Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn

CƠ SỞ LÍ LUẬN.

 Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.

 Theo từ điển tiếng Việt ( trang 345 NXB Đà Nẵng - Viện Ngôn ngữ học) thì: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu”.

 Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục và là sự tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần có được những khái niệm về công bằng, bất công, về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Các tiêu chuẩn về đạo đức xã hội tồn tại bất thành văn nhưng được xã hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có thể trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức như: "Yêu quê hương đất nước"; "Kính trọng ông bà, cha mẹ"; "Tôn sư, trọng đạo”; “Uống nước nhớ nguồn”.

 Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả mọi người.

 Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Ngược lại, các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội trong tương lai. Vì vậy:"Tiên học Lễ, hậu học Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà cũng chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy - học nói chung và nhiệm vụ của giáo viên bộ môn Văn nói riêng.

 Như vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là rất cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường.

 

doc 22 trang Thảo Phương 15/05/2023 17182
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Vì vậy Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã yêu cầu phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở các nhà trường đang được coi là nhiệm vụ cấp thiết.
 Chúng ta đều biết, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng tạo nên giá trị của một con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thế nhưng, một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh THPT diễn ra khá phổ biến. Việc lừa dối ông bà, cha mẹ, vô lễ với thầy cô, bỏ học, la cà quán xá, đánh nhau, tham gia vào các tệ nạn xã hộilà những hiện tượng không hiếm thấy ở hầu hết các trường học. Trong khi đó, thực tế xã hội vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng suy thoái về đạo đức dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường. Điều này đã tác động xấu đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ở lứa tuổi học đường.
 Có thể nói, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường Trung học phổ thông, tôi nhận thấy việc chú trọng tới giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao nặng nề của mỗi người giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy Văn. Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Giáo dục đạo đức, lối sốngcho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Nhằm khẳng định vai trò của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua giờ dạy Văn trong trường phổ thông.
 - Đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giờ dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường. Góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ có tài năng mà còn có tâm hồn trong sáng, có lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái... 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Chỉ ra được tác dụng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua việc dạy Văn trong trường phổ thông.
 - Trình bày một số giải pháp mà bản thân đã rút ra từ kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Học sinh lớp 12A1, 12A2, 11A13 trường THPT Lạng Giang số 1.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để hoàn thành đề tài SKKN này, tôi đã sử dụng: Phương pháp quan sát, phân tích và đánh giá tình hình thực tế; Phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập. 
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
 Đề tài SKKN này là kết quả của sự đúc rút kinh nghiệm giảng dạy và vốn sống của bản thân tôi. Thiết nghĩ những đóng góp của nó sẽ là không nhỏ nếu như toàn xã hội và đặc biệt là những GV dạy Văn nhận thức được một cách sâu sắc vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là việc làm cần thiết. Một đất nước thực sự phát triển, văn minh, hiện đại thì những chủ nhân của đất nước đó không thể thiếu đức, thiếu tài. Vậy đề tài này sẽ là một định hướng cho những GV dạy Văn có được những phương pháp giảng dạy hợp lí để rèn luyện phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh THPT qua các giờ dạy Văn, đáp ứng yêu cầu của Xã hội cũng như yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục nước nhà.
PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
 Theo từ điển tiếng Việt ( trang 345 NXB Đà Nẵng - Viện Ngôn ngữ học) thì: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu”.
 Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục và là sự tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần có được những khái niệm về công bằng, bất công, về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Các tiêu chuẩn về đạo đức xã hội tồn tại bất thành văn nhưng được xã hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có thể trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức như: "Yêu quê hương đất nước"; "Kính trọng ông bà, cha mẹ"; "Tôn sư, trọng đạo”; “Uống nước nhớ nguồn”...
 Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả mọi người.
 Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Ngược lại, các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội trong tương lai. Vì vậy:"Tiên học Lễ, hậu học Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà cũng chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy - học nói chung và nhiệm vụ của giáo viên bộ môn Văn nói riêng. 
 Như vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là rất cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Văn ở trường THPT đã nhiều năm, tôi nhận thấy, bên cạnh những học sinh chăm ngoan, học giỏi, có lối sống lành mạnh thì cũng còn không ít những học sinh có biểu hiện đi xuống về mặt đạo đức, lối sống khiến cho những ai tâm huyết với nghề đều phải trăn trở. Biểu hiện cụ thể của sự xuống cấp đó là: 
 + Lối sống ích kỉ, giả dối, vô cảm, thực dụng, quá đề cao cái tôi cá nhân
 + Tình trạng yêu đương quá sớm, không xác định được thế nào là tình yêu chân chính, thế nào là hạnh phúc đích thực.
 + Có thái độ, hành vi vô lễ với thầy cô, cha mẹ; nói tục chửi thề
 Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song ở đây tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: 
1. Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động lối sống hám vật chất hơn tính nhân văn; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội...
2. Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái, sự quan tâm nuông chiều thái qúa trong công tác nuôi dạy, sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan, tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân, có các hoàn cảnh éo le hoặc là hay bị đối xử bằng vũ lực...
3. Về phía giáo viên: 
- Đa số giáo viên tận tụy với công tác giảng dạy, quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế do:
+ Chương trình quá tải, nặng nề mà giáo viên chưa linh hoạt, tham kiến thức.
+ Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh có trình độ nhận thức kém.
+ Do điều kiện khách quan nên việc sử thiết bị dạy học vào giờ học còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài học của học sinh
+ Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp học sinh trong các giờ học.
4. Về phía học sinh
- Một bộ phận không nhỏ học sinh do mải chơi, đua đòi nên lười học, không có ý thức chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Nhiều học sinh cho rằng tác phẩm dài, nhiều tác phẩm không hay lại khó hiểu nên không thích đọc và không có thời gian đọc dẫn đến hiệu quả giáo dục đạo đức còn thấp.
- Đa số các em xuất thân trong gia đình làm nghề nông, kinh tế còn nghèo nên không được quan tâm đúng mức. Nhiều em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có nhiều thời gian học.
- Nhiều học sinh bị rỗng kiến thức về kĩ năng viết văn và năng lực cảm thụ tác phẩm văn học từ cấp THCS.
- Hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển, các chương trình giải trí như: Phim ảnh, các trò chơi điện tửngày càng phong phú làm cho nhiều em bị lôi cuốn tới mức đam mê và đã xao nhãng việc học, ý thức đạo đức vì thế mà ngày càng giảm sút.
 Để có được kết quả cụ thể về việc nhận thức của học sinh qua giờ học Văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 3 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy: 12A1, 12A2, 11A13 với tổng số 120 học sinh thông qua phiếu điều tra, cụ thể là: 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số lượng
Tỉ lệ
1. Nhận thức giáo dục trong một giờ học.
78/120
65%
2. Áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn vào thực tiễn đời sống.
50/120
42%
3. Chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn.
40/120
33,3%
 Trên cơ sở những kết quả đã thu được thông qua quá trình điều tra thực tiễn chúng tôi thấy rằng: Học sinh nhận thức được giáo dục đạo đức trong giờ học văn ở các lớp chiếm 65,%. Số học sinh áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học văn vào thực tiễn đời sống chiếm 42%. Điều đó cho chúng ta thấy tầm quan trọng của môn văn trong nhà trường và vai trò của môn văn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống là rất lớn. Điều này cho thấy người giáo viên cần phải suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra những phương pháp dạy học kích thích được sự hứng thú của học sinh trong việc cảm nhận tác phẩm cũng như nhận thấy những giá trị nhân văn sâu sắc của nhân loại. Số học sinh chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn chiếm 33,3%. Có thể các em thấy môn văn không thiết thực cho việc định hướng nghề nghiệp sau này, có thể do các em chưa biết cách tìm hiểu cái hay, cái đẹp tron ... c của dân tộc và từ đó có định hướng đúng đắn cho cuộc sống của mình trong tương lai. 
- Hay sau khi học xong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao, giáo viên cho học sinh viết bài : Nêu cảm nhận của mình về chi tiết “bát chào hành” và rút ra bài học cho bản thân. Sau đó giáo viên nhận xét và có thể bổ sung cho đầy đủ hơn nếu thấy cần thiết như: Chi tiết bát cháo hành là biểu tượng của tình yêu thương, của tình người. Chính tình yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành ấy đã cảm hóa được Chí Phèo  Vậy chúng ta sống trong cuộc đời này phải biết yêu thương nhau, tin vào bản chất tốt đẹp của con người
- Bài “Vội vàng” của Xuân Diệu, cho học sinh thấy được rằng: Cuộc sống này đẹp lắm, đáng yêu lắm, được sinh ra trong cuộc đời này là một niềm hạnh phúc. Vậy chúng ta phải biết yêu cuộc sống này, biết quý trọng cuộc đời, thời gian, tuổi trẻ và hãy sống hết mình, hãy tận hiến và tận hưởng để cuộc đời mình thật sự có ý nghĩa và để cuộc sống này luôn là một thiên đường
 Như vậy giờ học Văn sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ và giúp các em mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông, tự tin hơn trong công việc mình làm. Quan trọng là các em nắm được bài, khắc sâu được kiến thức, có hứng thú học môn Ngữ văn trong trường phổ thông và rút ra được nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Qua các giờ học Văn, các em nhận thức được là người phải biết sống vì người khác; Biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia; Biết quý trọng cuộc đời, tuổi trẻ; Sống có lí tưởng, ước mơ; Luôn lạc quan, tin tưởng và sẵn sàng sả thân khi Tổ quốc cần... 
 Thông qua những hình thức dạy học này thầy có thể hiểu được trò, trò có thể tự hiểu mình, hiểu được cả những gì thầy dạy và nhận thức được mình phải làm gì. Đó là sự kết hợp của hai quá trình giáo dục và tự giáo dục mà cái được chính là sự thay đổi, sự lớn lên trong mỗi học sinh.
 Có rất nhiều cách thức để giáo dục học sinh thông qua giờ dạy Văn. Vấn đề mà tôi đưa ra chỉ là một cách mà theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi cho rằng nó khá hiệu quả. Song để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thật sự đem lại kết quả cao còn cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bởi như ai đó đã nói: "Người thầy hình thành nhân cách học sinh gần giống như nhà điêu khắc tạo nên tác phẩm của mình nhưng bằng một thứ chất liệu sống và phải trải qua một qúa trình tham gia của nhiều người chứ không thể sáng tác một mình". 
 Ngoài những hình thức tôi nêu trên còn rất nhiều các hình thức khác, giáo viên tuỳ thuộc vào bài giảng, cách dạy học mà áp dụng một cách linh hoạt theo điều kiện cũng như hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của bản thân mỗi giáo viên và đối tượng học sinh. Mục đích cuối cùng của mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng là làm thế nào để học sinh nắm được kiến thức và có tác dụng giáo dục học sinh hoàn thiện nhân cách của mình để trở thành một công dân tốt giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở 3 lớp: 12a1,12a2, 11a13 mà mình trực tiếp giảng dạy bằng phiếu học tập và kết quả là:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số lượng
Tỉ lệ
1. Nhận thức giáo dục trong một giờ học.
78/120
65%
2. Áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn vào thực tiễn đời sống.
50/120
42%
3. Chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn.
40/120
33,3%
 Sau thời gian nghiên cứu đề tài và thực hiện các giải pháp nêu trên, tôi tiếp tục tiến hành khảo sát bằng phiếu học tập ở 3 lớp 12a1, 12a2, 11a13, kết quả thu được là:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số lượng
Tỉ lệ
1. Nhận thức giáo dục trong một giờ học.
100/120
83%
2. Áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học văn vào thực tiễn đời sống.
75/120
62,5%
3. Chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức qua giờ dạy văn.
22/120
18,3%
 Thông qua kết quả thu được và so sánh với kết quả ban đầu cho thấy, việc áp dụng các biện pháp trên đã có tác dụng lớn trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Bản thân tôi đã thử áp dụng những biện pháp này và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt trong việc nhận thức bài học đạo đức, lối sống qua giờ dạy văn và nhiều em đã biết áp dụng vào thực tiễn đời sống. Như vậy, việc dùng các hình thức giảng dạy phù hợp sẽ đạt được hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục đạo đức thông qua giờ dạy Văn.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
 Để thực hiện mục tiêu của luật Giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
