Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12

Khi làm bất kỳ công việc gì, người ta cũng đều mong muốn đạt được những thành công tốt đẹp. Nhà giáo vẫn thường được ví như người trồng cây ươm mầm xanh cho đời. Thầy cô nào cũng mong những nỗ lực, hy vọng của mình đưa đến kết quả cao, đạt được những mùa vàng rực rỡ. Nhưng có khi niềm hy vọng lớn lao lại không đạt được những thành quả như ý. Trường THPT Nhơn Trạch đã nhiều lần tổ chức các chuyên đề, hội thảo, hội nghị để bàn các giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp. Tất cả các tổ bộ môn, các Thầy cô giáo đều bày tỏ mối quan tâm đến chất lượng học tập, thi cử của học sinh và đều mong muốn đạt được những kết quả tốt đẹp hơn. Năm học 2010-2011, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ở trường Nhơn Trạch đã có tăng lên, có nhiều giải học sinh giỏi tỉnh, nhiều học sinh đậu Đại học, Cao đẳng.

Nhưng tập thể sư phạm nhà trường vẫn mong muốn đạt những kết quả cao hơn. Đặc biệt là với tổ bộ môn Văn. Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp 12 trong nhiều năm liền, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phần nào nâng cao được chất lượng môn Ngữ văn trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng học sinh trung bình, yếu. Nay cũng xin nêu ra đây xem như một vài kinh nghiệm nhỏ đưa ra để quý đồng nghiệp nhận xét. Nếu được có thể áp dụng rộng rải nhất định có hiệu quả cao. Vì những lí do đã nêu trên mà tôi đã chọn đề tài : Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12

pdf 13 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG 
CAO TỈ LỆ TỐT NGHIỆP 
MÔN NGỮ VĂN 12 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Khi làm bất kỳ công việc gì, người ta cũng đều mong muốn đạt được 
những thành công tốt đẹp. Nhà giáo vẫn thường được ví như người trồng 
cây ươm mầm xanh cho đời. Thầy cô nào cũng mong những nỗ lực, hy 
vọng của mình đưa đến kết quả cao, đạt được những mùa vàng rực rỡ. 
Nhưng có khi niềm hy vọng lớn lao lại không đạt được những thành quả 
như ý. 
Trường THPT Nhơn Trạch đã nhiều lần tổ chức các chuyên đề, hội 
thảo, hội nghị để bàn các giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp. Tất 
cả các tổ bộ môn, các Thầy cô giáo đều bày tỏ mối quan tâm đến chất lượng 
học tập, thi cử của học sinh và đều mong muốn đạt được những kết quả tốt 
đẹp hơn. 
Năm học 2010-2011, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ở trường Nhơn 
Trạch đã có tăng lên, có nhiều giải học sinh giỏi tỉnh, nhiều học sinh đậu 
Đại học, Cao đẳng. Nhưng tập thể sư phạm nhà trường vẫn mong muốn đạt 
những kết quả cao hơn. Đặc biệt là với tổ bộ môn Văn. 
Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp 12 trong nhiều năm 
liền, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phần 
nào nâng cao được chất lượng môn Ngữ văn trong kì thi Tốt nghiệp trung 
học phổ thông cho đối tượng học sinh trung bình, yếu. Nay cũng xin nêu ra 
đây xem như một vài kinh nghiệm nhỏ đưa ra để quý đồng nghiệp nhận 
xét. Nếu được có thể áp dụng rộng rải nhất định có hiệu quả cao. 
Vì những lí do đã nêu trên mà tôi đã chọn đề tài : Một vài giải pháp 
nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12 
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
CỦA ĐỀ TÀI 
1. Thuận lợi 
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi 
cho giáo viên cũng như tổ bộ môn thực hiện các kế hoạch của mình. 
Môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài đọc văn vốn luôn hấp dẫn, lôi 
cuốn học sinh. Có một số em thích môn Văn học và tỏ ra có năng khiếu về 
môn học này. 
Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp 
tỉnh 08 năm liên tiếp có giải với tổng số giải lên đến 29 giải, trong đó có 01 
giải Nhì, 05 giải Ba và 23 khuyến khích và luôn trăn trở trước thực trạng 
kết quả thấp của nhà trường. 
 2. Khó khăn 
Tuy giáo viên đã rất nỗ lực và đạt nhiều thành tích trong công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh nhưng kết quả môn Ngữ văn trong các kì thi 
tốt nghiệp vẫn chưa được như mong muốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân: 
Nguyên nhân từ phía học sinh: 
Với học sinh yếu: đa số chưa định hướng rõ mục tiêu học tập, chưa 
hứng thú trong học tập, chưa nỗ lực rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ như 
đọc hiểu, viết văn nghị luận 
Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào đề Văn còn hạn chế. Năm 
2010, thi giữa HKII, đề Nghị luận xã hội môn Văn có chủ đề tình thương 
(Trái tim yêu thương gieo mầm hạnh phúc), đề thi tốt nghiệp câu Nghị luận 
xã hội cũng có chủ đề tình thương, nhưng có em cho biết không có ý tưởng 
để làm bài! 
