinh coi là không “ưa thích”, “không thịnh hành” với những ngành nghề hiện đại nên

học sinh lại càng chây lười, coi nhẹ, xem thường, học có tính chất đối phó với thầy cô

trên lớp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ yếu kém của trường, cũng như

tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm trên trung bình trong các kì thi tốt nghiệp.

pdf 24 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn Lớp 12
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Trường THPT Sông Ray 
 Mã số: ................................ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHỎ TRONG VIỆC PHỤ 
ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN VĂN LỚP 12 
 Người thực hiện: Phan Thị Hường 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 Quản lý giáo dục 1 
 Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 
 Phương pháp giáo dục 1 
 Lĩnh vực khác: ......................................................... 1 
 Có đính kèm: 
 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật 
khác 
Năm học: 2011-2012 
BM 01-Bia SKKN 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1.Họ và tên: : Phan Thị Hường 
2. Ngày tháng năm sinh: 22 / 09 / 1978 
3. Nam, nữ: Nữ 
4. Địa chỉ: Ấp 5 – Sông Ray – Cẩm Mỹ - Đồng Nai 
5. Điện thoại: (CQ)/ 0613713267 (NR)/0613712395; ĐTDĐ: 0909004885 
6. Fax: E-mail: Phanthuhuong684@gmail.com 
7. Chức vụ: Thư kí hội đồng giáo dục. 
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân 
- Năm nhận bằng: 2001 
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Ngữ văn. 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ văn 
- Số năm có kinh nghiệm: 11 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
 + Vận dụng kiến thức lịch sử trong tiết dạy ngữ văn lớp 12 
 + Vài kinh nghiệm nhỏ về qui trình ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn phần tự 
luận. 
 + Phương pháp quản lí lớp bằng các biện pháp kỷ luật tích cực - 2011. 
+ Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn lớp 12. 
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
- Sự phát triển của Giáo Dục- Đào Tạo quyết định sự tiến bộ, phồn vinh của xã 
hội đúng như Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục- Đào tạo là quốc sách 
hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa- 
hiện đại hóa đất nước”. Vì thế, trách nhiệm của người quản lý là sự tác động có mục 
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho các trường học nhà 
trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục 
tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, mà tiêu điểm là quá trình dạy học- giáo dục thế 
hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. 
Chính vì thế, trong những năm qua bộ GD và ĐT đã quán triệt chặt chẽ về việc 
thực hiện “quy chế 40 và quyết định 51 sửa đổi trong việc đánh giá học lực của học 
sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: Nói không với 
bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo 
đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ 
đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng của học sinh. Theo đó, số lượng 
học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so với nhiều năm trước đây. Đây là thực 
trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải 
thiện nó trên tinh thần không chạy theo thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng 
thực của hoạt động dạy học và giáo dục. 
Với trường THPT Sông Ray, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là 
nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh thần đánh 
giá đúng thực chất năng lực của các em. Trên thực tế, những khó khăn khách quan và 
chủ quan của trường đã góp phần làm cho số lượng học sinh yếu kém cao hơn hẳn so 
với nhiều trường THPT của Tỉnh. Đặc biệt với môn Ngữ văn – môn học được học 
sinh coi là không “ưa thích”, “không thịnh hành” với những ngành nghề hiện đại nên 
học sinh lại càng chây lười, coi nhẹ, xem thường, học có tính chất đối phó với thầy cô 
trên lớp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ yếu kém của trường, cũng như 
tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm trên trung bình trong các kì thi tốt nghiệp. 
Như vậy, trách nhiệm của người quản lý nói chung và giáo viên nói riêng là 
bám sát vào tình hình thực tế của trường mình để vạch ra những biện pháp cụ thể, phù 
hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các mặt giáo dục, khắc phục những hạn 
chế, yếu kém trong công tác giáo dục, thực hiện cho được mục tiêu đề ra. 
Với suy nghĩ đó, tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12. Sau hai năm thực hiện, tôi thấy cơ 
bản là đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Chính vì thế, tôi mạnh dạn trình bày “Một 
vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn văn lớp 12” 
- Đây không phải là một đề tài mới vì vấn đề phụ đạo học sinh yếu nói chung thì 
đã có nhiều trường, nhiều giáo viên đề cập đến. Nhưng với tôi mỗi phương pháp đều 
có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể nên nó sẽ tạo được hiệu 
quả tốt. Tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, mong được sự chia sẻ của đồng 
nghiệp để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, bổ sung vào đề tài nhằm nâng cao tính 
ứng dụng hơn. 
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 
1. Cơ sở lý luận. 
