Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập ở môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4

Để dạy và học phát huy tính tích cực của học sinh, những năm qua nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới đã thực sự đưa vào trường tiểu học. Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay.

Do vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên. Do đặc điểm học sinh Tiểu học “ Tiềm tàng khả năng phát triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.

pdf 25 trang Huy Quân 28/03/2025 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập ở môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập ở môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập ở môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC 
TẬP Ở MÔN LỊCH SỬ VÀ 
ĐỊA LÍ LỚP 4
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH VIẾT ĐỀ TÀI 
Để dạy và học phát huy tính tích cực của học sinh, những năm 
qua nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới đã thực sự đưa 
vào trường tiểu học. 
Việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát 
triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng 
tạo, có năng lực giải quyết vấn đề  có khả năng đáp ứng yêu cầu 
của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay. Do 
vậy việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả 
cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên. 
Do đặc điểm học sinh Tiểu học “ Tiềm tàng khả năng phát 
triển” nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều 
phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh 
hội kiến thức, giúp học sinh có điều kiện “Trải nghiệm và thử 
thách”. Qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, 
chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau 
trong học tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, các em 
được phát triển nhiều mặt nhằm vận dụng vào cuộc sống hằng 
ngày. 
Cùng với môn khoa học, lịch sử và địa lí, trong chương trình 
tiểu học trước đây là những phân môn của Tự nhiên và xã hội . 
Trong chương trình tiểu học mới lịch sử và địa lí là hai phần của 
môn Lịch sử và địa lí vì vậy nó có mối liên hệ khăng khít với nhau. 
Sự liên môn của môn lịch sử và địa lí càng yêu cầu học sinh phải 
tiếp thu lượng kiến thức song hành. 
Phần lịch sử trong môn lịch sử và địa lí lớp 4 cung cấp cho học 
sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống 
theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam đồng thời cho học sinh 
hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong 
HHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHH
HHHHHH 
 HHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHH
quá khứ và hiện tại của xã hội loài người thuộc phạm vi đất nước 
Việt Nam. Như vậy học sinh phải học hỏi tìm hiểu môi trường 
xung quanh, thiên nhiên, văn hóa  Từ đó các em biết tự hào, 
tôn kính cội nguồn dân tộc để hình thành nhân cách con người 
toàn diện. 
Phần địa lí trong môn lịch sử và địa lí lớp 4 yêu cầu học sinh 
phải nắm được các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí ở 
các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Sự cần thiết học sinh 
phải tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các 
vùng miền khác nhau. Cũng như phân môn lịch sử, phân môn địa lí 
học sinh cần có kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, biết khai thác 
triệt để các kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa. Nhằm tiếp 
nhận kiến thức cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. 
Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 có lượng kiến thức dồi dào, các 
em phải chủ dộng tiếp nhận kiến thức về các chủ đề trên với nhiều 
hình thức khác nhau. Những chủ đề này rất thiết thực gần gũi, liên 
quan đến cuộc sống của các em. Vì thế các em cần phải tiếp nhận 
một cách hiệu quả. 
Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài sự phối hợp hài hòa các 
phương pháp thì cũng cần tạo ra một không gian vui tươi, sôi nổi 
trong từng phương pháp nhằm giúp học sinh hứng thú, chủ động 
chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc “Học mà chơi – chơi mà học” 
là điều kiện cần ở lứa tuổi học sinh tiểu học. 
Vậy để phối hợp việc “Học mà chơi - chơi mà học” trong từng 
hoạt động dạy- học được hay không? Điều đó chắc chắn là được. 
Đó chính là “Các trò chơi học tập”. 
Nếu giáo viên có sự chuẩn bị kĩ, biết tổ chức tốt, hợp lí “Các 
trò chơi học tập” thì đây sẽ là một hình thức học tập hết sức hứng 
thú đối với học sinh vì lẽ: Học sinh học tập kiến thức mới, ôn tập 
kiến thức cũ trong một môi trường thoải mái, nhẹ nhàng không gò 
bó. 
Xuất phát từ những suy nghĩ đó mà đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm: “Một số trò chơi học tập ở môn Lịch sử và Địa lí lớp 4” 
thực sự đạt hiệu quả không chỉ ở khối 4 mà có thể ở các khối lớp 
 khác nếu giáo viên biết lựa chọn và sử dụng nó vào các hoạt động 
dạy học hợp lý. 
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHUNG HIỆN NAY 
1. Tình hình thực tế trong việc dạy và học 
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ trong việc giảng dạy 
của giáo viên đứng lớp. 
Khi đưa ra vấn đề thực hiện đề tài, với sự nỗ lực của bản thân 
và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong tổ khối đã giúp đỡ cho sáng 
kiến này được hoàn thành. 
Khối lớp 4 được sắp xếp học cùng một buổi với những thầy cô 
giáo nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề mến trẻ.Với vai trò là giáo viên 
chủ nhiệm lớp 4, các thầy cô có điều kiện gần gũi với học sinh 
không chỉ lớp mình chủ nhiệm mà còn dễ tiếp cận với học sinh các 