Học sinh cũng chưa thực hiện tốt nề nếp học tập, thi xong HKII, trong 
khi ở nhiều trường , học sinh bị ràng buộc vào một chương trình ôn thi, truy 
bài căng thẳng (Thù lao do PHHS chi trả), thì ở trường Nhơn Trạch, học 
sinh thậm chí trốn học cả những tiết chính khóa! Vì vậy, việc ôn tập cuối 
năm học- thời gian cần thiết nhất để củng cố kiến thức- không đạt hiệu quả. 
Với học sinh trung bình, khá: Định hướng rõ mục tiêu học tập nhưng 
lại muốn đầu tư nhiều cho các môn khoa học tự nhiên. Đa số học sinh khá 
giỏi thường chọn thi Đại học khối A, B nên mặc dù có khả năng học Văn, 
các em vẫn không muốn dành nhiều thời gian cho môn Văn. Có những học 
sinh lập trình sẵn cho điểm thi tốt nghiệp của mình, trong đó, môn Văn chỉ 
cần có điểm, dù là rất thấp, vẫn đậu được tốt nghiệp. Vì vậy, có tình trạng 
học tủ một bài, nếu trúng tủ thì điểm cao, không trúng tủ vẫn đủ điểm đậu 
Nguyên nhân từ phía giáo viên: 
Nhìn chung, giáo viên tâm huyết, đầu tư nhiều cho việc ôn tập, rèn 
luyện kiến thức kỹ năng cho học sinh 
Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến “Lực bất tòng tâm”, chưa nhiều kinh 
nghiệm ôn thi, hoặc do giáo viên bận rộn với nhiều công tác khác, hoặc do 
nản lòng trước thái độ học tập của học sinh, nên chưa dành nhiều công sức 
đầu tư soạn giảng, khiến cho nhiều tiết học Văn mất đi nguồn cảm hứng 
cho cả thầy lẫn trò. 
Việc hướng dẫn ôn tập theo Sách giáo khoa mới cũng còn có những 
khó khăn cho giáo viên. Theo tinh thần đổi mới của Bộ, học sinh không nên 
học thuộc lòng kiến thức một cách máy móc, học sinh phải biết vận dụng 
kiến thức một cách sáng tạoDo đó, giáo viên căn cứ theo Sách giáo khoa 
mới, thường ra cho học sinh những đề phát huy sự sáng tạo. Nhưng đề thi 
 tốt nghiệp ba năm qua lại theo hướng cũ, đơn giản, cứ thuộc bài là làm bài 
được, câu nào cũng phải thuộc. Học sinh gặp lúng túng khi làm Văn. Giáo 
viên chưa định hướng “trúng tủ” cho học sinh thi tốt nghiệp 
3. Số liệu thống kê 
Kết quả thi tốt nghiệp môn Văn trường THPT Nhơn Trạch ba năm 
học vừa qua, từ khi thay Sách giáo khoa mới (theo thống kê của Hội đồng 
bộ môn Văn của Sở): 
- 2008-2009: tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,0 trở lên: 41,7% - Tỉ lệ chung 
của toàn tỉnh: 58,9 % ; các lớp mà giáo viên giảng dạy đạt : 84,85%. 
- 2009-2010: tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,0 trở lên: 44,6% - Tỉ lệ chung 
của toàn tỉnh: 56,2 % ; các lớp mà giáo viên giảng dạy đạt : 57,36%. 
- 2010-2011: tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,0 trở lên: 40,63% - Tỉ lệ chung 
của toàn tỉnh: 54,82 % ; các lớp mà giáo viên giảng dạy đạt : 54,09%. 
Đánh giá chung: cả ba năm đều chưa đạt tỉ lệ mặt bằng chung của 
tỉnh nhưng các lớp mà giáo viên giảng dạy đều đạt hoặc vượt. 
Như vậy, việc vân dụng nhiều giải pháp thích hợp để ôn tập môn 
Ngữ văn có hiệu quả đối với học sinh lớp 12 là điều cần thiết. 
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận 
Dạy Ngữ văn đã khó, hướng dẫn học sinh ôn tập có hiệu quả để đạt 
kết quả cao trong các kì thi lại càng khó hơn đặc biệt là đối với những học 
sinh có học lực trung bình, yếu. 
