Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực môn làm quen chữ viết tiết 1
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên- bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Tạo điều kiện tốt cho những bước phát triển sau này. Hướng sự phát triển của trẻ vào việc hình thành nhân cách con người, chuẩn bị khả năng học tập tốt.
Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước. Quan tâm tới cả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là vấn đề được đặt lên hàng đầu của xã hội, khi chuẩn bị cho trẻ bước vào một năm học mới.
Chuyển từ giai đoạn vui chơi là hoạt động chủ đạo, sang hoạt động học tập là chính yếu - tức giai đoạn chuẩn bị vào lớp một của trẻ - luôn được đánh giá là giai đoạn bước ngoặt, là một trong những dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Là giáo viên mầm non tôi biết mình nhận trọng trách rất lớn, đó là ươm mầm những tài năng, những con người có ích cho xã hội, hình thành nên nhân cách, đạo đức lối sống để trở thành một con người tốt, tuy nhiên hình thành nhân cách con người thôi không đủ mà phải hình thành cả về tri thức cho trẻ, từ đó trẻ phát triển được toàn diện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực môn làm quen chữ viết tiết 1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên- bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Tạo điều kiện tốt cho những bước phát triển sau này. Hướng sự phát triển của trẻ vào việc hình thành nhân cách con người, chuẩn bị khả năng học tập tốt. Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước. Quan tâm tới cả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là vấn đề được đặt lên hàng đầu của xã hội, khi chuẩn bị cho trẻ bước vào một năm học mới. Chuyển từ giai đoạn vui chơi là hoạt động chủ đạo, sang hoạt động học tập là chính yếu - tức giai đoạn chuẩn bị vào lớp một của trẻ - luôn được đánh giá là giai đoạn bước ngoặt, là một trong những dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người. Là giáo viên mầm non tôi biết mình nhận trọng trách rất lớn, đó là ươm mầm những tài năng, những con người có ích cho xã hội, hình thành nên nhân cách, đạo đức lối sống để trở thành một con người tốt, tuy nhiên hình thành nhân cách con người thôi không đủ mà phải hình thành cả về tri thức cho trẻ, từ đó trẻ phát triển được toàn diện. Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết trong chương trình Giáo dục mầm non là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển ngôn ngữ "tiền đọc viết". Môn làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường phổ thông với một tâm thế tự tin, vững vàng, bởi chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu ở trường tiểu học. Xác định được tầm quan trọng trong việc dạy trẻ học môn làm quen chữ viết là rất quan trọng và vô cùng cần thiết nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực môn làm quen chữ viết tiết 1” để hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. II/ NỘI DUNG Ngày nay, đối với bậc học mầm non thì việc dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ viết có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, bên cạnh đó còn giúp trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh. Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu với hoạt động làm quen chữ viết. Làm quen ở đây không có nghĩa là dạy cho trẻ tập đọc, tập viết, mà cái chính là giúp trẻ có thể nhận dạng được các chữ viết, và có kĩ năng ban đầu của hoạt động học tập. Cho trẻ làm quen chữ viết là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Cần phải có chương trình cụ thể và hình thức giúp trẻ làm quen với chữ viết thích hợp. Vì thế, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, giúp trẻ có thể lĩnh hội một cách ấn tượng và sâu sắc nhất. 1/ Đặc điểm tình hình: Năm học 2013- 2014 tôi được phân công dạy lớp lá với tổng số cháu là 42 cháu, trong đó có 20 nữ, 22 nam với đặc điểm tình hình lớp như trên khi dạy môn làm quen chữ viết tôi gặp phải một số khó khăn và thuận lợi như sau: 2/ Thuận lợi: Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đàn organ, máy tính thuận lợi cho việc dạy và học. Nhà trường đã cài phần mềm happy kid phục vụ cho việc học chữ viết của trẻ. Nhà trường luôn dự giờ thăm lớp giáo viên để góp ý, rút kinh nghiệm. Nhà trường