lớp khác trong cùng khối, được biết lứa tuổi các em thích khám phá 
và thử thách, thích học tập trong môi trường vui tươi thoải mái. 
Các đồng nghiệp cũng tạo điều kiện giúp đỡ, đồng tình ủng hộ, 
thử nghiệm các trò chơi học tập vào hoạt động dạy học. 
Tuy nhiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học môn 
Lịch sử và Địa lí chưa đầy đủ cho nên việc tạo ra một môi trường 
dạy học đạt hiệu quả là điều không dễ dàng. 
Hơn thế nữa chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 là một 
nội dung mới trong giai đoạn 2 của bậc tiểu học đã gây cho học sinh 
ít nhều bỡ ngỡ khi tiếp xúc. Môn lịch sử và địa lí góp phần không 
nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho học sinh. Thế nhưng với học 
sinh tiểu học việc tiếp nhận kiến thức theo chương trình tiểu học 
mới còn gặp nhiều khó khăn. 
Tuy thế, với lòng nhiệt huyết của một người thầy dù khó khăn 
đến mấy thì cũng cần cho học sinh nhận thấy: “Mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui”. 
2. Thực trạng của việc tổ chức “Trò chơi học tập hiện nay”. 
Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học 
tập vào các hoạt dộng dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ 
dược vận dụng ở các lớp 1, 2 ,3. Vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 có lượng kiến 
thức đơn giản, nội dung các hoạt động ngắn gọn hơn nên có nhiều 
thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp 4, 5 lượng kiến 
 thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để truyền 
tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng 
nề. Do đó đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa 
xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của 
học sinh. Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện 
để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình. 
Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục 
đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy 
sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp học 
sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo học sinh là 
chủ thể mọi hoạt động học tập. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Hình thức giảng dạy bằng trò chơi học tập ở môn Lịch sử và 
Địa lí học sinh lớp 4 B – Trường Tiểu học Mỹ Hương. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát: Giữa giáo viên và 
học sinh, tình hình thực tế của lớp và trường. 
- Phương pháp trò chuyện: Giữa giáo viên với giáo viên, giữa 
giáo viên với học sinh. 
- Một số phương pháp hỗ trợ khác: Đọc sách, tham khảo tài liệu 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
Trước khi lên lớp, mỗi thầy cô giáo đều chuẩn bị bài giảng cuả 
mình. Có chuẩn bị thì kiến thức mới vững vàng, lời giảng mới hấp 
dẫn, phương pháp mới sinh động. Song muốn tạo được sự chú ý và 
gây hứng thú học tập cho học sinh để không khí vui tươi, nhẹ nhàng 
trong từng hoạt động học tập là cả một vấn đề nghệ thuật. Một số 
trò chơi áp dụng ở môn lịch sử và địa lí lớp 4 có tác dụng tích cực 
đến việc học tập của các em. 
I. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
Việc tổ chức trò chơi học tập vào bất cứ hoạt động nào của 
môn Lịch sử và địa lí đều rất quan trọng: 
 - Làm thay đổi hình thức học tập trong từng hoạt động. 
- Làm không khí lớp học thoải mái dễ chịu hơn. 
- Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp 
dẫn. 
- Từ đó học sinh nhanh nhẹn, cởi mở, hòa đồng trong học tập 
cũng như trong lao động thực tiễn. 
- Giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và tự giác. 
- Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và hệ thống kiến thức 
một cách sáng tạo mà sâu sắc. 
II. TRÌNH TỰ THAO TÁC THỰC HIỆN TRÒ CHƠI HỌC 
TẬP 
á Mỗi trò chơi học tập được trình bày theo ba phần: 
1. Mục đích của trò chơi 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
3. Cách thực hiện trò chơi 
Dựa vào nội dung học tập và các hoạt động dạy học để giáo 
viên chuẩn bị hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị những điều kiện 
cần thiết để tổ chức trò chơi hợp lí và đạt hiệu quả. Khi vận dụng để 
HHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHH
HHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHH
HHHHtổ chức trò chơi “học mà chơi- chơi mà học”, giáo viên có 
thể thay đổi ngữ liệu hoặc điều chỉnh mức độ trò chơi sao cho phù 
hợp với nội dung học tập. 
III. CÁCH TIẾN HÀNH CỤ THỂ MỘT SỐ “TRÒ CHƠI HỌC 
TẬP” 
1. TRÒ CHƠI “CHỌN SỐ”: 
a. Mục đích. 
- Dùng để dạy các tiết ôn tập thực hành hoặc các hoạt động 
củng cố các tiết học thuộc môn Lịch sử và địa lí lớp 4. 
- Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn 
ngữ của học sinh. 
- Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp 
thời uốn nắn, bổ sung kiến thức cho các em. 
 - Rèn sự nhanh nhẹn, nhạy bén khi gặp các tình huống. 
b. Chuẩn bị: 
- Kẻ sẵn hình vuông trên bảng hoặc giấy ruki 
Một hình vuông có cạnh 60 cm, chia hình vuông đó thành 9 ô 
đều nhau. Đánh số từ 1 đến 8, một ô để trống. 
Ví dụ: Khi ôn về các giai đoạn lịch sử thuộc bài ôn tập (bài 
20) có thể chuẩn bị ô vuông và một số câu hỏi như sau: 
- Nhóm 1: gồm 8 câu hỏi ôn về buổi đầu độc lập và các sự kiện 
lịch sử tiêu biểu của giai đoạn đó. 
- Nhóm 2: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt thời Lý với các sự 
kiện lịch sử trong giai đoạn đó. 
- Nhóm 3: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt thời Trần với các 
sự kiện lịch sử ở giai đoạn đó. 
- Nhóm 4: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt buổi đầu thời hậu 
Lê với các sự kiện lịch sử ở giai đoạn đó. 
Ngoài ra còn một số câu hỏi tư

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_hoc_tap_o_mon_lich_su.pdf