Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng Đạo đức Khối 4-5

Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình. Vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội. Quan điểm tôn giáo cho nguồn gốc đạo đức là từ tôn giáo. Vì vậy bản chất đạo đức là bản chất tôn giáo. Đó là một sai lầm cả về phương diện logic cũng như về lịch sử. Tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin thượng đế còn đạo đức bắt nguồn từ niềm tin vào con người. Quan điểm tự nhiên giải thích nguồn gốc đạo đức từ bản chất vật thể, từ những bản tính nguyên thuỷ, cố định bất biến. Đó là bản chất vĩnh viễn của con người. Họ cho răng: Con người sinh ra từ động vật nên mang bản chất động vật.

Bản năng đó được gọi là: "Chủ nghĩa cá nhân sinh vật". và khi chuyển sang người thì đó là: " Chủ nghĩa cá nhân bản năng". Là bản năng nên chủ nghĩa cá nhân ấy trở thành bản chất vĩnh viễn của con người. Là cơ sở đạo đức vị kỷ. Các thuyết này tỏ ra hoàn toàn không có cơ sở, bởi vì sinh vật không có ý thức nên không có thứ chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa cá nhân chỉ xuất hiện khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tức là chủ nghĩa giai cấp đối kháng. Quan điểm xã hội coi đạo đức như những quy ước chung có tính chất chủ quan của xã hội, nó bắt nguồn từ sự thoả thuận chung mà không có cơ sở khách quan. Quan điểm này không giải thích nổi sự thay đổi của đạo đức và đặc biệt là sự xuất hiện những quan điểm đạo đức trái ngược nhau trong cùng một xã hội có giai cấp đối kháng.

pdf 15 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng Đạo đức Khối 4-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng Đạo đức Khối 4-5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng Đạo đức Khối 4-5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠO 
ĐỨC KHỐI 4-5 
Họ và tên: Nguyễn Thị CẩM 
Hiệu trưởng Tiểu học Ngư Thủy Bắc 
A. Phần thứ nhất 
I. Lý do chọn đề tài. 
1. Cơ sở lý luận: 
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, nhờ 
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình. Vì lợi ích xã hội, hạnh 
phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá 
nhân và tập thể hay toàn xã hội. 
Quan điểm tôn giáo cho nguồn gốc đạo đức là từ tôn giáo. Vì vậy bản 
chất đạo đức là bản chất tôn giáo. Đó là một sai lầm cả về phương diện logic 
cũng như về lịch sử. Tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin thượng đế còn đạo đức 
bắt nguồn từ niềm tin vào con người. 
Quan điểm tự nhiên giải thích nguồn gốc đạo đức từ bản chất vật thể, 
từ những bản tính nguyên thuỷ, cố định bất biến. Đó là bản chất vĩnh viễn 
của con người. Họ cho răng: Con người sinh ra từ động vật nên mang bản 
chất động vật. Bản năng đó được gọi là: "Chủ nghĩa cá nhân sinh vật"... và 
khi chuyển sang người thì đó là: " Chủ nghĩa cá nhân bản năng". Là bản năng 
nên chủ nghĩa cá nhân ấy trở thành bản chất vĩnh viễn của con người. Là cơ 
sở đạo đức vị kỷ. Các thuyết này tỏ ra hoàn toàn không có cơ sở, bởi vì sinh 
vật không có ý thức nên không có thứ chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa cá nhân 
chỉ xuất hiện khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tức là chủ 
nghĩa giai cấp đối kháng. Quan điểm xã hội coi đạo đức như những quy ước 
chung có tính chất chủ quan của xã hội, nó bắt nguồn từ sự thoả thuận chung 
mà không có cơ sở khách quan. Quan điểm này không giải thích nổi sự thay 
đổi của đạo đức và đặc biệt là sự xuất hiện những quan điểm đạo đức trái 
ngược nhau trong cùng một xã hội có giai cấp đối kháng. 
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc và bản chất 
đạo đức: 
- Sự nảy sinh, phát triển và hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc trong 
hoạt động vật chất của con người, trong đó vai trò lao động sản xuất đóng vai 
trò quyết định. 
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tồn 
tại xã hội thay đổi ý thức xã hội cũng thay đổi theo. 
- Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác ở nhà trường xã 
hội chủ nghĩa. Bác Hồ đã khẳng định: "Đạo đức là cái gốc của con người 
phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo. Do đó 
công tác giáo dục tư tưởng - chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt 
trong nhà trường. Công tác đạo đức được tiến hành tốt sẽ là cơ sở để nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện, vì thế giáo dục đạo đức có có quan hệ mật 
thiết với các mặt giáo dục giáo". 
Đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách và gắn bó chặt chẽ 
với các mặt khác trong nhân cách hoàn chỉnh của người học sinh. Đức dục 
hỗ trợ tích cực các mặt giáo dục khác. Thực hiện tốt công tác đức dục sẽ tạo 
nên những chuyển biến cơ bản cho các mặt giáo dục toàn diện. 
Vậy giáo dục về mặt đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, 
có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới 
quan, nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa, quan điểm lập trường của giai cấp 
công nhân, bồi dưỡng cho các em hành vi và thói quen đạo đức, hình thành 
những nét tính cách của con người mới phù hợp với mục đích giáo dục. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
Qua thực tế của Trường tiểu học Ngư Thuỷ Bắc, là một xã vùng biển 
bải ngang nằm phía Đông huyện Lệ Thuỷ. Cuộc sống kinh tế gia đình gặp 
nhiều khó khăn, tình trạng dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế. Đại đa số học 
sinh ngoài giờ học ở trường về nhà còn phải làm việc giúp đỡ gia đình như: 
chăn trâu, bò, nhặt phế liệu.... 
Trong tình hình tiếp xúc với nhiều đối tượng giao tiếp ứng xử giao tiếp 
rất phức tạp, các em đã phát ngôn bừa bãi thiếu lịch sự như: chửi thề, nói tục 
ở lứa tuổi lớp 4, lớp 5. Tinh thần thái độ học tập đang còn hạn chế, chưa thể 
hiện tinh thần tập thể đê đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhận với lợi 
ích tập thể, chưa có tin thành hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong khi thực hiện 
công việc chung. Mặt khác trước những biến động của xã hội; ảnh hưởng của 
cơ chế thị trường, nhận thức về các chuẩn mực đạo đức của một số học sinh 
có những điểm lệch lạc hoặc mơ hồ. Đến trường mỗi khi tôi quan sát, nghe 
ngóng trong giờ chơi, các em ứng xử với nhau trong nhiều tình huống, không 
tránh khỏi những hành vi xấu trong giao tiếp ảnh hưởng đến nhân cách phẩm 
chất đạp đức của người học sinh. 
Về phía gia đình thì cha mẹ các em đều khoán trắng cho nhà trường, 
bởi vì do điều kiện kinh tế quá khó khăn, cho nên đó là một mặt rất hạn chế 
cho phong trào giáo dục ở trường. 
Công tác giảng dạy bộ môn đạo đức đối với giáo viên còn xem nhẹ, 
chưa chú trọng đúng mức, xem đạo đức như là môn phụ dẫn đến chất lượng 
giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế. Trong những năm trước 
đây, trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc đã kết hợp với nhiều tổ chức đoàn thể 
phát động phong trào theo chủ đề: "Nói lời hay, làm việc tốt" trong học sinh 
khối 4 - 5, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi dần dần lắng 
xuống. Việc làm đó chỉ mang tính chất cấp thời không duy trì được lâu dài. 
Tình trạng học sinh nói tục, chửi thề vẫn tái hiện lại, đã làm mất đi phẩm 
chất nhân cách học sinh dưới máu trường xã hội chủ nghĩa. Thời gian gần 
đây và hiện nay chiều hướng tệ nạn xã hội vẫn đang còn diễn biến tìm các 
xâm nhập vào trường học lôi cuốn học sinh theo con đường truỵ lạc, làm mất 
đi phẩm chất nhân cách của người học sinh. 
Với tình hình thực tế trên đây, đòi hỏi người cán bộ quản lý trên địa 
bàn giáo dục xã Ngư Thuỷ Bắc phải trăn trở suy nghĩ tìm ra một số biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là 
học sinh khối 4 -5. 
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 
1. Mục tiêu: 
Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh 
khối 4 - 5 trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc. 
2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu khảo sát thực trạng đạo đức học sinh khối 4 
- 5 trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc. 
- Nhiệm vụ 2: Phân tích thực trạng và tìm ra nguyên nhân. 
- Nhiệm vụ 3: Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục đạo đức học sinh khối 4 - 5 trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc. 
- Nhiệm vụ 4: Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm. 
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đạo đức học sinh khối 4 - 5 trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc. 
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy khối 4 - 5. 
- Chường trình nội dung giáo dục đạo đức. 
- Môi trường giáo dục đạo đức học sinh ngoài nhà trường. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Điều tra khảo sát thống kê tình hình thực tiễn. 
- Đối thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh khối 4 - 5. 
- Đọc tài liệu và nghiên cứu tài liệu. 
- Phân tích tổng hợp. 
B - Phần thứ hai 
thực trạng và giải pháp nghiên cứu 
I. Thực trạng của vấn đề: 
- Khảo sát thực trạng tình hình đạo đức của học sinh khối 4-5, trường 
Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc năm học 2006 - 2007 như sau: 
STT Họ và tên giáo viên 
Chủ 
nhiệm 
lớp 
Tổng 
số 
HS 
Kết quả Ghi 
chú Đạt Chưa đạt 
SL % SL % 
1 Hoàng Thị Kiều 4A 27 25 92,6 2 7,4 
2 Cao Việt Lĩnh 4B 23 20 87 3 13 
3 Lê Thị Ninh 4C 20 20 100 / / 
4 Trần Thị Ngọc Quế 4D 22 22 100 / / 
5 Lê Thị Mơ 5A 25 96 100 1 4 
6 Đinh Thị Tố Như 5B 24 22 91 2 9 
7 Nguyễn Thái Bình 5C 20 20 100 / / 
8 Lưu Đức Tú 5D 20 20 100 / / 
- Học sinh vi phạm đạo đức năm học 2006-2007 
STT Họ và tên Lớp 
Hành vi vi phạm Hoàn cảnh 
gia đình Vô ý thức Đánh lộn 
Gian lân 
1 Dương Văn Nam 4B x 
2 Đinh Viết Hùng 4B x 
3 Võ Xuân Tú 5A 
4 Lê Thị Mỹ Linh 5B x 
5 Dương Văn Tài 4A 
* Tình hình thực trạng: 
Năm học 2006-2007 học sinh khối 4-5 có 8 lớp với tổng số .....học 
sinh, nữ: .... Trong đó: 
 Khối 4 có 4 lớp với tổng số .... học sinh, nữ: .... 
Khối 4 có 4 lớp với tổng số .... học sinh, nữ: .... 
- Hoàn cảnh: Quan điểm điều tra khảo sát thì có những hoàn cảnh như 
sau: 
 + Mồ côi cha lẫn mẹ : 2 em 
 + Mồ côi cha ( hoặc mẹ ) : 8 em 
 + Học sinh con nhà nghèo: 31% 
 + Gia đình kinh tế đủ ăn : 69% 
 + Học sinh không được cha mẹ quan tâm : 85% 
- Tình hình đặc điểm của học sinh: 
Qua khảo sát tình hình thực tế về hành vi đạo đức học sinh khối 4-5 tại 
trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc được thể hiện rõ nét như sau: 
 + Hiện tượng nói tục chửi thề: 25% 
 + Hiện tượng vô ý thức: 5% 
 + Hiện tượng đánh lộn: 3% 
 + Hiện tượng gian lận: 1% 
 + Hiện tượng không giữ gìn bảo vệ của công: 50% 
 + Học sinh vi phạm đạo đức chưa thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ 
của người học sinh là: 8 em 
- Kết quả xếp loại Hạnh kiểm học sinh khối 4-5 năm học 2006-2007 
như sau: 
 + Thực hiện đầy đủ: 173/181 Tỷ lệ: 95,6% 
 + Thực hiện chưa đầy đủ: 8/181 Tỷ lệ: 4,4% 
Qua khảo sát cho thấy một số học sinh vi phạm về hành vi đạo đức là 
do nguyên nhân sau: 
* Nguyên nhân học sinh vi phạm đạo đức: 
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con cái , đại đa số phụ 
huynh chỉ biết giao khoán cho nhà trường. Việc rèn luyện hành vi đạo đức 
của học sinh ở gia đình chưa thật kỷ cương nề nếp, phụ huynh kiểm tra chưa 
chặt chẽ, nhiều gia đình kỷ luật chưa nghiêm. 
 - Cuộc sống ở nông thôn, người nông dân đa số có trình độ hạn chế, 
đời sống gia đình khó khăn họ chỉ biết lo làm để tạo nên bát cơm manh áo 
cho nên không có thời gian quan tâm đến việc học hành, rèn luyện hành vi 
đạo đức cho các em. 
- Học sinh tiếp xúc nhiều với các đối tượng xấu đi làm ăn ở miền Nam 
về vào các dịp Lễ, Tết. 
- Đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm khối 4-
5 nói riêng chưa được nhà trường đầu tư đúng mức về trình độ chuyên môn 
giảng dạy môn đạo đức. Một số giáo viên vẫn còn con thường môn đạo đức, 
cho đó là môn phụ. 
- Các đoàn thể ở địa phương chưa tổ chức được các hoạt động thông 
qua ngày truyền thống góp phần giáo dục đạo đức cho các em. 
Do những nguyên nhân nói trên ở trong nhà trường, ở gia đình và 
ngoài xã hội. Đặc biệt trong thực tế hiện nay có nhiều hiện tượng và hành 
động vè đạ

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong.pdf