trang bị các vật liệu tạo điều kiện giúp tôi làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học. 3/ Khó khăn: Nhà trường chưa tạo điều kiện kết nối mạng intrenet, nên việc tìm tòi tài liệu giảng dạy còn khó khăn. Một số phụ huynh nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước chương trình, ở lớp tôi có trẻ đã đọc chữ một cách thành thạo, dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều. Phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm công nhân, nên không ít phụ huynh còn xem nhẹ việc đến trường của con mình, thường xuyên cho con nghỉ học, đi muộn về sớm, gây khó khăn cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên. Một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, gây khó khăn cho việc học môn làm quen chữ viết. 4/ Kết quả khảo sát trên trẻ Sau khi nhận nhiệm vụ, qua khảo sát đánh giá trẻ đầu năm có: Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 27 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 35,8%. Trẻ nhận biết và phát âm đúng: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 12 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 71,5%. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được 17 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 59,6%. Trẻ tô, viết đúng chữ cái: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 19 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 54,8%. Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 35 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 16,7%. 5/ Các biện pháp thực hiện: 5.1/ Biện pháp tạo môi trường "Làm quen chữ viết". 5.2/ Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ viết". 5.3/ Biện pháp tổ chức trên tiết học. 5.4/ Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết qua trò chơi. 5.5/ Biện pháp lồng ghép tích hợp các hoạt động khác. 5.6/ Biện pháp cho trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi. 5.7/ Biện pháp phối hợp. 5.1/ Biện pháp tạo môi trường "Làm quen chữ viết" Lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi với một môi trường tích cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt nhận thức, thẩm mỹ, lao động,.. Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đã khó, thế nhưng xây dựng môi trường để trẻ hoạt động tích cực lại còn khó hơn. Việc xây dựng môi trường để trẻ hoạt động tích cực sẽ giúp trẻ hình thành năng lực quan sát, phát triển óc tò mò, ham hiểu biết, hứng thú, phát triển nhận thức của trẻ. Có thể nói, môi trường tốt thì trẻ sẽ hoạt động tích cực, môi trường hạn chế thì trẻ sẽ phát triển chậm. Việc tạo môi trường "Làm quen chữ viết" trong lớp học cho trẻ là vô cùng quan trọng. Chính vì thế là một người giáo viên tôi luôn cố gắng quan sát, tìm tòi học hỏi để có thể tạo môi trường “Mở” để trẻ hoạt động, và môi trường phải được thay đổi thường xuyên để kích thích sự hứng thú của trẻ. Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ "Tuần này bé học gì?" và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ở chủ điểm nước và các hiện tượng thiên nhiên, tôi cùng trẻ cắt giấy nỉ tạo thành nước, để thêm đẹp tôi cùng trẻ trang trí thêm ở dưới nước có hoa sen, thuyền, người đưa đò,... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái và dán chữ dưới hình ảnh theo sự hướng dẫn của cô như nước thì dán chữ n, mưa thì dán chữ m, và thay đổi hình ảnh theo từng chủ đề.(Hình 3) Ngoài góc "Tuần này bé học gì?" mà tên các góc xung quanh lớp tôi đều gắn thẻ từ tương ứng, bảng bé ngoan, xem ai khéo tay, khi học đến nhóm chữ cái nào, tôi cho trẻ liên hệ thực tế bằng cách tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, rồi đọc to chữ cái vừa tìm được, như vậy sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.(Hình 1, 2) 5.2/ Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ viết" Hứng thú: là nhu cầu mang tính cảm xúc cao của trẻ và có được trước khi có động cơ hoạt động. Khi trẻ hứng thú với một việc gì đó khi đó sẽ nảy sinh động cơ và tích cực tham gia vào hoạt động đó. Trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Một câu chuyện hấp dẫn, trẻ hứng thú nghe thì trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện lâu. Khi trẻ hứng thú tham gia vào một trò chơi, trẻ sẽ chơi trò chơi đó tới cùng. Trong việc học của trẻ cũng vậy, nếu người lớn tạo được hứng thú cho trẻ với việc học, trẻ sẽ học tích cực. Vì vậy, để cung cấp kiến thức cho trẻ, người lớn cần quan tâm đến đồ dùng trực quan có nghĩa là đồ dùng dạy học cũng như đồ dùng, đồ chơi của trẻ phải giống thật và có màu sắc đẹp mắt, có như vậy sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi của trẻ. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp để tạo sự hứng thú cho trẻ: Đối với trẻ mẫu giáo tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, vì thế chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên đồ dùng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ b, d, đ (chủ điểm thế giới động vật). Để gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi tạo tình huống bằng cách: làm mô hình khu rừng với những con vật có chứa chữ cái b, d, đ. Tôi sẽ dẫn trẻ đi tham quan khu rừng xem trong khu rừng có những con vật nào? Sau đó dẫn trẻ về lớp hỏi trẻ đã nhìn thấy gì? Trẻ sẽ tri giác để nhớ lại những hình ảnh vừa được xem. Trẻ sẽ trả lời có “đàn dê” “con bướm”. Cô ghép các thẻ chữ cái rời thành cụm từ “ đàn dê” “con bướm”. Mời trẻ tìm chữ cái đã học. Sau đó giới thiệu chữ cái sẽ học là chữ b, d, đ. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ h, k chủ điểm "Tết và mùa xuân" tôi giới thiệu: Hôm nay lớp chúng mình tổ chức hội chợ hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa mai, hoa đào, hoa loa kèn,...lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa đào và trẻ làm quen với chữ h). 5.3/ Biện pháp tổ chức trên tiết học Để hoạt động làm quen chữ viết của trẻ tích cực thì người giáo viên phải có nghệ thuật dẫn dắt trẻ để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động. Hình thức phải sinh động, thu hút tập trung chú ý của trẻ. Giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm để phát huy tính tích cực của trẻ, lồng ghép tích hợp nhẹ nhàng, lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là cô chỉ là người gợi mở để trẻ hoạt động. Có như vậy thì giờ học mới đạt kết quả cao. Dưới đây là kế hoạch hoạt động làm quen chữ viết tôi đã lồng ghép các chuyên đề cũng như các các hoạt động khác giúp trẻ hứng thú và hoạt động tích cực hơn. Ví dụ: Môn: Làm quen chữ viết Chủ đề: Thế giới động vật Đề Tài: : “u, ư” (Tiết 1) * Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết, phân biệt, phát âm đúng, nhận ra chữ “u, ư” trong từ. Trẻ đọc chữ cái “u, ư” rõ ràng, nói tròn câu khi trả lời câu hỏi của cô. Qua trò chơi giúp trẻ vận động phát triển cơ thể hài hòa, cân đối. Trẻ cảm nhận vẻ đẹp qua các hình ả ... hữ để ghép được đúng chữ mà cô yêu cầu. Cô yêu cầu ghép chữ i, trẻ sờ và ghép nét chữ, cho trẻ đọc chữ cái i. Tương tự như vậy đối với chữ cái t, c. Luật chơi: Ai ghép nhanh và đọc đúng sẽ được tặng bông hoa điểm thưởng. 5.5/ Biện pháp lồng ghép tích hợp các hoạt động khác * Tích hợp văn học Ví dụ 1: Chủ điểm “Trường mầm non” với chữ cái o, ô, ơ. Tôi thường sử dụng thơ ca, hò vè, câu đố để tạo hứng thú cho trẻ: Cô dạy Mẹ mẹ ơi cô dạy Phải giữ sạch đôi tay Bàn tay mà dơ bẩn Sách áo cũng bẩn ngay Mẹ mẹ ơi cô dạy Cãi nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi. Mình vừa đọc bài thơ gì?(cô dạy) Cô giới thiệu chữ cái sẽ học chữ “ô”. Tương tự với chữ cái o, ơ. Ví dụ 2: Chủ đề bản thân với chữ cái a, ă, â: Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách kể một đoạn trong câu chuyện “Đôi tay xấu xí” và hỏi trẻ: các con vừa được nghe nội dung có trong câu chuyện nào? Trẻ trả lời là câu chuyện “đôi tay xấu xí”. Cô cho trẻ tìm chữ cái rời ghép thành cụm từ “đôi tay xấu xí”. Cô hỏi trẻ trong cụm từ, chữ cái nào đã học và giới thiệu chữ cái mới là chữ a và chữ â. * Tích hợp giáo dục âm nhạc Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi con người. Chính vì vậy, việc tích hợp âm nhạc vào môn làm quen chữ viết là vô cùng cần thiết. Nó giúp trẻ hứng thú hơn, tích cực hơn. Ví dụ: Chủ đề phương tiện giao thông với chữ cái h, k: Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách hát bài hát “Em qua ngã tư đường phố”. Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: Mình vừa hát bài hát gì? Khi đi trên đường các con nhìn thấy những loại xe nào?