Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp trẻ hứng thú trong giờ hoạt động vui chơi cho trẻ lớp Lá

Tâm lý học đã chứng minh rằng “chơi” là một hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, vì nó tạo ra ở trẻ một nét tâm lý mới, tiêu biểu là sự hình thành nhân cách của trẻ trong mối quan hệ trẻ em cùng chơi với nhau, kéo theo sự phát triển của toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ ( về nhận thức, về tình cảm, về ý chí ) làm nảy sinh những nét tâm lí đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo đó là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm. Hai đặc trưng này chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ.

Như vậy có thể nói “vui chơi” là nguồn hứng thú vô tận, là nhu cầu không thể thiếu được , là bữa cơm tinh thần trong đời sống hàng ngày của trẻ bởi vì lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi của sự hiếu động, tò mò ham hiểu biết, tuổi của những câu hỏi vì sao ? thích bắt chước người lớn, khám phá những bí ẩn của thế giới xung quanh trẻ, ở trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” nên qua vui chơi làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và nhu cầu hành động của trẻ, giúp trẻ phản ánh thực tế đời sống xung quanh trẻ vui chơi tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện như: đức, trí, thể, mỉ, lao động. qua vui chơi trẻ cảm thấy thoải mái, hào hứng tạo điều kiện để trẻ phát triển về ngôn ngữ, mở rộng kiến thức về xã hội, nâng cao sức đề kháng của cơ thể hình thành cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo thói quen văn minh vệ sinh lao động, giúp trẻ biết tiếp xúc với cái đẹp, nhận thức được cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó sáng tạo ra cái đẹp, vui chơi còn làm biến đổi cả về “lượng và chất” trong sự phát triển tâm lí của trẻ, giúp trẻ hiểu được chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi có thể nói, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là nguồn sữa trong lành thơm mát để nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng thơ ngây của trẻ con một cách toàn diện. vì vậy đối với trẻ mẫu giáo, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển được, hơn thế, chơi được coi là trường học của trẻ con chuẩn bị bước vào cuộc sống bắt đầu từ sự hình thành, xã hội trẻ em, đó là mắc xích đầu tiên quan trong để trẻ bước vào đời.

 

doc 33 trang Thảo Ly 17/08/2023 25741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp trẻ hứng thú trong giờ hoạt động vui chơi cho trẻ lớp Lá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp trẻ hứng thú trong giờ hoạt động vui chơi cho trẻ lớp Lá

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp trẻ hứng thú trong giờ hoạt động vui chơi cho trẻ lớp Lá
MỤC LỤC:
A/ LỜI NÓI ĐẦU
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
II/ CƠ SỞ THỰC TẾ
1/ Thuận lợi
2/ Khó khăn
3/ Quá trình điều tra thực tiễn
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1/ Khảo sát điều kiện đầu năm
2/Xây dựng nề nếp trẻ
3/ Xây dựng hoạt động trên lớp
4/ Đổi mới phương pháp hướng dẫn tổ chức buổi chơi
5/ Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc
6/ Nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng
7/ Học hỏi kinh nghiệm
8/ Đối với phụ huynh
 II/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
C/ KẾT LUẬN
A/ LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý học đã chứng minh rằng “chơi” là một hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, vì nó tạo ra ở trẻ một nét tâm lý mới, tiêu biểu là sự hình thành nhân cách của trẻ trong mối quan hệ trẻ em cùng chơi với nhau, kéo theo sự phát triển của toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ ( về nhận thức, về tình cảm, về ý chí) làm nảy sinh những nét tâm lí đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo đó là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm. Hai đặc trưng này chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ.
Như vậy có thể nói “vui chơi” là nguồn hứng thú vô tận, là nhu cầu không thể thiếu được , là bữa cơm tinh thần trong đời sống hàng ngày của trẻ bởi vì lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi của sự hiếu động, tò mò ham hiểu biết, tuổi của những câu hỏi vì sao ? thích bắt chước người lớn, khám phá những bí ẩn của thế giới xung quanh trẻ, ở trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” nên qua vui chơi làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và nhu cầu hành động của trẻ, giúp trẻ phản ánh thực tế đời sống xung quanh trẻ vui chơi tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện như: đức, trí, thể, mỉ, lao động. qua vui chơi trẻ cảm thấy thoải mái, hào hứng tạo điều kiện để trẻ phát triển về ngôn ngữ, mở rộng kiến thức về xã hội, nâng cao sức đề kháng của cơ thể hình thành cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo thói quen văn minh vệ sinh lao động, giúp trẻ biết tiếp xúc với cái đẹp, nhận thức được cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó sáng tạo ra cái đẹp, vui chơi còn làm biến đổi cả về “lượng và chất” trong sự phát triển tâm lí của trẻ, giúp trẻ hiểu được chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vicó thể nói, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là nguồn sữa trong lành thơm mát để nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng thơ ngây của trẻ con một cách toàn diện. vì vậy đối với trẻ mẫu giáo, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển được, hơn thế, chơi được coi là trường học của trẻ con chuẩn bị bước vào cuộc sống bắt đầu từ sự hình thành, xã hội trẻ em, đó là mắc xích đầu tiên quan trong để trẻ bước vào đời. 