Căn cứ cấu trúc đề thi môn Ngữ văn 12, gồm ba câu: Câu 1 (2 điểm): 
Tái hiện kiến thức văn học, Câu 2 (3 điểm): Nghị luận xã hội và câu 3 (5 
điểm): Nghị luận văn học. Đối với những học sinh có học lực trung bình, 
yếu giáo viên đã ứng dụng rất nhiều giải pháp để hướng dẫn các em ôn tập. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
Đề tài gồm hai nội dung chính: Khảo sát học sinh qua Phiếu thăm dò (8 
câu hỏi) và Các giải pháp (5 giải pháp) 
a. Khảo sát học sinh 
Nhằm nâng cao tỉ lệ thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn và để nắm bắt 
được tâm tư, nguyện vọng của học sinh trong việc học tập và ôn thi môn 
Ngữ văn có hiệu quả cao, giáo viên đã khảo sát bằng cách phát Phiếu thăm 
dò ý kiến của học sinh lớp 12 qua một số câu hỏi. 
Giáo viên phát ra 84 phiếu, mỗi lớp 6 phiếu chia đều cho 6 tổ. Thu vào 
64 phiếu (có nhiều tổ không tham gia đóng góp ý kiến) 
 Câu hỏi 1 : Em có hứng thú học môn Ngữ văn không? 
Có Không 
Kết quả: 36 phiếu trả lời : Có; 25 phiếu trả lời : Không; 03 phiếu trả 
lời cả hai 
Câu hỏi 2 : Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn các lớp đã nỗ lực rất 
nhiều để học sinh đạt kết quả cao. Theo em, thầy cô cần làm những gì 
để chất lượng học tập và làm bài thi của học sinh được cao hơn? 
Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề 
sau: 
- Thầy, cô cần giảng dạy sinh động, hấp dẫn hơn, gần gũi với học 
sinh hơn. 
- GV chấm bài cần có thang điểm cụ thể, khách quan, không 
chấm cảm tính và khi trả bài cần nhận xét cụ thể bài của học sinh để học 
sinh rút kinh nghiệm cho bài sau. 
- Cần tóm tắt những kiến thức trọng tâm để học sinh dễ ôn tập. 
- Cần cung cấp cho học sinh nhiều bài văn mẫu để học sinh tham 
khảo. 
- Học sinh rất thích những tiết học có hình ảnh minh họa. 
- Khi học tăng tiết xong, giáo viên cần dặn dò học sinh làm bài và 
nộp cho giáo viên chấm, sửa ý. 
- Cần động viên, khuyến khích học sinh hơn là phạt. 
- Cô dạy văn lớp em quá tuyệt vời rồi, không cần gì thên nữa. 
Có một số ý kiến đối lập nhau: Thường xuyên cho học sinh làm 
việc theo nhóm, số khác lại cho rằng: Không nên làm việc theo nhóm vì 
như thế học sinh hoặc ỷ lại hoặc không thể hiện được ý riêng của mình; 
cũng có nhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ 
và nghiêm khắc hơn với những bạn lười học, số khác lại cho rằng: khảo bài 
nhẹ nhàng hơn, cho học sinh điểm cao hơn để khuyến khích các em học 
bài; Giáo viên cần cho ghi bài nhiều hơn để học sinh có bài để học, số khác 
lại muốn ghi bài ít vì bài dài quá “ngán học bài” 
Câu hỏi 3 : Những khó khăn của em trong việc học và ôn tập môn 
Ngữ văn là gì? 
Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: 
- Bài quá dài, học không nổi. 
 - Hiểu bài nhưng khi làm văn không có vốn từ, không xác định 
được ý để viết. 
- Học trước quên sau, lẫn lộn giữa tác phẩm này và tác phẩm kia. 
- Vì bài “toàn chữ là chữ”, khi học bài là cảm thấy buồn ngủ, 
không hứng thú học. 
- Mất căn bản nên học kông hiểu. 
- Không biết cách sắp xếp các ý trong việc viết văn. 
- Không đủ thời gian để học bài, còn học nhiều môn khác nữa. 
- Không xác định được ý chính khi làm văn. 
Câu hỏi 4 : Môn Ngữ văn là môn học quan trọng, có vai trò quyết 
định trong kì thi Tốt nghiệp THPT. Em đã làm gì để ôn tập môn Ngữ 
văn có hiệu quả? 
Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: 
- Soạn bài trước ở nhà. 
- Ghi chép bài và chú nghe giảng ở lớp. 
- Học bài cũ kĩ càng. 
- Luyện tập viết các đề văn. 
- Cố gắng học thuộc lòng. 
- Chưa chuẩn bị gì hết 
Câu hỏi 5 : Khi làm bài kiểm tra có nhiều đề khác nhau có lợi ích 
gì cho em? 
- Giúp em ôn bài toàn diện hơn, không “bị tủ đè”. 
- Em phải tự làm chứ không thể chép bài của bạn bạn. 
- Bạn bên cạnh không chép được bài của em. 
- Biết làm nhiều dạng đề khác nhau. 
Câu hỏi 6 : Nếu điểm bài kiểm tra dưới trung bình, giáo viên yêu 
cầu làm lại em có hứng thú không? 
Có Không 
Kết quả: 62 phiếu trả lời : Có; 02 phiếu trả lời : Không 
Câu hỏi 7. Giáo viên s

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_nang_cao_ti_le_tot_n.pdf