Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi nội dung chạy bền

Trên thực tế chạy bền là môn thể thao được nhiều người tham gia tập luyện bởi kỷ thuât động tác tương đối đơn giản, không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện. Song chạy bền là môn học tương đối đơn điệu bởi vậy để đạt được thành tích cao trong tập luyện người tập ngoài việc có kỷ - chiến thuật hợp lý còn cần có một thể lực tốt. Chính vì vậy đối với người tập chạy bền cần có sức bền chung và súc bền chuyên môn. Sức bền chung giúp cho người tập chạy bền hoàn thành nhiệm vụ chung của tổng buổi tập trong quá trình tập luyện và nó cũng là cơ sở để phát triển sức bền tốc độ (sức bền chuyên môn).

Sức bền chuyên môn cho phép người chạy có tốc độ trung bình hoặc tốc độ cao trên toàn cự ly. Ở chạy bền yếu tố chủ yếu gây mệt mỏi làm giảm thành tích là những biến đổi ở môi trường bên trong cơ thể như thiếu ôxi, tăng lượng axits lắc tích Quá trình tập luyện chính là quá trình rèn luyện, nhằm phát triển nhiều yếu tố của người tập, trong đó có việc giúp cơ thể quen dần với lượng vận động lớn và một ý chí cao độ để vượt qua mệt mỏi, từ đó giúp người tập vượt qua được trạng thái “cực điểm” duy trì được tốc độ cao trong suốt quãng đường chạy.

Vì chạy thời gian dài, lượng vận động lớn, năng lượng cho cơ thể hoạt động chỉ tiêu hao mà không bù đắp đầy đủ, kịp thời cho nên yếu tố tiết kiệm năng lượng trong khi chạy sẽ giúp cho vận động viên có thành tích tốt. Nói một cách cụ thể hơn nếu kĩ thuật chạy đã trở thành kĩ năng, kĩ xảo sẽ giúp cho vận động viên chạy đạt tốc độ cao nhưng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể lại ít. Do vậy vận động viên đủ sức chạy hết cự ly với tốc độ cao thậm chí có thể thực hiện tăng tốc khi rút đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp ôxi đặc biệt là luân phiên giữa dùng sức và thả lỏng cơ bắp (nhất là cơ quan tham gia động tác đạp sau và chống trước) cũng là cách để duy trì tốc độ cao trên cự ly tốt hơn.

Ngoài ra tập chạy bền còn làm cho người chạy có cảm giác tốc độ, việc không có cảm giác tốc độ khi chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về đích với thành tích thấp khi cơ thể vẫn đang còn dồi dào thể lực.

 

docx 26 trang Đoàn Chí Hoàng 04/09/2024 10080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi nội dung chạy bền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi nội dung chạy bền

