Sáng kiến Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2

Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cạnh tranh, xã hội xuất hiện một bộ phận dân cư sống vì lợi nhuận cá nhân chạy theo đồng tiền một cách vô điều kiện. Song song, đó là tình trạng xói mòn về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, ma tuý, phim ảnh đồi truỵ, hệ thống thông tin hiện đại như: internet và điều đáng lo ngại là không ít học sinh chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, có những biểu hiện lệch lạc: nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, thích chơi bời lêu lổng, thiếu lễ độ với người lớn (kể cả ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo .).

Thực trạng đạo đức trong lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay rất đáng lo ngại. Chất lượng giáo dục đạo đức nói chung và mối lo ngại của xã hội đối với tình hình tư tưởng đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay là điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng không phải là một vấn đề mới mẻ mà nó đã được các nhà giáo dục, các chuyên gia về tâm lý xã hội nghiên cứu và đề xuất không ít giải pháp.

 

doc 24 trang Thảo Ly 17/08/2023 11322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2

Sáng kiến Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. 
Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày... 
Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở trung học cơ sở.
Đạo đức là một một bộ phận quan trọng trong các lĩnh vực ý thức xã hội, là một mặt hoạt động xã hội của con người và là một hình thái ý thức chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện chức năng xã hội hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đạo đức trang bị cơ bản những chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, đồng thời đạo đức nảy sinh từ nhu cầu xã hội nhằm điều hoà và thống nhất các mâu thuẫn giữa lợi ích riêng với lợi ích chung nhằm đảm bảo trật tự xã hội và sự phát triển của xã hội nói chung và của từng cá nhân nói riêng.
Trong nhà trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó nhằm phát triển nhân cách của các em một cách trọn vẹn, là nền 
tảng cơ bản để hình thành cho các em ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cạnh tranh, xã hội xuất hiện một bộ phận dân cư sống vì lợi nhuận cá nhân chạy theo đồng tiền một cách vô điều kiện. Song song, đó là tình trạng xói mòn về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, ma tuý, phim ảnh đồi truỵ, hệ thống thông tin hiện đại như: internet và điều đáng lo ngại là không ít học sinh chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, có những biểu hiện lệch lạc: nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, thích chơi bời lêu lổng, thiếu lễ độ với người lớn (kể cả ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo ...).
Thực trạng đạo đức trong lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay rất đáng lo ngại. Chất lượng giáo dục đạo đức nói chung và mối lo ngại của xã hội đối với tình hình tư tưởng đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay là điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng không phải là một vấn đề mới mẻ mà nó đã được các nhà giáo dục, các chuyên gia về tâm lý xã hội nghiên cứu và đề xuất không ít giải pháp. 
Tuy nhiên, với góc độ là một giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tôi nhận thấy rằng tình trạng học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức lệch lạc lâu nay chúng ta vẫn thường đổ lỗi là do đất nước mở cửa, giao lưu văn hoá kinh tế với các nước trên thế giới nên lối sống kiểu phương tây (vốn không tương đồng với văn hoá Á đông) tràn vào làm cho một bộ phận giới trẻ tiêm nhiễm; hoặc xã hội ngày một phát triển, cha mẹ không có thời gian để quan tâm chăm sóc con cái hay quá nuông chìu con cũng làm cho trẻ dễ sa ngã hư hỏng. 
Những nguyên nhân kể trên đều có phần đúng nhưng chưa đầy đủ mà có thể kể thêm một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong 
thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền tư tưởng đạo đức chưa được xem trọng.
Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ (thế hệ tương lai của đất nước) là việc làm hết sức cấp thiết.
Nhằm giúp cho học sinh hình thành cho mình những thói quen đạo đức, từ đó các em sẽ có những hành vi đạo đức phù hợp trong cuộc sống hằng ngày.
Chính vì thế mà tôi chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 2”. 
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: muốn có những công dân tốt có ích cho xã hội, có ích cho nước, có lợi cho nhà thì trước tiên cần phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, là học sinh ở bậc học tiểu học, vì đây là bậc học nền tảng, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên những bậc trên, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức kỹ năng, về hành vi con người ... được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người. 
