Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội một cách hứng thú
Làm văn là một phân môn của môn Văn trong nhà trường phổ thông. Khi
học phân môn này, học sinh được rèn luyện rèn luyện các thao tác nghị luận như
giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, qua các kiểu bài tự
sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội
Bài nghị luận văn học giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá
một áng văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn luyện
kiểu bài này rất cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ, thi
tốt nghiệp, thi tuyển sinh Cao đẳng Đại học khối C, D- và một số ngành khoa học
xã hội- nhưng lại ít cần thiết cho người học khi vào đời.
Bài nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình
bày những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội đáng
quan tâm. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài
kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học khi vào đời. Bởi vì trong cuộc sống, dù
làm bất cứ công việc gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi người cũng có lúc phải trình
bày ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội.
Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên đều rút ra được kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh thực hiện bài làm văn. Bài viết này không nêu ra những lý
thuyết chung về kỹ năng làm văn nghị luận xã hội (đã có trong SGK) mà chỉ nêu
lên một vài kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận một cách
hứng thú
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội một cách hứng thú

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nhơn Trạch Mã số:. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MỘT CÁCH HỨNG THÚ Người thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý Giáo dục ¨ Phương pháp giảng dạy bộ môn : Văn ¨ Phương pháp giáo dục ¨ Lĩnh vực khác ¨ Sản phẩm đính kèm: ¨ Mô hình ¨ Phần mềm ¨ Phim ảnh ¨ Hiện vật khác: Đĩa CD Rom Năm học 2010-2011 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh 2. Ngày tháng năm sinh: 24-10-1956 3. Nam/ nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 1, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: Cơ quan: 0613.518248- Nhà riêng: 0613.582164- ĐTDĐ: 0907823986 6. Email: nguynthkhanh@ymail.com 7. Chức vụ: Giáo viên Văn- Phó Chủ tịch Công Đoàn trường 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nhơn Trạch II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị: Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn - Năm nhận bằng: 1996 - Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam (trung đại) III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy văn học - Số năm có kinh nghiệm: 25 năm - Các SKKN đã có trong 5 năm gần đây * Năm 2006 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả văn chương * Năm 2007 : Vận dụng các hình thức trắc nghiệm vào việc giảng dạy và kiểm tra môn Văn * Năm 2008 : Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào việc môn Ngữ Văn * Năm 2009: Kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn * Năm 2010: Khai thác tư liệu hình ảnh, thơ, nhạc, phim để đưa vào giáo án điện tử môn Ngữ Văn I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Làm văn là một phân môn của môn Văn trong nhà trường phổ thông. Khi học phân môn này, học sinh được rèn luyện rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội Bài nghị luận văn học giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá một áng văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn luyện kiểu bài này rất cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh Cao đẳng Đại học khối C, D- và một số ngành khoa học xã hội- nhưng lại ít cần thiết cho người học khi vào đời. Bài nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học khi vào đời. Bởi vì trong cuộc sống, dù làm bất cứ công việc gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi người cũng có lúc phải trình bày ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội. Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên đều rút ra được kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thực hiện bài làm văn. Bài viết này không nêu ra những lý thuyết chung về kỹ năng làm văn nghị luận xã hội (đã có trong SGK) mà chỉ nêu lên một vài kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận một cách hứng thú II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Trước năm 2009 (năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình sách giáo khoa mới) trong các đề thi dành cho chương trình phân ban thử nghiệm đã có câu Làm Văn Nghị luận xã hội. Tuy nhiên, đề thi không phân ban lại thường chỉ có những câu hỏi về văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam. Giáo viên và học sinh thường tập trung ôn Văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam để làm bài kiểm tra hoặc bài thi. Từ năm 2009, trong cấu trúc đề thi đã quy định có câu làm văn Nghị luận xã hội. Đây là câu được 3 điểm trong thang điểm 10 của toàn đề thi. Giáo viên và học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến bài văn Nghị luận xã hội. Trong trường THPT hiện nay, HS được luyện viết ba dạng đề NLXH: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng cuộc sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng-xã hội- nhân sinh được đặt ra từ một tác phẩm. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp tập trung vào hai dạng đề tư tưởng đạo lý và hiện tượng cuộc sống. Các dạng đề này cũng tạo nhiều hứng thú cho học sinh Khảo sát dưới đây cho thấy sự hứng thú của học sinh đối với các dạng đề Nghị luận xã hội Câu hỏi khảo sát: Anh/chị thích dạng đề nào trong ba dạng đề thường gặp ở chương trình THPT? 1. Đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý. VD: Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc cũng như lửa, càng chia ra thì càng được nhân lên”? 2. Đề nghị luận về một hiện tượng cuộc sống. VD: Viết một bài văn nghị luận bàn về thái độ “vô cảm” trong một bộ phận thanh niên hiện nay 3. Đề nghị luận về một vấn đề từ một câu chuyện kể , hoặc từ một tác phẩm Văn học VD1: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau: Xén lá Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao !”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như vậy?”. (Theo Trần Tứ ích – Ngụ ngôn thi thoại – NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2003) VD2: Từ bài thơ “Từ ấy” nghĩ về lẽ sống của thanh niên hiện nay. Dạng đề anh/ chị thích là (đánh dấu x vào ô tương ứng): 1 ¨ 2 ¨ 3 ¨ Trình bày ngắn gọn lý do anh/ chị thích dạng đề trên: ........................................... ................................................................................................................................... Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ, có những HS thích cả hai hoặc ba dạng đề) Dạng đề Số HS thích Lý do thích dạng đề NL về một tư tưởng đạo lý 60 Đề bài gợi lên những bài học về đạo đức, nhân cách sống, có ý nghĩa giáo dục. Dễ phân tích, chứng minh NL về một hiện tượng xã hội 70 Dễ làm, gần gũi với HS,có thể vận dụng kiến thức có sẵn để làm bài NL về một vấn đề XH từ tác phẩm 30 Đề bài là một bài thơ, câu chuyện thú vị, buộc người đọc phải suy nghĩ Khi làm bài văn NLXH, học sinh cũng có nhiều hứng thú. Khảo sát dưới đây cho thấy những yếu tố khiến HS hứng thú với bài văn Nghị luận xã hội Câu hỏi khảo sát: Anh/ chị có hứng thú gì khi làm văn Nghị luận xã hội? Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ) Ý kiến khác: Có thể cùng nhiều người bàn luận về các vấn đề “nhức nhối” của xã hội 2. Khó khăn Đề nghị luận xã hội là đề mở, đem đến cho học sinh sự hứng khởi khi được bày tỏ những suy tư cá nhân về một câu danh ngôn, một vấn đề cuộc sống, nhưng cũng khiến nhiều học sinh lúng túng nếu chưa hiểu đề, chưa nắm vững kỹ năng làm bài, chưa có vốn sống thực tế. Thậm chí có học sinh còn cảm thấy loại đề này khô khan, không có cảm hứng khi viết văn. Kết quả khảo sát dưới đây cho thấy những khó khăn khiến HS lúng túng với bài văn Nghị luận xã hội Câu hỏi khảo sát: Anh/ chị có khó khăn gì khi làm văn Nghị luận xã hội? Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ) Ý kiến khác: không có Vẫn còn những HS chưa tập trung vào các đề Văn NLXH, đối với các em, học một bài văn NL Văn học có sẵn trong sách văn mẫu dễ hơn tìm ý cho một bài NLXH. Thậm chí, các em chỉ cần “qua cầu” ở môn Văn, tìm điểm bù lại ở các môn sở trường như Toán Lý Hóa, hoặc tìm sự may mắn ở những môn trắc nghiệm III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Học sinh thường cảm thấy khó khăn, ngại ngần trong việc làm văn khi không hứng thú với đề văn, không nắm vững các thao tác nghị luận, không nắm vững quy trình làm văn, không có ý tưởng để xây dựng dàn ý, không tìm được dẫn chứng cho bài viết. Giáo viên cần có những phương pháp phù hợp để khích lệ, động viên học sinh vượt qua những khó khăn trở ngại ấy, rèn luyện các kỹ năng Yếu tố tạo nên hứng thú khi làm văn NLXH Số HS =Tỉ lệ Được trình bày suy nghĩ riêng 50 Được biết thêm nhiều câu danh ngôn,câu thơ/ văn, câu chuyện hay 65 Được hiểu biết thêm về những vấn đề cuộc sống 70 Được bồi dưỡng thêm về phẩm chất đạo đức 60 Được rèn luyện thêm về các kỹ năng làm văn 83 Những khó khăn khi làm văn NLXH Số HS =Tỉ lệ Ít tài liệu, ít dẫn chứng để làm văn 90 Hiểu chưa đúng ý câu danh ngôn , câu thơ, câu văn, câu chuyện 52 Hiểu đề, có ý tưởng, nhưng lúng túng trong việc trình bày, diễn đạt 70 Bị khuôn ép ý tưởng trong các dàn bài, không được viết tự do theo ý riêng 54 Ý tưởng nhiều mà số lượng chữ trong bài làm văn có giới hạn (400- 600 chữ) 20 viết và trình bày vấn đề, một kỹ năng cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong thời đại mới . Đề nghị luận xã hội- như tên gọi của nó- còn cần gắn liền với những vấn đề xã hội, tư tưởng, đạo đức, nhân sinh, để giúp học sinh có những nhận thức và hành động đúng đắn. Hứng thú với kiểu bài NLXH, học sinh sẽ được bồi dưỡng nhân cách phẩm chất một cách tự nhiên, tránh áp đặt, giáo điều Hứng thú với bài NLXH, học sinh dễ viết được những bài văn đạt điểm tốt trong các đợt kiểm tra, thi cử 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Nội dung biện pháp (ND-BP) 1: Giúp HS nắm vững các bước làm văn nói chung và làm văn NLXH nói riêng Sách giáo khoa từ lớp 10 đến lớp 12 đều có hướng dẫn học sinh cách làm các kiểu bài văn, trong đó có văn nghị luận xã hội. HS có thể hứng thú hơn, khi GV giới thiệu với các em các bước viết một bài văn trong một tài liệu nước ngoài để các em đối chiếu, tham khảo. Các tài liệu này có nhiều trên Internet. HS có thể tự đọc, hoặc GV tóm lược các ý chính cho HS, chú ý những chỗ hài hước, dí dỏm của tài liệu VD: Tài liệu "How To Write an Essay: 10 Easy Steps". Trong tài liệu này, học sinh tham khảo 10 bước dễ dàng để làm văn, trong mỗi bước, cách hướng dẫn lại dí dỏm. Chẳng hạn như tr
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_van_nghi_luan_x.pdf