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi nội dung chạy bền
Mục lục
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chọn đề tài:	1
Mục đích nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	3
Đối tượng nghiên cứu	3
Thời gian, địa điểm nghiên cứu:	3
Phương pháp nghiên cứu:	3
PHẦN II: NỘI DUNG	3
Cơ sở khoa học của đề tài	3
Cơ sở lý luận của đè tài	3
Cơ sở thực tiễn (thực trạng của đề tài ở trường Nam Yên Thành	4
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu:	5
Đặc điểm tâm lý:	5
Đặc điểm sinh lý:	6
Cơ sở lý luận tố chất sức bền:	7
Đặc điểm của việc tuyển chọn VĐV	7
Ý nghĩa của các phương pháp, kinh nghiệm huấn luyện	7
Phương pháp nghiên cứu:	7
Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:	7
Phương pháp quan sát sư phạm	8
Phương pháp thực nghiệm sư phạm	8
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu	9
Tổ chức nghiên cứu	9
Tuyển chọn VĐV	9
Những nguyên tắc huấn luyện	11
Giải pháp thực hiện:	11
Tiến hành huấn luyện thể lực chung	11
Tiến hành giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy bền	12
Huấn luyện, giao bài tập ở nhà thông qua các kênh theo dõi	14
Theo dõi, hướng dẫn tập luyện trực tuyến:	14
Trang bị máy theo dõi nhịp tim, lượng tiêu thụ Calo:	15
Huấn luyện tâm lý, ý chí tập luyện và thi đấu của VĐV	15
Tính toán điểm rơi phong độ cho các VĐV tham gia thi đấu	16
Kết quả thực hiện so sánh đối chứng (kiểm nghiệm)	16
Hiệu quả của sáng kiến trước và sau khi huấn luyện:	18
Hiệu quả thực tế của sáng kiến khi tham gia các giải thi đấu:	18
PHẦN III: KẾT LUẬN	22
Kết luận	22
Kiến nghị	23
TÀI LIỆU THAM KHẢO	24
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất của nền giáo dục là phát triển con người toàn diện. Trong đó giáo dục thể chất là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết, là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh. Nó mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi lành mạnh và tác động mạnh mẽ tới các mặt giáo dục khác là: đức, trí, thể, mỹ., với ý nghĩa đó mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông được khẳng định qua nghị quyết TW khóa XII “Giáo dục nhân cách và tăng cường thể chất cho người chủ nhân tương lai của đất nước, những tri thức lao động trẻ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.
Điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người như: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và các môn phối hợp khác. Điền kinh được coi là môn giảng dạy chính trong nhà trường từ cấp cơ sở tới cấp trung học và các trường trung học và dạy nghề. Một mặt nó là môn học cơ bản và làm tiền đề cho các môn học khác, mặt khác nó có thể đánh giá được thực tiễn và các tiêu chí rèn luyện khác của người học. Khi tham gia tập luyện môn điền kinh, không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, người tập có thể tận dụng mọi địa hình địa phận. Do đó nó thu hút mọi tầng lớp, đối tượng tham gia tập luyện. Nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Đặc biệt nó còn là cơ sở để sớm phát hiện những các tài năng trẻ cho nước nhà.
Chạy bền đòi hỏi nhiều tố chất của các VĐV tham gia tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên trong các kì Đại Hội TDTT và HKPĐ cấp tỉnh thành tích chuyên môn trong các cuộc thi ở các nội dung chưa cao, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng theo tôi nguyên nhân chính là do giáo viên phụ trách tuyển chọn và huấn luyện chưa có một phương pháp phù hợp, trong điều kiện thời gian bị hạn chế do lịch học văn hóa dày đặc của học sinh. Tuy nhiên một trong những yếu tố cũng rất quan trọng trong việc đào tạo VĐV đạt thành tích cao đó là khâu tuyển chọn và huấn luyện VĐV có triển vọng, ngoài việc huấn luyện thật khoa học ra, thì việc tuyển lựa tài năng thể thao bẩm sinh để tiến hành việc huấn luyện thật khoa học từ sớm là điều mọi người rất quan tâm chọn lọc chính xác sẽ giảm bớt việc đào thải VĐV và là khâu trọng yếu để mong đạt những thành tích cao.
Trong phân loại các môn Điền kinh, không có môn “chạy bền”, Chạy bền trong chương trình giáo dục phổ thông là tên gọi chung cho các bài tập chạy dùng để phát triển sức bền cho học sinh. Các nội dung từ trên 400m đến 5000m được tổ chức trong các cuộc thi học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng, đại hội thể dục thể thao và các cuộc thi đấu lớn khác. Tuy nhiên trong quá trình huấn luyện để có thể có thành tích cao thì đòi hỏi bản thân huấn luyện viên phải có chuyên môn vững chắc cùng sự đam mê trong công tác giảng dạy và huấn luyện này để lựa chọn nội dung thật sự phù hợp với từng học sinh tham gia.