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh,  nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động vui chơi, ở góc phân vại chủ đề ngành nghề “ Bác sĩ ” cháu biết được công việc của bác sĩ là làm gì? Những dụng cụ nào cần cho nghề bác sĩ? Ai đã chữa bệnh cho con người..?
Chơi hoạt động vui chơi giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Ở hoạt động vui chơi còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, 
Chơi hoạt động vui chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ.
Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
II/ CƠ SỞ THỰC TẾ
Đầu năm học 2017-2018 tôi được Nhà trường phân công dạy lớp Lá 3 trường Mầm non Định An với tổng số cháu là 28, trong đó 28/14 nữ, qua đặc điểm tình hình lớp tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
1// Thuận lợi:
- Được BGH nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng học đủ diện tích cho giờ chơi, đặc biệt thoáng mát, đủ ánh sáng.
- Tất cả trẻ cùng độ tuổi và đều cư ngụ trên địa bàn xã.
- Cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập và vui chơi của con em mình, sẵn sàng hỗ trợ và ủng hộ nguyên vật liệu phế phẩm cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng.
- Hàng năm được phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Dầu Tiếng , Ban giám hiệu nhà trường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo định kỳ.
2/ Khó khăn:
 - Vì điều kiện ở vùng sâu, vùng xa, đa số các cháu là con em nông dân, công nhân nhìn chung sự hiểu biết của phụ huynh còn hạn chế. 
 - Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít. Trong khi đó, đồ dùng hoạt động vui chơi phải luôn thay đổi theo từng chủ đề, chủ đề nhánh, đồ dùng đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Song còn một số phụ huynh hay phê bình cô giáo hay cho trẻ chơi mà ít dạy trẻ viết chữ, đọc chữ, làm toán.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con em mình
- Một số trẻ chưa qua trường lớp mầm, chồi nên việc tiếp thu các yêu cầu của giờ vui chơi chưa đồng đều.
- Một số trẻ trong lớp thụ động, ít giao lưu trong giờ chơi.
 - Trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ, áp đặt trong lựa chọn trò chơi, áp đặt trong cách chơi... dẫn đến chưa phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ một cách tối ưu nhất. 
 - Một số trò chơi bị lặp đi lặp lại, nội dung chơi chưa phong phú, còn đơn điệu làm mất đi sự hứng thú và tự nguyện của trẻ. 
 - Trong hoạt động vui chơi một số dạng trò chơi hầu như không được quan tâm tổ chức cho trẻ một cách thường xuyên như: Trò chơi dân gian, trò chơi đóng kịch
Từ những tình trạng thực tế mà tôi đã nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp bản thân tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp tối ưu nào đó nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt hoạt động này.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Khảo sát thực tiễn đầu năm:
 Vào đầu năm học tôi đã tổ chức các giờ hoạt động vui chơi cho trẻ, qua đó tôi nhận thấy rằng một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi mà nhờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho trẻ, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, một số trẻ thích chơi góc nào thì chơi mãi góc đó, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích, dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp, qua điều tra tỷ lệ cụ thể như sau:
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
Trẻ hứng thú trong giờ chơi
15/28
53.57%
Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo
10/28
35.71%
Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi
10/28
35.71%
Đồ chơi phục vụ các góc chơi
14/28
50%
Với kết quả trên tôi thấy chưa đạt yêu cầu đề ra, điều đó làm tôi suy nghĩ để tìm ra biện pháp mới hiệu quả, áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp mình, phấn đấu để buổi chơi đạt kết quả cao hơn.
 Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ, như ở góc học tập tôi hỏi: Vì sao cháu không thích chơi ở góc này? thì trẻ trả lời: Tô theo chữ chấm mờ mãi con không thích; một cháu khác ở góc nghệ thuật thì cháu nói: Con tô màu con gà xong rồi; Còn lại một số cháu thì không tập trung vào góc chơi của mình mà hay đi dạo đến góc chơi của bạn, hơn nữa việc phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng, chưa trang trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau, hay nói một cách khác các góc chơi không hỗ trợ cho nhau.
Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao. Để từ đó là cơ sở để xây dựng các hoạt động vui chơi phù hợp.