 Trong xu thế đó đổi mới phương pháp dạy học văn có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy qua trình dạy và học. Hoà chung với bầu không khí ấy “Kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Vgữ văn” ra đời với mong muốn được góp tiếng nói khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành, giữa học và vui chơi giải trí, giữa học và khơi gợi hứng thú tìm tòi sáng tạo của học sinh. Thực tế kiểm nghiệm một giờ học tác phẩm văn học thành công phải gắn liền với nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, nhưng yếu tố cơ bản nhất vẫn là phương pháp dạy học của giáo viên và năng lực cảm thụ của học sinh. Để một giờ dạy Văn thật sự thành công người dạy không chỉ truyền đạt những cái hay, cái đẹp của văn chương mà còn phải giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng và tự đánh giá bản thân khi soi chiếu vào tác phẩm.Trên tinh thần ấy, tôi đã nêu lên vai trò của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giờ ngữ văn, các hình thức tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống trong giờ Ngữ văn. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ giúp ích tốt hơn cho giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh và góp phần để học sinh hoàn thiện nhân cách.
 Từ đó tôi rút ra được " Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua giờ ngữ văn " cần có những bài học kinh nghiệm sau: 
1. Về phía giáo viên:
- Trước hết, để có thể làm tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì bản thân mỗi giáo viên (đặc biệt là giáo viên dạy văn) phải là những tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo.
- Vận dụng các phương pháp dạy học đúng đặc trưng bộ môn, sử dụng các phương tiện dạy học triệt để.
- Đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học; thiết kế giáo án chú trọng đến việc đặt câu hỏi để nâng cao năng lực người học.
- Chủ động, tự tin, có tâm thế vững vàng khi đứng lớp.
- Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này phải tâm huyết với nghề, yêu học sinh. Đó chính là động lực giúp cho người giáo viên tổ chức được những bài dạy hay hơn nhằm giúp cho học sinh thêm yêu bộ môn của mình, có hứng thú học tập tốt hơn. Giáo viên từ đó nâng cao được chất lượng cũng như chuyên môn ngày càng vững vàng hơn.
 2. Về phía học sinh: 
 	Phải rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, thích đọc sách. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của môn Văn trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của bản thân. Xác định được việc học Văn trước hết là học để làm người theo đúng nghĩa.
 II. KIẾN NGHỊ
 Có nhiều hình thức giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường, nhưng vấn đề là làm thế nào để các hình thức ấy được diễn ra đáp ứng được nhu cầu của học sinh và mong muốn của giáo viên. Từ những kinh nghiệm của cá nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đề xuất để việc giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt hiệu quả và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cả học sinh và giáo viên.
 1. Đối với nhà trường
 Cần quan tâm hơn nữa đến việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào các bộ môn học trong nhà trường (đặc biệt là môn Văn) để có thể đạt được hiệu quả giáo dục toàn diện.
 2. Đối với ngành giáo dục
 - Cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
 - Có những giải pháp tích cực cho bộ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông, ví dụ như: Nên giảm tải các tiết học thiếu thiết thực và giành thời gian cho các tiết học có ý nghĩa và tác dụng giáo dục thực sự. Chọn những tác phẩm văn học hay để thu hút sự chú ý của học sinh.
* Lời kết: Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu mang tính chất cá nhân, do điều kiện và thời gian nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mà vấn đề "Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua giờ Ngữ văn” là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài của giáo viên đứng lớp. Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bài viết này được hoàn thiện hơn và sẽ được áp dụng rộng rãi có hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT, góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ tương lai không chỉ có tài mà còn có đức.
 Trân trọng cảm ơn!
Lạng Giang, ngày 15 tháng 4 năm 2014
 Người viết
Dương Thị Tuyết
PHỤ LỤC
 I. BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
 1. Sáng kiến kinh nghiệm	- SKKN
 2. Trung học phổ thông 	- THPT
 3. Giáo viên 	- GV
 4. Nhà xuất bản 	- NXB.
 5. Giáo dục - Đào tạo 	- GD-ĐT
 II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, 12 của Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách BT Ngữ Văn 10, 11, 12 của Nhà xuất bản Giáo dục.
Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10,11,12 của nhà xuất bản Giáo dục.
Báo Văn học và tuổi trẻ phát hành năm 2011,2012,2013.
Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG
TRANG
Phần một: MỞ ĐẦU
1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2
Phần hai: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
3
 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
 Chương II: CÁC GIẢI PHÁP
7
 Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
17
Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
I. KẾT LUẬN
18
II. KIẾN NGHỊ
19
PHỤ LỤC
21
I. BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
21
 II.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh.doc