Mặt khác, học sinh tiểu học dễ tiếp thụ sự nuôi dưỡng, sự giáo dục. Chính vì vậy, muốn hình thành cho trẻ những thói quen đạo đức cần bắt đầu từ bậc tiểu học.
Đồng thời, ở lứa tuổi này các em bắt đầu được tiếp thu các kiến thức về tự nhiên, về xã hội và bước đầu đã có ý thức. Trong hoạt động nhận thức, lứa tuổi này có tâm sinh lý riêng dễ bắt chước, chưa ý thức rành mạch việc gì đúng, việc gì sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Vì vậy, giáo viên cần phải nắm rõ những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này sẽ giúp các em có ý thức hành động đạo đức đúng đắn chuẩn mực.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 không chỉ đơn thuần là những bài học đạo đức ở trên lớp; những lý thuyết chung chung học mà không hành. 
Do vậy, lời nói việc làm của người lớn (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo ...) trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày là khuôn mẫu, là gương sáng cho trẻ em ở bậc tiểu học. Để làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm không nên làm một mình mà cần tích cực kết hợp với phong trào đoàn thể trong nhà trường như phong trào Đội, sinh hoạt sao, các bậc phụ huynh và các phong trào đoàn thể ngoài nhà trường. 
Như vậy, từ việc giáo dục đạo đức, chúng ta sẽ hình thành cho trẻ những thói quen đạo đức thông qua giờ dạy đạo đức, các hoạt động ngoại khóa, tham quan du lịch Ngoài ra, nội dung các môn học khác trong chương trình học đều có chứa đựng nội dung giáo dục và hình thành những thói quen đạo đức nếu như ta biết khai thác. 
Ví dụ: Môn tiếng Việt với nhiều bài thơ, bài văn phong phú, đa dạng nói về quê hương, đất nước, con người, về cách ứng xử của các nhân vật khác nhau, nhờ đó mà có thể giáo dục hình thành cho các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động yêu con người, biết cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội và biết tỏ thái độ đối với các sự vật hiện tượng trong cuộc sống. 
Môn toán với hệ thống các bài học về bốn phép tính được mở rộng nâng cao dần từ đầu đến cuối chương trình học, các bài học về hình học, đặc biệt các bài toán có lời văn đều có ý nghĩa trong việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng đạo đức và một số phẩm chất đạo đức tích cực như cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chính xác, tôn trọng sự thật. 
Hoặc như môn thủ công, ngoài kỹ năng khéo léo, tỉ mỉ, giáo viên còn giúp học sinh yêu quý những sản phẩm mình bỏ công sức làm ra, biết giúp đỡ ban bè khi cần thiết, vừa làm vệ sinh lớp học.
 Không chỉ giáo dục hình thành cho học sinh các thói quen đạo đức thông qua môn đạo đức. Giáo viên khi dạy các môn nào, bài nào có nội dung liên quan đến môn đạo đức chúng ta nên lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho học sinh với cách giáo dục phù hợp nhẹ nhàng sẽ như dòng nước mát thấm vào mặt đất, tăng giá trị giáo dục đạo đức. 
Từ đó, sẽ giúp các em hình thành nên những thói quen đạo đức lâu dài. Điều này phải cần thiết phù hợp, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. 
Những điều tưởng không liên quan nhưng là một trong những nền tảng hình thành nhân cách cho từng cá nhân, học sinh . 
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Phòng GD & ĐT, của Ban giám hiệu nhà trường, giúp cho tôi an tâm công tác và cố gắng nỗ lực hết sức mình vào sự nghiệp giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, chỉ đạo đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Môn học đạo đức gắn liền với thực tiễn cuộc sống nên được sử dụng thường xuyên, có những ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giáo dục và từ đó hình thành nên những thói quen, chuẩn mực hành vi cho các em.
- Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở bậc tiểu học.
2. Khó khăn:
- Đa số các em học sinh là con em nông dân, công nhân nên thiếu sự quan tâm của gia đình, đồ dùng học tập còn thiếu, chưa được trang bị đầy đủ.
- Tuy rằng hiện nay, Đạo đức là một trong những môn học chính nhưng thời lượng của môn học này chưa nhiều, chỉ 01 tiết / tuần.
- Chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.
- Trình độ học sinh không đồng đều, kiến thức thực tế để xây dựng hành vi đạo đức cho các em còn hạn chế.
PHẦN IV: NỘI DUNG THỰC HIỆN 
Dạy học môn đạo đức ở lớp 2 cần đạt được ba mục tiêu: kiến thức, tình cảm thái độ và kĩ năng hành vi đạo đức. Ba mục tiêu này có quan hệ biện chứng và thống nhất với nhau; trong đó mục tiêu về hành vi là đích cuối cùng của giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn đạo đức nói riêng (bởi vì kiến thức, tình cảm thái độ của hoc sinh đều được thể hiện qua hành vi). Chương trình môn đạo đức ở lớp 2 hiện nay được thiết kế theo quan điểm tiếp cận lý thuyết hoạt động. Trong đó, sách giáo khoa đạo đức ở lớp 2 mới được thiết kế dưới dạng vở bài tập. Ở đó, hệ thống bài tập rất đa dạng như: bài tập mẫu hành vi qua tranh, từ việc phân tích tranh, học sinh rút ra bài học tương ứng; bài tập xử lý tình huống; kể truyện theo tranh; đánh giá quan điểm ý kiến, thái độ hành vi; tự nhận xét hành vi của bản thân, của ngưòi khác; thực hiện các trò chơi có nội dung học tập; bài tập đóng vai; bài tập thực hành... Để khái quát rút ra bài học; bài tập để giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành thái độ, kĩ năng hành vi; có bài tập thực hành để giúp học sinh tập áp dụng kiến thức vào cuộc sống và chuẩn bị cho bài học tiếp theo... Với kết cấu nội dung chương trình như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên cần sử dụng các biện pháp tích cực như: Phương pháp tình huống, luyện tập thực hành, đóng vai, đóng kịch, trò chơi, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, phư ... ệ sinh nơi công cộng)
Khi luyện tập hành vi đạo đức cho học sinh có thể sử dung biện pháp tạo tình huống giáo dục, tức là chủ động tạo ra tình huống đạo đức một cách tự nhiên, đặt ra cho học sinh một cách “tình cờ”. Trước tình huống đó, các em tự lựa chọn cách ứng xử xho mình. Khi đó, việc thực hiện hành vi của trẻ không do thầy cô, cha mẹ, bạn bè ép buộc mà hoàn toàn theo ý thức, thái độ tự giác của các em. Từ đó, học sinh biết lựa chọn hành vi sao cho phù hợp chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở luyện tập các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ hình thành nên những thói quen tích cực và bền vững. 
Mặt khác, phương tiện quan trọng để tập thói quen hành vi là chế độ giờ giấc. Việc tuân thủ theo chế độ giờ giấc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, vì ở chúng, ý chí chưa hình thành đầy đủ. Với chế độ giờ giấc nghiêm ngặt, chặt chẽ sẽ giúp trẻ củng cố các hành động tích cực, điều khiển ước muốn của mình, tạo ra các thói quen tích cực.
 Ngoài những việc làm trên, chúng ta có thể sử dụng thêm những gương danh nhân, những gương đạo đức thực tế trong cuộc sống sẽ trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn và có sức thuyết phục hơn để kích thích các em bắt chước theo.
Đối với các học sinh chưa ngoan, có những biểu hiện lệch lạc về mặt nhận thức đạo đức, tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, phân tích những sai trái cho học sinh hiểu đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng, trao đổi trực tiếp với các em. Khi các em có tiến bộ tôi khuyến khích, động viên để các em phấn khởi, tự tin thêm vào năng lực của mình và từ đó mong muốn cố gắng tiếp tục thực hiện tốt hoạt động hành vi đó, đồng thời tạo nên dư luận tập thể lành mạnh khi các em biết ủng hộ, tán thành, khen ngợi việc làm tốt, hành vi tích cực của bạn. 
Bên cạnh đó, kết quả giáo dục đạo đức của học sinh còn chịu sự ảnh hưởng của gia đình. 
