Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 12 rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội

Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức toàn diện cho người học, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong trường phổ thông. Trên cơ sở đó, rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và nhân cách, chuẩn bị cho các em hành trang tri thức vào đời. Trong xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ Văn nói chung, cụ thể là đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau một thời gian tiến hành thí điểm, từ năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng bộ Sách giáo khoa mới theo chương trình phân ban đại trà, áp dụng cho các trường Trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc.

Các bộ sách giáo khoa mới (Chuẩn và Nâng cao) đều có nhiều thay đổi: bỏ đi một số văn bản không còn thích hợp; một số văn bản mới được đưa thêm vào sách giáo khoa mới theo từng lớp học, cấp học để phù hợp với yêu cầu và tình hình phát triển chung của xã hội hiện tại. Đồng thời, kiểu bài làm văn nghị luận xã hội còn được đưa vào chương trình Ngữ Văn ở cả bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Kiểu bài nghị luận xã hội nói chung là khó đối với lứa tuổi các em học sinh. Khi làm bài nghị luận văn học, các em học sinh có thuận lợi là đã được trang bị kiến thức rất kĩ qua các giờ đọc - hiểu văn bản văn học, chỉ sử dụng kỹ năng làm văn nghị luận văn học để tái hiện lại kiến thức ấy thông qua cảm quan của cá nhân. Còn khi làm bài nghị luận xã hội, các em gặp không ít khó khăn cả về nội dung lẫn phương pháp làm bài.

Cũng từ năm học 2008 - 2009, trong các đề thi (cả thi học kì và thi tốt nghiệp THPT) môn Ngữ Văn, bên cạnh yêu cầu tái hiện kiến thức văn học về tác giả, tác phẩm (nghị luận văn học), đề bài còn đưa ra yêu cầu bắt buộc thí sinh viết một văn bản nghị luận (giới hạn trong khoảng 400 từ) bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội, như: an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, một vấn đề về tu tưởng, đạo lí. Thang điểm dành cho phần này khá cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi.

pdf 23 trang Huy Quân 29/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 12 rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 12 rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 12 rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 
RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ 
LUẬN XÃ HỘI 
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày càng chú trọng nhiều 
hơn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức 
toàn diện cho người học, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy và học môn 
Ngữ Văn trong trường phổ thông. Trên cơ sở đó, rèn luyện năng lực cảm thụ văn 
học, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và nhân cách, chuẩn bị cho các em hành trang 
tri thức vào đời. 
Trong xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ Văn nói chung, cụ thể là đổi 
mới chương trình và sách giáo khoa sau một thời gian tiến hành thí điểm, từ năm 
học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng bộ Sách giáo khoa 
mới theo chương trình phân ban đại trà, áp dụng cho các trường Trung học phổ 
thông (THPT) trên toàn quốc. Các bộ sách giáo khoa mới (Chuẩn và Nâng cao) 
đều có nhiều thay đổi: bỏ đi một số văn bản không còn thích hợp; một số văn 
bản mới được đưa thêm vào sách giáo khoa mới theo từng lớp học, cấp học để 
phù hợp với yêu cầu và tình hình phát triển chung của xã hội hiện tại. Đồng thời, 
kiểu bài làm văn nghị luận xã hội còn được đưa vào chương trình Ngữ Văn ở cả 
bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Kiểu bài nghị luận xã hội nói 
chung là khó đối với lứa tuổi các em học sinh. Khi làm bài nghị luận văn học, 
các em học sinh có thuận lợi là đã được trang bị kiến thức rất kĩ qua các giờ đọc 
- hiểu văn bản văn học, chỉ sử dụng kỹ năng làm văn nghị luận văn học để tái 
hiện lại kiến thức ấy thông qua cảm quan của cá nhân. Còn khi làm bài nghị luận 
xã hội, các em gặp không ít khó khăn cả về nội dung lẫn phương pháp làm bài. 
Cũng từ năm học 2008 - 2009, trong các đề thi (cả thi học kì và thi tốt 
nghiệp THPT) môn Ngữ Văn, bên cạnh yêu cầu tái hiện kiến thức văn học về tác 
giả, tác phẩm (nghị luận văn học), đề bài còn đưa ra yêu cầu bắt buộc thí sinh 
viết một văn bản nghị luận (giới hạn trong khoảng 400 từ) bàn về một vấn đề 
mang tính thời sự của đời sống xã hội, như: an toàn giao thông, ô nhiễm môi 
trường, một vấn đề về tu tưởng, đạo lí ... . Thang điểm dành cho phần này khá 
cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi. Qua thực tế giảng dạy và chấm thi tốt 
nghiệp THPT các năm gần đây, có thể nhận thấy một thực tế: số học sinh làm tốt 
và đạt điểm tối đa (3,0 điểm) cho kiểu bài này không nhiều, hoặc nếu có "làm 
được" thì chất lượng bài làm không cao, dẫn đến điểm của toàn bài cũng không 
cao, ảnh hưởng đến kết quả chung. Tại sao lại có tình trạng đó? Là giáo viên 
trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn lớp 12, chúng ta cần phải làm gì trước thực tế này 
để giúp các em học sinh có được những kỹ năng làm bài tốt nhất khi đứng trước 
nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống xã hội, qua đó bày tỏ được thái độ, suy 
nghĩ, nhận xét ... của bản thân trước vấn đề ấy? Đó là những câu hỏi đã và đang 
được đặt ra và cần sớm được giải quyết trong thực tế dạy - học hiện nay. 
Là giáo viên giảng dạy Ngữ Văn, chúng tôi luôn mong muốn giúp các em 
học sinh tiếp cận được vấn đề, hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra từ các đề 
làm văn nghị luận xã hội. Từ đó, bồi dưỡng cho các em sự yêu thích đối với môn 
học và cũng là để góp phần giúp các em thêm hiểu người, hiểu đời; làm phong 
phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm; góp phần hình thành kỹ năng sống cho 
các em từ những vấn đề xã hội được tiếp cận. Đồng thời, những vấn đề được đặt 
ra từ các đề bài làm văn nghị luận xã hội cũng góp phần thiết thực vào việc giáo 
dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trở thành hành trang tri thức, góp 
phần chuẩn bị cho các em tự tin bước vào đời thông qua những vấn đề nghị luận 
xã hội rất thiết thực. 
Đó là lý do tôi chọn đề tài này: Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng 
làm văn Nghị luận xã hội. 
II-THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
CỦA ĐỀ TÀI: 
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi, khó 
khăn như sau: 
1-Thuận lợi: 
 -Sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông có sự 
chuyển tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học. 
 -Được sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - 
Đào tạo của tỉnh đã tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức 
nghiệp vụ cho giáo viên hàng năm đã giúp các giáo viên Ngữ Văn nắm vững 
tinh thần đổi mới của chương trình - SGK và thực hiện dạy tốt. 
 -Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là sách giáo khoa, sách giáo 
viên được in ấn kịp thời, đa dạng; các phương tiện thông tin truyền thông: báo, 
mạng internet  rộng khắp cũng đã giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học 
sinh trong quá trình dạy - học Ngữ Văn. 
 -Học sinh chủ động, thích thú tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới 
trong chương trình nên tiết học Văn trở nên sôi nổi, hào hứng hơn; đồng thời 
giúp các em khắc sâu được kiến thức cơ bản của bài học. Không chỉ vậy, nhiều 
em rất có ý thức tìm hiểu, suy nghĩ, bàn luận ... về những vấn đề xã hội được đặt 
ra từ các đề văn nghị luận xã hội. 
-Hiện nay, với sự phát triển của đời sống xã hội, nghị luận xã hội ngày 
càng có vai trò thiết thực trong cuộc sống. Cái hay của văn nghị luận xã 
hội, trước hết là học sinh không cần thuộc làu làu những tri thức đọc hiểu 
mà vẫn có thể làm bài được. Các em có thể tự do trình bày những suy 
nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan nhất. Mặt khác, các em 
cũng có thể thể hiện sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh 
động hơn. Có thể nói, dạng đề văn nghị luận xã hội hiện nay thực chất là 
một dạng đề "mở", vì thế nó rất phù hợp cho mọi đối tượng học sinh, đặc 
biệt là các bạn học ban khoa học tự nhiên vốn "sợ" và lười học thuộc văn. 
2-Khó khăn: 
 Như trên đã nói: sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học 
phổ thông có sự chuyển tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức 
môn học. Thực tế dạy - học cũng cho thấy: ở bậc Trung học cơ sở, học sinh cũng 
đã được làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội. Như vậy, những vấn đề đặt ra 
trong kiểu bài nghị luận xã hội có vị trí và tầm quan trọng nhất định trong việc 
mang lại tri thức và góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Nhưng thực tế 
lại cho thấy kết quả bài làm của học sinh "có vấn đề" về mặt chất lượng. Có khá 
nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung chủ yếu ở mấy điểm sau: 
- Do tuổi đời của các em chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, cơ hội 
va chạm với muôn mặt của đời sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm 
sống, sự hiểu biết xã hội không tránh khỏi có những hạn chế nhất định. 
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát 
mà không mang tính nhận thức, cho nên có khi biết mà không nói được vấn đề 
một cách rõ ràng. Nói khác đi, có khi các em đã từng bắt gặp những vấn đề được 
đặt ra trong đề bài từ thực tế đời sống, nhưng do bản thân các em không "để 
tâm" nên khi bất ngờ được hỏi, các em khó trình bày vấn đề cho cặn kẽ, sâu sắc, 
thấu đáo như yêu cầu. 
- Một thực tế khác là các em nắm lý thuyết làm văn nghị luận xã hội rất 
hời hợt và còn có phần xem nhẹ. Ở lớp 9, học sinh chỉ tiếp cận cách thức làm bài 
nghị luận xã hội rất đơn giản. Đến lớp 10, chủ yếu ôn lại kiến thức khái quát của 
văn bản tự sự, thuyết minh và nghị luận văn học mà không đề cập đến nghị luận 
xã hội. Lên lớp 11, chương trình có tập trung vào nghị luận xã hội nhưng chỉ 
mang tính tích hợp bằng cách giới thiệu một số văn bản dạng nghị luận xã hội 
trong phần đọc - hiểu văn bản, chọn ngữ liệu cho phần làm văn dạng văn bản 
nghị luận xã hội và thực hiện hai bài viết liên quan. Đến lớp 12, các em mới tái 
hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và 
Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Chính xác hơn, chương trình Ngữ Văn 
Trung học phổ thông mới chủ yếu tập trung rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học 
cho học sinh. Cụ thể, chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông có 21 bài làm 
văn thì nghị luận xã hội chỉ được viết 3 bài (2 bài ở lớp 11, 1 bài ở lớp 12), còn 
lại đều là bài nghị luận văn học. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên cũng 
đặt việc rèn luyện kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh ở vị trí số 1, vì nó liên 
quan đến các tác giả và tác phẩm văn học trong chương trình. Vì thế, các em học 
sinh càng mơ hồ phương pháp làm bài và hạn chế những hiểu biết, kinh nghiệm, 
vốn sống ... về nghị luận xã hội. Đó thực sự là một vấn đề cần được quan tâm. 
Thực tế, yêu cầu của đề bài nghị luận xã hội đặt ra trong các đề thi (thi 
học kỳ và thi tốt nghiệp) không phải là quá sức các em cả về dung lượng lẫn lĩnh 
vực vấn đề bàn luận. Ví dụ, đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2009: 
 Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác 
dụng của việc đọc sách. 
Từ thực tế học tập và cuộc sống, đa số các em học sinh đều hiểu rất rõ: 
sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân 
loại. Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh 
vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh 
... cho con người ... 
Có thể khẳng định, kiến thức để làm một bài viết này đối với các em là 
khá phong phú và đa dạng. Nhưng tại sao kết quả là các em lại không làm được 
bài hoặc làm bài chất lượng thấp? (Năm 2010, kết quả điểm thi tốt nghiệp môn 
Ngữ Văn của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng, của toàn tỉnh Đồng 
Nai nói chung thấp hơn nhiều so với mọi năm). Theo chúng tôi, nguyên nhân 
chủ yếu là do học sinh không biết cách bày tỏ những điều mình có, mình hiểu; 
nghĩa là các em thiếu phương pháp và các kỹ năng cần thiết để làm tốt bài văn 
nghị luận xã hội. 
III-NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 
1-Cơ sở lý luận: 
1.1.Khái niệm: 
-Văn nghị luận xã hội: hiểu đơn giản là kiểu bài nghị luận về một hiện tượng 
đời sống hoặc một tư tưởng, đạo lí; bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, 
mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, 
kinh tế, giáo dục, mô

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_ren_ky_nang.pdf