2/Xây dựng nề nếp trẻ :
Ngay từ những ngày đầu của năm học tôi đã chú trọng đến việc đưa trẻ vào nề nếp, muốn có một buổi vui chơi đạt chất lượng tốt thì trước hết trẻ phải có nề nếp, lớp tôi có nhiều cháu trai nên các cháu hay nghịch. Vì vậy tôi đã phân chia theo nhóm trong các giờ hoạt động chung để cháu khá kèm cháu yếu. còn trong giờ hoạt động vui chơi thì những cháu ngoan nhắc nhỡ những cháu chưa ngoan, chưa có nề nếp. Tôi dành thời gian quan tâm hơn đến những cháu cá biệt, kịp thời uốn nắn và giúp đỡ, tập cho trẻ có thói quen và hành vi văn minh, phản ánh đúng thực tế của hành động trong vui chơi 
Ví dụ: Khi cô giáo tập trung lại để giới thiệu buổi chơi thì cháu chú ý nghe cô nói, khi chơi phải có sự phối hợp giữa các vai chơi, không được tranh giành đồ chơi với bạn, không tung ném đồ chơi, không cười đùa xô đẩy, trêu chọc nhau và biết thu dọn sau khi chơi.
Trong khi vào góc chơi trẻ cần thay đổi góc chơi cho nhau không được giành góc chơi mà mình thíc ... xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi khác, khi đó trẻ không những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác. Khi chơi xây dựng, ngoài tạo một công viên nhất định, cô giáo còn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu vui chới đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Tuy nhiên, ở góc chơi này tôi cũng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng. Để khắc phục điều này bằng cách lấy những thùng giấy, ống chỉ,  để làm hàng rào, đường đi
+ Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi dùng thùng giấy làm đường hầm cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ.
+ Đôi khi công trình xây dựng còn phục vụ cho sự khởi đầu cho đóng vai. Ví dụ: Xây nhà hát để bắt đầu cho trẻ chơi đóng kịch hoặc diễn rối.
+ Góc xây dựng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm xong những sản phẩm, từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra.
Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thích nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi.
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào ngoài việc kết hợp với phụ huynh, tôi còn liên hệ với các em ở trường Tiểu học, Trung học những đò dùng thủ công mà học sinh đã làm. Tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ.
Tôi đã sử dụng nguyên vật liệu sưu tầm và nguyên vật liệu thiên nhiên một cách linh hoạt nên các cháu rất hào hứng khi được chơi, điều đó đã giúp tôi hoàn thành những giờ chơi và đạt kết quả tốt.
6/ Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng trẻ:
Ngoài những phương pháp hướng dẫn, sáng tạo làm đồ chơi tôi còn phải tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ để bồi dưỡng cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Trong giờ trả trẻ hoạt động chiều, tôi thường kể cho trẻ nghe những nghề nghiệp trong xã hội những công việc của nghề đó ví dụ trong bệnh viện có rất nhiều bác sĩ, y tá và bệnh nhân, bác sỹ có nhiệm vụ khám bệnh, y tá tiêm thuốc trò chuyện hỏi han trẻ về công việc của ông bà, cha mẹ những người xung quanh trẻ, hỏi trẻ xem trẻ thích chơi trò chơi gì nhất? ví dụ trẻ trả lời chơi bán hàng, thế thì phải chơi như thế nào nhỉ? (niềm nở với khách hàng, biết bày hàng đẹp, ngăn nắp)
Với những cháu chỉ thích vai cố định, tôi hỏi han để biết được vì sao cháu lại không chơi các trò chơi khác, từ đó tôi giải thích, khuyến khích để trẻ thích chơi nhiều trò chơi ở góc khác.
Ví dụ : Cháu Thành Tài lớp tôi chỉ thích chơi góc xây dựng tôi hỏi có thích Bác sĩ không? Con thử chơi xem nhé! Làm Bác sĩ thích lắm, được khám bệnh, được kê đơn thuốc
Với những cháu đã chơi tốt, tôi luôn động viên khích lệ và góp ý để trẻ chơi tốt hơn, có nề nếp hơn. Tôi luôn gần gũi trẻ tạo được cảm giác an toàn. Cho trẻ cỡi mở với mình từ đó để nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và hơn nữa là thường xuyên trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ hơn đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó đưa ra biện pháp giáo dục tốt nhất. Với mục đích là để tất cả trẻ đều tham gia tích cực vào buổi chơi. 
Đối với những cháu hay phạm luật trong các trò chơi có luật, tôi căn dặn trẻ hãy chú ý lắng nghe kỹ cô nêu luật chơi để hiểu luật chơi, giúp trẻ cố gắng chơi tốt hơn
7/ Học hỏi kinh nghiệm: 
Tôi thường xuyên học hỏi kinh nghiệm qua dự giờ đồng nghiệp ở trường, qua các hội thi Giáo Viên giỏi cấp cơ sở, cấp huyện, dự giờ có sự góp ý của Ban Giám Hiệu.. tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong cách tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, học hỏi đồng nghiệp về những điều còn vướng mắc, hỏi các cấp chỉ đạo để giờ vui chơi đạt kết quả tốt hơn. Từ đó tôi rút được cái hay trong cách tổ chức vui chơi và hướng dẫn trẻ chơi tốt nhất
8/ Đối với phụ huynh.