Hầu hết các giáo viên, huấn luyện viên đều áp dụng các phương pháp truyền thống, sau khi chọn xong học sinh có thành tích tốt trong các cuộc khảo sát hoặc HKPĐ cấp trường, các giáo viên huấn luyện cho các em tập luyện các buổi tập theo thời khóa biểu học ở trường, hướng dẫn các em chạy cơ bản. Tuy nhiên cách huấn luyện này có nhiều điểm hạn chế, thời lượng tập, điều kiện tập bị hạn hẹp, có nhiều học sinh trùng học chính khóa nên ít nhiều ảnh hưởng đến ... nh ôn luyện đội tuyển thi học sinh giỏi của trường THPT Nam Yên Thành. Kết quả là chất lượng, thành tích của đội tuyển nội dung chạy bền của trường đã ngày một tăng lên. Do tình hình dịch bệnh COVIS19 nên trong năm học 2021-2022 Sở Giáo Dục và đào tạo Nghệ An không thể tổ chức HKPĐ như kế hoạch. Tuy nhiên là giáo viên hướng dẫn và tập luyện cho đội tuyển chạy bền nên tôi đã cử các em nằm trong đội tuyển chạy bền tham dự các giải Đại Hội Thể Dục Thể Thao huyện Yên Thành năm 2021. Tham gia giải chạy việt dã huyện Yên Thành 2022 và đạt được một số thành tích khá tốt như sau. Dựa vào thành tích cũng như sự tiến bộ của các em trong đội tuyển tôi sẽ tiếp tục huấn luyện các em để định hướng cho các em làm nòng cốt cho đội tuyển Điền Kinh tham gia Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An trong thời gian tới
Hình ảnh đội tuyển chạy bền tham gia giải Đại hội Thể dục thể thao huyện Yên Thành.
Hình ảnh đội tuyển chạy bền thi đấu tại Đại hội Thể dục Thể thao huyện Yên Thành
Đại Hội Thể Dục Thể Thao huyện Yên Thành được bắt đầu tổ chức từ cuối năm 2021, nhưng do dịch Covis19 nên các nội dung Điền Kinh được tổ chức vào đầu tháng 3/2022. Với sự tập luyện chăm chỉ, phương pháp tập luyện hợp lý, cùng với việc tính toán điểm rơi phong độ cho các em học sinh trong đội tuyển. Và đặc biệt là sự ý thức nỗ lực trong tập luyện và thi đấu của các học sinh trong đội tuyển.
Hình ảnh các VĐV tham gia thi đấu
Huy chương Vàng nội dung chạy 1500m Nam
Huy chương vàng nội dung chạy 3000 m Nữ
Giải nhất đồng đội Nam
PHẦN III: KẾT LUẬN
Kết luận:
Để nâng cao thành tích của đội tuyển học sinh giỏi chạy bền cần áp dụng các phương pháp biện pháp huấn luyện truyền thống cơ bản đó là huấn luyện thể lực chung, giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cơ bản, đúng kỷ thuật nhằm nâng cao sức bền kết hợp các phương pháp hiện đại phù hợp. Tổ chức tuyển chọn chính xác, khoa học, kết hợp kiểm tra tố chất sức bền của học sinh thông qua các chỉ số cơ bản nhằm tránh bỏ sót nhân tài.
Dựa trên bảng thành tích trước và sau khi huấn luyện, thành tích thi đấu thực tế tại huyện Yên Thành, kết quả sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy rất có khả quan sau khi áp dụng cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác huấn luyện trong thời gian ngắn. Sau quá trình tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp huấn luyện một cách nghiêm ngặt thì thành tích của các em đã tăng lên rõ rệt ( thể hiện ở thành tích sau huấn luyện và kết quả dự thi Đại hội Thể dục thể thao huyện Yên Thành). Cả 12 VĐV đã có được một kỹ thuật và thể lực tốt, sẵn sàng tham gia các giải thi đấu trong thời gian tới với kết quả cao.
Công tác giảng dạy và huấn luyện chạy bền trong các trường phổ thông là quá trình gian khổ và lâu dài. Vì vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Trong từng buổi tập giáo viên phải hiểu và nắm chắc các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện từ đó có sự điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù hợp ngoài ra phương pháp này cũng có kết quả cao khi áp dụng vào quá trình giảng dạy đối với học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp. Với kinh nghiệm bản thân và những vấn đề học hỏi được từ đồng nghiệp, tài liệu tham khảo tôi đã mạnh rạn đưa ra những kinh nghiệm huấn luyện chạy bền đây là vấn đề nghiên cứu khá dài nên chắc sẽ có nhiều điểm chưa thật sự phù hợp rất mong sư góp ý, bổ sung một cách chân thành của các đồng nghiệp để đề tài này đầy đủ hơn, chất lượng hơn.
Kiến nghị
Để công tác huấn luyện học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi chạy bền đạt kết quả cao hơn nữa tôi có một số kiến nghị sau:
Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian để các em có thể tập luyện hợp lý hơn. Thời gian tập có thể kéo dài hơn và thời gian tập hằng ngày nên bố trí bắt đầu vào 15- 17h hàng ngày thay cho lịch học trước bắt đầu từ lúc 17h thì tương đối muộn cập rập về thời gian cho giáo viên và VĐV.
Tạo điều kiện cho đội tuyển tham gia thi đấu ở các giải thi đấu do Sở Giáo Dục và Đào tạo, sở Văn hóa, trung tâm văn hóa huyện tổ chức để các em có cảm giác thi đấu, tập duyệt tâm lý thi đấu nhằm cải thiện và nâng cao thành tích.
Nhà trường có trang bị thêm thiết bị, dụng cụ để phục vụ cho công tác huấn luyện như giày, dây đích, đồng hồ đa năng có chức năng theo dõi nhịp tim, bấm giờ.
Quá trình tập luyện vất vả, tiêu tốn nhiều năng lượng nên đề nghị nhà trường hỗ trợ thêm kinh phí để phục vụ cho quá trình huấn luyện.
Yên Thành, tháng 4/2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tâm lý lứa tuổi sư phạm: NXB GD 2000.
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Hà Nội 1999.
Tài liệu Y học thể dục thể thao - Khoa GDTC Trường Đại Học Vinh.
Sách giáo khoa Thể dục 10, 11, 12 - NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục. (Nhà xuất bản giáo dục 2008- Tác giả: Vũ Thị Như).
Giáo trình giảng dạy phương pháp bộ môn, Thạc sỹ: Nguyễn Mạnh Hồng.
Giáo trình giảng dạy lý luận Giáo dục thể chất.
Thạc sỹ: Phạm Bình Hương -Giảng viên khoa GDTC Trường Đại Học Vinh.
Tham khảo một số tài liệu, SKKN, các tài liệu văn bản về hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huan_luyen_nham_nang_cao_tha.docx
  • pdfBÌA TRONG MOI.pdf
  • pdfTHỰC - THỂ DỤC-SKKN ĐANG 254 THAY THUC BAI.pdf