- Là một nhà giáo, ai cũng muốn học sinh của mình, trường mình đạt kết quả học 
tập cao. Nhưng không nên vì thế mà chạy theo thành tích. Cần chấp nhận kết quả thực 
chất dù nó không như mong muốn. Nhưng chấp nhận không có nghĩa là khoanh tay 
đứng nhìn và than thở. Trái lại cần bình tĩnh, tích cực tìm ra các nguyên nhân của thực 
trạng đồng thời bám sát thực tế trường mình, lớp mình để tìm ra giải pháp thích hợp 
nhất. 
 Khi đã có giải pháp cần có kế hoạch thực hiện giải pháp đó một cách cụ thể. 
Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đối tượng 
liên quan từ cá nhân học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiêm, phụ huynh học 
sinh đến các tổ chức đoàn thể như hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Ban 
Giám Hiệu 
Niềm vui của mọi nhà giáo là sự trưởng thành của học trò, phương châm giáo dục 
của Đảng và nhà nước ta là bình đẳng. Vì thế trong công tác giảng dạy chúng ta cần 
có sự quan tâm đúng mức đến các đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt là những 
học sinh yếu kém nhằm tạo ra cơ hội cho các em. 
Sự trưởng thành của mỗi học trò luôn luôn phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là sự 
nỗ lực của bản thân các em và sự tận tâm của quý thầy cô giáo. Các em có năng lực thì 
công việc giảng dạy của chúng ta bớt phần khó nhọc, các em học yếu thì việc giảng 
dạy của quý thầy cô vất vả hơn. Nhưng nếu những em học lực yếu tiến bộ thì niềm 
hạnh phúc của người làm thầy cũng sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Xuất phát từ suy 
nghĩ đó, tôi đã mạnh dạn vận dụng giải pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay 
trong lớp dạy của mình và lớp phụ đạo do nhà trường phân công để hạn chế tỷ lệ học 
sinh phải yếu kém và bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. 
- Tai sao cần phụ đạo? Phụ đạo nghĩa là ngoài con đường chính thì chúng ta có 
thêm con đường khác để tới đích đó. Con đường phụ này hỗ trợ, góp phần tạo thuận 
lợi cho chủ thể dễ dàng đạt mục đích hơn. Từ đó ta có thể hiểu phụ đạo trong môn 
Văn là ngoài việc chúng ta thực hiện con đường chính theo mục đích yêu cầu về nội 
dung, phương pháp bài học cũng như thực hiện thời gian theo đúng phân phối trên lớp 
học chính khóa thì còn con đường khác để hỗ trợ các em nắm vững vàng những kiến 
thức còn thiếu hụt hoặc mở rộng đi sâu vào vào một phương diện nào đó của vấn đề. 
Rèn luyện thêm kĩ năng làm văn nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội. 
Nay, tôi trân trọng trình bày kinh nghiệm này cùng quý đồng nghiệp. Bản thân 
tôi cũng luôn nghĩ rằng để đạt mục đích hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu kém thì đây không 
phải là giải pháp duy nhất. Vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ học hỏi thêm kinh nghiệm, 
tìm tòi thêm giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học của chính mình. 
- Khi thực hiện đề tài này, tôi cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. 
Trường nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo như Sở 
GD-ĐT Đồng Nai, của Huyện uỷ – UBND Huyện Cẩm Mỹ, của các cấp chính quyền 
địa phương xung quanh trường .Học sinh của trường nhìn chung ngoan, chịu khó học 
tập. Tổ có nền nếp chuyên môn tốt, các hoạt động chuyên môn có chiều sâu. Đặc biệt 
chú ý đến giáo án cho từng đối tượng. 
Riêng bản thân tôi đã có ý thức quan tâm tới vấn đề từ lâu. Mặt khác, tôi luôn ý 
thức sưu tầm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung cho kiến thức 
và kĩ năng của mình. Đến nay, tôi cũng có 10 năm kinh nghiệm trong công tác giảng 
dạy bộ môn Ngữ văn nên mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm này với các đồng nghiệp. 
Tuy nhiên tôi gặp không ít khó khăn: 
Những năm trở lại đây, học sinh đuợc tuyển vào lớp 10 của trường có chất lượng 
thấp, đa số học sinh có học lực trung bình. Trong 03 năm vừa qua chúng tôi hầu như 
phải tuyển hết số học sinh đăng ký dự tuyển, do trên địa bàn chưa có trường dân lập 
nên áp lực và nhu cầu đi học của con em địa phương là rất lớn. 
 Trường THPT Sông Ray nằm thuộc vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng, học sinh đi 
lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa. Phần lớn các em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu 
thốn. Nhiều gia đình bộn bề với công việc mưu sinh chưa dành thời gian thõa đáng 
cho việc giáo dục, theo dõi quá trình học tập của con cái. Thậm chí có phụ huynh 
không biết con mình học lớp nào, giáo viên chủ nhiệm là ai, kết quả học tập, rèn luyện 
của con như thế nào. Đây là một yếu tố gây khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo 
viên. 
Khả năng tự học của đa số các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên 
lớp của nhiều học sinh còn nặng nề. Một số học sinh còn chưa có ý thức trong học tập, 
có tâm lí coi nhẹ môn Văn khiến cho công việc giảng dạy khó khăn hơn nhiều. 
Mặc dù tâm huyết với công việc song kinh nghiệm của tôi cũng chưa nhiều. 
Nhìn vào thực tế giáo dục của Nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy: Chương 
trình sách giáo khoa mới của môn Văn hiện nay hay nhưng rất khó với phần đông học 
sinh. Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung, lớp 12 nói 
riêng, lượng kiến thức khá nặng so với tiết phân phối chương trình. Điều này cũng gây 
ức chế tâm lí v

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_nho_trong_viec_phu.pdf