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, ý nghĩa của trò chơi đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời hướng dẫn cho cha mẹ trẻ cần lựa chọn, chuẩn bị phương tiện cho trẻ chơi và cách thức hướng dẫn trẻ chơi tại gia đình. 
 Tuyên truyền thông qua góc trao đổi với phụ huynh, cô giáo lên mạng hoạt động hàng tuần để phụ huynh nắm bắt được trong tuần con mình được học gì, chơi gì.
 Thông qua các buổi họp phụ huynh trong năm học, giáo viên trao đổi về những nội dung cần thiết.
 Thông qua các bài tuyên truyền, tài liệu, sách báo. Qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp.
 Mời phụ huynh cùng tham gia dự các giờ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong nhóm lớp. 
 Đặt nhiệm vụ cho các bậc phụ huynh phối hợp cùng chuẩn bị một số đồ chơi làm từ nguyên vật liệu sưu tầm. 
Từ đó có sức thuyết phục lớn đến sự hỗ trợ về mọi mặt của phụ huynh, nhận được sự đồng tình đóng góp cả về vật chất lẫn đường lối, tư tưởng và tình cảm. Vì vậy mà hiệu quả giáo dục tăng cao.
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
 + Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động vui chơi cho trẻ.
 + Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu.
 + Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ chơi.
* Đối với trẻ:
+ Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên ttoi nhận thấy trẻ tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm.
+ Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thu trong khi chơi
+ Kết quả cụ thể như sau:	
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
Trẻ hứng thú trong giờ chơi
26/28
92.85%
Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo
24/28
85.71%
Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi
22/28
78.57%
Đồ chơi phục vụ các góc chơi
100%
* Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi hoạt động góc, có nhiều giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 *Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việc hoạt động vui chơi trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Có kế hoạch thực hiện hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi, phù hợp theo chủ đề lớn, chủ đề nhánh.
Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào lớp học.
Nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và đặc điểm riêng của từng trẻ để phân loại được khả năng nhận thức của từng trẻ để có phương pháp dạy trẻ phù hợp với từng đối tượng
Tìm tòi đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ.
Nội dung hoạt động ở các góc phù hợp với từng chủ đề, cụ thể, rõ ràng.
Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời.
Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi.
Khi tổ chức hướng dẫn trẻ chơi phải bám sát nội dung chương trình, lên kế hoạch cụ thể cho giờ hoạt động vui chơi phù hợp.chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ giờ vui chơi cho trẻ.
Phải nắm vững chắc phương pháp kết thúc trọng tâm, từ đó nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến cách hướng dẫn và luôn làm mới hấp dẫn trẻ làm cho buổi chơi sinh động , lôi cuốn được sự chú ý của trẻ
Rèn luyện và xây dựng nề nếp trẻ, uốn nắn trẻ ngoan có tinh thần trách nhiệm để bảo vệ và giữ gìn đồ chơi.
Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, lắng nghe sự góp ý của bạn đồng nghiệp và ban lãnh đạo cấp trên.
Thường xuyên tham gia các tiết thao giảng ở trường để học hỏi những điều mới lạ để áp dụng cho giờ vui chơi của lớp mình.
Thường xuyên tìm tòi các tài liệu có nội dung liên quan đến giờ vui chơi để học hỏi những gì mới lạ và áp dụng thực hiện trên giờ vui chơi cho trẻ. 
Tích cực sưu tầm và làm mới nhiều đồ chơi, làm cho đồ chơi phong phú có tính sáng tạo và bảo đảm các yêu cầu của đồ chơi dành cho trẻ Mầm non. Nhằm gây hứng thú cho trẻ trong giờ chơi tránh sự nhàm chán, có như vậy giờ vui chơi mới đạt kết quả cao.
C/ KẾT LUẬN:
Việc cho trẻ hoạt động vui chơi là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở các góc. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé, do đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ luôn tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. 
Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè.
Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt động vui chơi của lớp học và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào giờ hoạt động vui chơi. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất để dạy trẻ. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
 \ 
Hình 1: Cất đồ dùng gọn gàng
Hình 2: Trẻ và cô cùng làm đồ dùng
Hình 3: Thí nghiệm sự đổi màu của bắp cải tím
Hình 4: Hình ảnh hoạt động 1 số góc
Góc Phân vai
Góc Nghệ thuật
Góc xây dựng
Góc Học Tập
Góc thiên nhiên
 Hình 6: Một số đồ dùng đồ chơi tự tạo

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_tre_hung_thu_tr.doc