Vì thế, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi phải thực hiện liên kết với gia đình các em để tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh sống , đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý của các em. Nhờ đó, mà giúp các em phát huy những mặt mạnh của bản thân như giúp đỡ bạn, nhân hậu, vị tha khi bạn không phải với mìnhĐồng thời, tôi cũng trao đổi với gia đình qua điện thoại, hoặc gặp trực tiếp thông báo về trường hợp học sinh có những biểu hiện cá biệt để cùng phối hợp giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt hơn. 
Qua đó, tôi sẽ làm công tác tư vấn giúp cha mẹ các em hiểu rõ về giáo dục đạo đức cho học sinh với những vấn đề cơ bản sau:
- Trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho con em họ .
- Do khả năng nhận thức của học sinh còn hạn chế, nặng về cảm tính, chưa biết độc lập phân tích và đưa ra những đánh giá, nhận xét của riêng mình về các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, vì vậy gia đình cần hiểu và thống nhất với nhà trường về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh. Nếu thiếu sự thống nhất đó thì rất dễ dẫn tới việc sai lầm các giá trị đạo đức ở các em .
- Ngoài ra, gia đình cũng cần tạo điều kiện thuận lợi (Phương tiện dụng cụ học tập, thời gian học tập, vui chơi giải trí...) cho con em mình học tập và rèn luyện, đồng thời dành sự quan tâm chăm sóc và tạo bầu không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc
* Phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội: Thực chất đây là sự liên kết giáo dục giữa nhà trường với xã hội. Các lực lượng xã hội gồm: chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ cùng liên kết để giáo dục các em. Trên cơ sở đó, tổ chức các hoạt động 
như: tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, an toàn giao thông, nghe nói chuyện về truyền thống đấu tranh cách mạng ở địa phương, tham quan di tích lịch sử 
Điều đặc biệt quan trọng là mỗi thành viên của lực lượng xã hội khi tham gia công tác phải thực sự gương mẫu, là tấm gương về lao động, công tác, nhân ái, vị tha, văn minh trong quan hệ ứng xử với mọi ngườiđó là những tấm gương sống động và mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành nhân cách của các em và đây cũng chính là môi trường tốt và lành mạnh để các em thể hiện rõ hành vi của mình.
Giáo viên là yếu tố cốt lõi, là người khởi xướng và thực hiện, là tấm gương sáng tự học và tự rèn cho học sinh noi theo. Mọi cử chỉ lời nói của giáo viên đều có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh lớp mình chủ nhiệm cho nên nếu các hành vi đó không mẫu mực cũng sẽ làm cho học sinh dễ bắt chước theo. Mọi cử chỉ nói năng, ăn mặc, đi đứng, thái độ biểu hiện của giáo viên đều có ảnh hưởng nhất định đến nhân cách học sinh. 
Chính vì thế, mà tôi luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, luôn mẫu mực trong cuộc sống, thiết lập mối quan hệ thường xuyên, thân thiết quan tâm gần gũi với các em như một người chị, người mẹđể dẫn lối chỉ đường nhằm hoàn thiện nhân cách đạo đức cho các em.
Kỹ năng thể hiện hành vi của các em là quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất, nên trong công tác giảng dạy tôi luôn cố gắng hướng các em vào những việc làm, hành động cụ thể để các em thực hiện được những hành vi tích cực đó trong cuộc sống hằng ngày.
PHẦN VI: KẾT QUẢ
Sau một thời gian thực hiện các kinh nghiệm trên, lớp tôi dạy (sĩ số 32 học sinh) đã đạt kết quả như sau:
- Loại hoàn thành tốt (A+) đạt 18 em, chiếm tỉ lệ: 56,25%.
- Loại hoàn thành (A) đạt 14 em, chiếm tỉ lệ: 43,75%.
- Không có học inh xếp loại chưa hoàn thành.
Trong thực tế áp dụng các kinh nghiệm trên, tôi nhận thấy học sinh do lớp mình phụ trách có những bước tiến triển sau:
- Hình thành cho các em ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức (tri thức và niềm tin) tạo nên những già trị đạo đức phù hợp với những chuẩn mực quy định.
- Giáo dục cho các em những xúc cảm, thái độ tình cảm đúng đắn liên quan đến những chuẩn mực hành vi quy định.
- Hình thành được cho các em những kỹ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thành thói quen đạo đức tích cực.