(trẻ kể) Cho trẻ xem các loại xe có chứa chữ cái h, k: “xe cứu hỏa”, “xe đầu kéo” Cho trẻ tìm chữ cái đã học, cô giới thiệu chữ cái mới “ h, k”. * Tích hợp hoạt động khám phá Ví dụ: Chủ đề trường mầm non với chữ cái o, ô, ơ Tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng đồ chơi có chứa chữ o, ô, ơ trẻ sẽ nói được tên gọi, màu sắc, đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi vừa tìm được. Tôi yêu cầu trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi chứa chữ cái ơ, trẻ sẽ tìm được cây thước và nói được tên gọi, màu sắc, đặc điểm của cây thước. * Tích hợp hoạt động tạo hình Ví dụ: Chủ đề động vật với chữ cái e, ê Tôi cho trẻ chơi trò chơi để củng cố. Mỗi trẻ sẽ lấy đất nặn để nặn chữ cái e, ê theo yêu cầu của cô. * Tích hợp làm quen với Toán: Ví dụ: Chủ đề gia đình với chữ cái a, ă, â Cho cả lớp chơi trò chơi: Cách chơi: Chia cả lớp thành 3 đội, đặt tên lần lượt cho mỗi đội là a, ă, â. Khi có hiệu lệnh bắt đầu Từng bạn của mỗi đội sẽ bò zích zắc lên chọn đồ dùng gia đình có chứ chữ cái tên của đội mình. Luật chơi: Kết thúc bài hát đội nào chọn nhiều đồ dùng đúng yêu cầu của cô sẽ thắng cuộc. Cho trẻ chơi. Kết thúc trò chơi, cô nhận xét bằng cách đếm xem đội nào lấy được nhiều đồ dùng nhất. Ví dụ: Chủ đề bản thân với chữ cái o, ô, ơ Cho cả lớp chơi trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”: Cách chơi: Cô chia lớp thành ba đội, mỗi đội chơi sẽ thi nhau chạy zích zắc sau đó bật qua ba vòng, lên bảng khoanh tròn các chữ cái o, ô, ơ có trong bài thơ “Phải là Hai tay”. Luật chơi: Các đội chơi theo luật tiếp sức. Mỗi lần chỉ được một bạn chơi. Kết thúc bài hát, đội nào khoanh tròn nhiều chữ cái theo yêu cầu của cô sẽ thắng cuộc. Trẻ chơi xong cô đếm để nhận xét. * Tích hợp thể dục giờ học: Ví dụ: Chủ đề ngành nghề với chữ cái i, t, c: Cho trẻ chơi “vận chuyển lương thực” Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, tên mỗi đội lần lượt là i, t, c. Lần lượt từng bạn của mỗi đội sẽ chạy zích zắc và bò chui qua cổng để chọn đúng bao lương thực có chứa chữ cái tên của đội mình. Luật chơi: Đội nào chọn nhiều và đúng yêu cầu của cô sẽ thắng cuộc. 5.6/ Biện pháp cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. * Thông qua giờ đón - trả trẻ: Các đồ dùng sinh hoạt của trẻ tôi đều sử dụng các kí hiệu chữ cái, mỗi trẻ có một kí hiệu chữ cái khác nhau với màu sắc khác nhau theo tổ. Khi đón cũng như trả trẻ tôi hướng dẫn trẻ cất túi sách cũng như giày dép đúng vào kệ có kí hiệu chữ cái của mình. Ví dụ 1: Đồ dùng của bạn Mai đặt vào ngăn tủ có ký hiệu là chữ cái "a" thì trẻ nhớ lâu hơn về chữ cái "a". Ví dụ 2: Trước khi ra bàn ăn trẻ phải lấy khăn bàn ăn, tôi luôn quan sát, hướng dẫn trẻ lấy khăn đúng kí hiệu của mình,...(Hình 9) * Thông qua giờ hoạt động ngoài trời: Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường trẻ được tìm hiểu các loại cây, hoa, đồ chơi ngoài trời, gọi tên chúng. Sau đó tìm chữ cái đã học trong tên các loại cây, hoa đồ chơi. Ví dụ: bập bênh, xích đu, hoa mười giờ, rau cải,..... * Thông qua giờ hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, trong giờ hoạt động vui chơi tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Ở góc nghệ thuật: Cho trẻ nặn chữ, cắt dán chữ. Ở góc học tập: Tôi cho trẻ sao chép từ (Hình 9). Chơi trò chơi happy kid.(Hình 10) 5.7/ Biện pháp phối hợp Chúng ta biết rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc bởi công tác giáo dục của gia đình và trường mầm non. Mỗi môi trường giáo dục có thế mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Do vậy, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ là rất cần thiết. Nó tạo sự thống nhất trong công tác chăm sóc- giáo dục, có thể nói giáo dục gia đình và nhà trường bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc giáo dục trẻ em. Gia đình củng cố, mở rộng và rèn luyện cho trẻ những nội dung được tiếp nhận ở nhà trường. Ngược lại, nhà trường phát huy vốn kinh nghiệm của trẻ trong gia đình vào việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng, thói quen cần thiết. Nếu gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ với nhau thì việc chăm sóc- giáo dục trẻ hiệu quả hơn. * Phối hợp với phụ huynh: Trong giờ đón trả trẻ cũng như có các buổi họp phụ huynh tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường để có biện pháp phù hợp với từng trẻ. Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen với chữ viết: tranh ảnh, sách báo cũ có chứa chữ cái. Tuyên truyền để phụ huynh biết được tác hại của việc cho trẻ học trước chương trình lớp Một. Cũng như biết được sự cần thiết phải dạy trẻ làm quen chữ viết đối với trẻ 5- 6 tuổi. * Phối hợp với đồng nghiệp: Sau những tiết dự giờ, đồng nghiệp cùng nhau rút ra kinh nghiệm để giờ dạy sau đạt hiệu quả cao hơn và không mắc phải những thiếu sót của tiết dạy trước, chọn lọc những mặt tốt áp dụng cho tiết dạy sau của lớp mình đạt hiệu quả tốt hơn. 6/.Kết quả đạt được. Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên. Đến thời điểm này lớp tôi đạt kết quả rất khả quan. Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 39 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 7,2%. Trẻ nhận biết và phát âm đúng: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 31 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 26,2%. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được 35 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 16,7%. Trẻ tô, viết đúng chữ cái: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 36 trẻ. Trẻ chưa đạt chiếm 14,3%. Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc: khảo sát 42 trẻ. Mức độ đạt được là 42 trẻ. Trẻ đạt 100% Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ nhận biết và phát âm đúng tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. Qua trao đổi cùng phụ huynh. Phụ huynh rất tin tưởng và khen cháu tiến bộ nhiều so với đầu năm. 7/ Bài học kinh nghiệm Để giúp trẻ hoạt động tích cực môn làm quen chữ viết tiết 1 tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như sau: Tạo môi trường đa dạng, phong phú, đồ dùng đồ chơi đẹp mắt kích thích sự hứng thú của trẻ. Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như: Gây hứng thú cho trẻ ngay ở phần giới thiệu bài, tạo tình huống bất ngờ, gây được sự chú ý, tập trung của trẻ. Cần sử dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp trong tiết dạy sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, làm cho việc học của trẻ trở lên thoải mái nhẹ nhàng hơn. Tổ chức nhiều trò chơi để luyện tập, củng cố cho trẻ. Thông qua trò chơi giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc, trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Lồng ghép chuyên đề, các hoạt động khác một cách nhẹ nhàng, lô gic tạo tâm thế thoải mái, không áp đặt trẻ. Cung cấp kiến thức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp cùng nhà trường, với phụ huynh, với đồng nghiệp trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Không ngừng tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và luôn tìm tòi những cái mới trong bộ môn chữ viết. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, cần tìm tòi những nội dung và những thông tin cần thiết để thay đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động, phù hợp với trẻ. Giáo viên phải yêu nghề và tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, tận tụy với nghề. III/ KẾT LUẬN Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi và là người chủ tương lai của đất nước. Quan tâm đến trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên mầm non, tôi luôn cố gắng phấn đấu để đào tạo những thế hệ trẻ có thể phát triển toàn diện. Với tôi, hiện đang là giáo viên đứng lớp lá, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen chữ viết. Có thể nói đây là một vấn đề mà chương trình đổi mới hiện nay rất quan tâm, nhất là đối với trẻ cuối tuổi Mẫu giáo. Vì thế Giáo viên chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để giúp trẻ khám phá những điều mới lạ, học được nhiều kiến thức từ môn làm quen chữ viết mang lại và đó chính là hành trang tốt nhất cho trẻ bước vào lớp Một. Là người giáo viên mầm non, tôi luôn tâm huyết với nghề yêu nghề, mến trẻ, luôn vững vàng kiên định trong mọi hoàn cảnh, phấn đấu vượt mọi khó khăn. Không ngừng học hỏi tìm tòi, nghiên cứu học tập. Luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Xứng đáng với sự tín nhiệm của phụ huynh và nhà trường. Tôi luôn ghi nhớ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để góp phần nhỏ xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Định An, Ngày Tháng Năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Thu Thảo
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoat_dong_ti.doc