- Vận dụng những thói quen đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của học sinh.
Nói chung mỗi hành vi thói quen đạo đức của học sinh đều đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì, nhẫn nại dẫn dắt học sinh trong từng bài học, tình huống, hành vi hoạt động cụ thể nhất là khâu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày để rèn luyện nó trở thành thói quen tích cực và bền vững.
PHẦN VII: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 Trong quá trình dạy và áp dụng những kinh nghiệm trên nhằm góp phần hình thành nên những thói quen đạo đức cho học sinh ở lớp 2, tôi cũng đã đọc kỹ và tìm hiểu nội dung chương trình môn học Đạo đức của lớp 2. Điều này rất có ích để tôi giáo dục đạo đức tốt hơn cho học sinh. Bên cạnh đó tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc dạy học, tổ chức các hoạt động trong việc hình thành những thói quen đạo đức cho học sinh tiểu học.
1. Người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, kiên trì, nhẫn nại, nhiệt tình trong công tác, không ngại khó, ngại khổ.
2. Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, chuẩn bị bài giảng chu đáo để tiết học thêm phong phú, đa dạng, sôi nổi, các em tiếp thu bài tốt hơn như thế kiến thức sẽ khắc sâu hơn.
3. Tinh giản các lý thuyết rườm rà, tăng cường thực hành sắm vai, xử lý các tình huống.
4. Kết hợp tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên đạt hiệu quả cao.
5. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy ngoại khoá, các buổi sinh hoạt tập thể với nhiều chủ đề, nội dung phong phú, đa dạng về hình thức tổ chức để cuốn hút các em tham gia. 
6. Liên hệ thực tế, thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày và luyện tập lâu dài để trở thành những thói quen tích cực và bền vững. Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện các hành vi đạo đức một cách tự nhiên, các hành vi đó khi được lặp đi lặp lại sẽ trở thành các thói quen đạo đức. Phải làm cho trẻ thấy rằng việc thể hiện các hành vi đạp đức đã được học không chỉ là cách để chứng tỏ đã thuộc bài, hiểu bài mà đó là “lẽ đương nhiên” phải thực hiện, là điều cần phải có ở mỗi người.
7. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tuyên dương những hành vi đúng, phát triển những gương người tốt việc tốt, kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai lệch của học sinh để các em rèn luyện đúng hướng.
8. Phối hợp chặt chẽ giữa: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dụcđạo đức tốt cho học sinh.
9. Ngoài ra giáo viên phải luôn có ý thức rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng khả năng nghiệp vụ chuyên môn, không ngừng học hỏi để vươn lên, phải tích cực sáng tạo, tìm tòi suy nghĩ thiết kế nên một giờ học có nhiều hoạt động, nội dung phong phú, phát huy tính tích cực, khắc sâu tri thức cho học sinh. Nên thường xuyên trau dồi phẩm chất tư cách đạo đức, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
10. Những giáo viên có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi cái mới để dạy, luôn đưa các mới đã được tìm hiểu kỹ vào giảng dạy thì giáo viên đó sẽ thành công, sẽ đạt được kết quả mĩ mãn trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
PHẦN VIII: KẾT LUẬN
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và qua sự nghiên cứu, học hỏi ở tài liệu, sách báo, đồng nghiệp tôi đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm như đã trình bày ở trên. 
Tuy nhiên, phần trình bày của tôi có thể còn những điều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của các anh chị em đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Minh Hòa, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Người thực hiện
Phạm Xuân Thủy
MỤC LỤC
Số TT
Nội dung
Trang
Phần I
Lý do chọn đề tài
1 – 3 
Phần II
Cơ sở lý luận của đề tài
4 – 6 
Phần III
Đặc điểm tình hình
7
Phần IV
Nội dung thực hiện 
8 – 9 
Phần V
Biện pháp tiến hành 
10 – 16 
Phần VI
Kết quả 
17 
Phần VII
Bài học kinh nghiệm
18 – 19 
Phần VIII
Kết luận
20
Mục lục
21 
Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp.
22 – 24 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CÁC CẤP

File đính kèm:

  • docsang_kien_hinh_thanh_thoi_quen_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc